300 công ty Mỹ muốn TT Trump cấp visa cho người nước ngoài
Việc hạn chế nhập cảnh của ông Trump sẽ gây ra khó khăn lớn đối với bộ máy tại các công ty Mỹ khi mất đi lực lượng lao động lành nghề.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc về việc hạn chế thị thực làm việc tạm thời của các công nhân nước ngoài tại Mỹ, hơn 300 công ty và hiệp hội doanh nghiệp đã gửi một bức thư kêu gọi ông chủ Nhà Trắng xem xét lại quyết định này. Các doanh nghiệp nhấn mạnh về hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế nếu tổng thống Mỹ chặn dòng công nhân nước ngoài lành nghề vào nước này.
“Việc hạn chế thị thực đối với những người lao động có tay nghề cao đang làm việc tại Mỹ sẽ dẫn đến hậu quả khó lường – ngay cả trong thời gian ngắn. Xét về lâu dài, có thể gây ra sự bất ổn kinh tế đáng kể”, Reuters trích từ bức thư gửi Tổng thống Trump.
Hơn 300 công ty và hiệp hội doanh nghiệp Mỹ đã viết thư gửi ông Trump về việc xem xét lại quyết định dừng thị thực đối với lao động lành nghề. Ảnh: Daily Sabah.
Các đại gia công nghệ như Google, Facebook và Microsoft là một trong những công ty tham gia vào chiến dịch này. Bên cạnh đó, Phòng Thương mại Mỹ – hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất quốc gia – cũng góp phần thúc đẩy ông Trump xem xét lại thị thực H-1B với sinh viên và các công nhân, người lao động có trình độ cao.
Nhà Trắng hiện chưa đưa ra phản hồi về sự việc này.
Tháng trước, ông Trump đã ký sắc lệnh hạn chế nhập cảnh với những người nước ngoài có thường trú tại Mỹ với mục đích bảo vệ người lao động nước này khi nền kinh tế trì trệ sau đại dịch virus corona chủng mới có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc mất đi các lao động nước ngoài có tay nghề cao, đội ngũ lao động trí thức sẽ là vấn đề nan giải đối với chính các công ty Mỹ.
Báo Anh: Người nước ngoài thấy an toàn hơn khi ở Việt Nam giữa dịch Covid-19
Nhiều người nước ngoài đã quyết định hủy chuyến bay và ở lại Việt Nam thay vì trở về quê nhà, nơi đang phải chật vật chống chọi với dịch Covid-19.
Quyết định này được đưa ra vì họ tin tưởng vào cách đối phó đại dịch của Việt Nam, tờ Emigrate của Anh nhận định.
Emigrate, một tờ báo của Anh chuyên viết về vấn đề nhập cư, dẫn ý kiến của nhiều người nước ngoài ở Việt Nam cho rằng họ cảm thấy an toàn hơn khi ở Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 và quyết định ở lại thay vì trở về quê nhà.
Dưới đây là nội dung bài viết!
Nỗ lực tuyệt vời của Việt Nam để chứng tỏ với thế giới đây là điểm đến an toàn ở khu vực Đông Nam Á giờ đã cho "trái ngọt" khi các hoạt động kinh tế phục hồi và nhịp sống cũng dần trở lại bình thường. Những dấu hiệu khả quan nhiều ngày gần đây cho thấy việc lặp lại cách ly toàn xã hội dường như không còn cần thiết.
Các trường học và lĩnh vực du lịch cũng mở cửa trở lại. Nhiều ghi nhận cho thấy hành động nhanh chóng, kịp thời của chính phủ Việt Nam đã "đập tan" Covid-19, trong khi thế giới vẫn bị "tàn phá" bởi đại dịch này.
Thông điệp đầu tiên của chính phủ Việt Nam ngay khi dịch Covid-19 bùng phát trong nước là đảm bảo an toàn cho người dân, du khách và người nước ngoài. Và dường như điều này đã cho kết quả với minh chứng là việc quyết tâm không để đại dịch Covid-19 phá hủy nền kinh tế.
Tờ Emigrate của Anh dẫn ý kiến của nhiều người nước ngoài cho rằng ở Việt Nam họ cảm thấy an toàn hơn. Ảnh minh họa: Straitstimes
Các biện pháp thiết yếu và quyết liệt được đưa ra nhằm mục đích "nghiền nát" dịch Covid-19 cũng như bảo vệ phúc lợi cho người dân. Ví dụ như việc cách ly tập trung toàn bộ du khách đến từ nước ngoài hay tạm ngừng các chuyến bay đến và đi từ vùng có dịch trên thế giới.
Hay như việc điều trị và chăm sóc tận tình cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ngay cả người bị cách ly 14 ngày cũng được cung cấp nơi ở trong các khách sạn hay doanh trại quân đội và phục vụ đầy đủ bữa ăn hàng ngày.
Các biện pháp này đã ngăn chặn hiệu quả và không cho đại dịch Covid-19 lan rộng ở Việt Nam.
Một công dân Anh thực hiện cách ly ở Việt Nam chia sẻ với báo chí rằng ông cảm thấy 2 tuần cách ly gần giống như đi nghỉ dưỡng, bất chấp phải tuân thủ việc không được ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với mọi người.
Một người nước ngoài khác, làm trong lĩnh vực giáo dục quốc tế và cũng phải cách ly, viết trên trang blog cá nhân rằng đã khuyên nhiều người nước ngoài khác không có lý do cấp bách phải về quê hương thì nên ở lại Việt Nam, trong bối cảnh nhiều nước như Mỹ hay Anh đang trở thành 2 ổ dịch lớn nhất nhì thế giới.
Nhiều người nước ngoài khác đã quyết định hủy các chuyến bay và ở lại Việt Nam thay vì trở về quê nhà, nơi đang phải chật vật chống chọi với dịch Covid-19. Quyết định này được đưa ra vì họ tin tưởng vào cách đối phó đại dịch của Việt Nam, tờ báo Anh nhận định.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Người nước ngoài tại Nhật Bản được nhận tiền trợ cấp trong mùa dịch COVID-19 Người dân và người nước ngoài sinh sống ở Nhật Bản sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp hỗ trợ trong đại dịch COVID-19. Chính phủ Nhật Bản đang xúc tiến nhanh thủ tục và thực hiện việc cấp tiền hỗ trợ cho người dân trong đại dịch COVID-19. Theo dự kiến mỗi người dân sẽ được nhận 100.000 yên (tương đương 20...