300 cây xanh ở Hà Nội bị ‘bức tử’
Cây xanh được coi như là những lá phổi của thành phố Hà Nội, song trong 3 năm qua đã có hơn 300 cây bị xâm hại bằng cách chặt hạ, xăm vỏ, đổ axit.
Chiều 5/3, ông Đỗ Ngọc Hoàng, Giám đốc Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội cho biết, nhiều người dân thiếu ý thức đã sử dụng đủ cách để giết hại cây xanh như chặt trộm cành cây tại 441 Kim Mã, khoan lỗ dưới gốc cây, đổ axit vào gốc xà cừ tại số 15 Lý Nam Đế, chủ hộ xăm vỏ cây sưa và rắc muối xung quanh thân cây tại khu 7,2 ha Vĩnh Phúc…
Ngoài ra, nhiều vụ triệt hạ cây sưa được phát hiện như vụ chặt cây sưa đỏ đường kính 16 cm tại vườn hoa ĐH Thủy lợi (quận Đống Đa) hay chặt cây sưa có tuổi đời trên 20 năm và đường kính 40 cm ở phố Lạc Trung (quận Hai Bà Trưng)…
Video đang HOT
Một cây xà cừ bị xâm hại. Ảnh: Thanh Lâm.
Trong 3 năm qua, hơn 300 trường hợp cây xanh trên địa bàn Hà Nội bị xâm hại. Công ty Công viên Cây xanh đã phải lập biên bản, phối hợp với Thanh tra xây dựng, UBND phường sở tại xử phạt các hộ dân xâm hại cây bị phát hiện. Một số nhà mặt phố muốn tăng diện tích kinh doanh nên đã chặt rễ, đổ dầu hoặc đổ nước muối, nước axít pha loãng để cây chết dần. Ngoài ra, nhiều cây gỗ quý như sưa đỏ bị kẻ trộm chặt hạ để bán kiếm lợi nhuận.
Năm 2013, cơ quan quản lý cây xanh Hà Nội tiếp tục đánh số cây xanh và gắn biển mã cây xanh để quản lý, xây dựng dữ liệu về cây bóng mát, tình trạng phát triển của cây để chăm sóc. Đồng thời, công ty cũng chỉnh trang, chặt hạ những cây bị sâu, mối mọt, chặt xén cành cây xà cừ để hạn chế bị đổ vào mùa mưa bão.
Theo VNE
Nhiều công viên ở TP HCM đang bị 'xẻ thịt'
Các công viên lớn đang xuất hiện dịch vụ tiệc cưới, nhà hàng, kinh doanh... làm giảm diện tích mảng xanh đô thị vốn đã thiếu của thành phố.
Chiều 4/1, tại cuộc họp tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2012 và kế hoạch năm 2013 của Khối công viên cây xanh (Sở Giao thông Vận tải TP HCM), ông Nguyễn Khắc Dũng, Trưởng phòng Công viên cây xanh cho biết, diện tích mảng xanh đô thị của thành phố tiếp tục giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, nghỉ ngơi của người dân.
Sắp tới 177 cây sọ khỉ trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1 sẽ phải bị đốn hạ và thay thế để thi công dự án cầu Thủ Thiêm 2. Ảnh: H.C.
Theo ông Dũng, các công viên diện tích lớn như Lê Thị Riêng (quận 10), Phú Lâm (quận 6) vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển các dịch vụ tiệc cưới, nhà hàng hoặc cho thuê mặt bằng để khai thác dịch vụ trong công viên.
"Nhiều cơ quan còn đề nghị chuyển đổi chức năng công viên thành trung tâm văn hóa, du lịch nhằm tăng tỷ lệ xây dựng, phát triển kinh doanh... như công viên Bình Phú, Phú Lâm (quận 6)", ông Dũng cho biết.
Đại diện các quận, huyện cũng cho rằng, UBND TP HCM cần phải có biện pháp hữu hiệu, kịp thời để buộc các chủ đầu tư dự án khu dân cư phải xây dựng, khôi phục mảng xanh công viên theo đúng quy hoạch được duyệt, vì hiện nay rất nhiều nhà đầu tư không chịu chấp hành, làm giảm diện tích mảng xanh của thành phố.
Báo cáo cũng cho thấy, năm 2012 nhiều cây xanh bị chặt cành, tán do che bảng hiệu, bị giết hại dần dần bằng hóa chất (có cả cây cổ thụ cũng bị đầu độc) nhằm mở rộng mặt tiền các nhà.
Toàn thành phố có 704 cây xanh bị ngã đổ (tăng hơn 200% so với năm 2011) và 336 cây bị gãy nhánh làm 1 người chết, 2 người bị thương, hư hại 4 mái nhà, 2 xe máy, 8 ôtô và đè 1 đường dây điện. Nguyên nhân cây xanh gãy đổ phần lớn do ảnh hưởng của cơn bão Pakhar ngày 1/4/2012.
Theo VNE
Rừng thông cạnh Dinh 1 Đà Lạt bị triệt hạ Ngày 8.12, có mặt tại tiểu khu 156, sau Dinh 1 Đà Lạt, thuộc lâm phần do Ban Quản lý rừng Lâm Viên quản lý, chúng tôi chứng kiến hàng trăm cây thông khoảng hơn 2 năm tuổi bị chặt hạ, nhổ bỏ nằm ngổn ngang (ảnh). Gần vị trí trên, hàng loạt cây thông đường kính khoảng 50 cm bị ken gốc...