300 cây cao su sắp thu hoạch ở Phú Yên bị đốn gẫy
Vụ phá hoại rẫy cao su nghiêm trọng được phát hiện tại tỉnh Phú Yên đang gây hoang mang cho người dân.
Ngày 23.5, ông Lê Thanh Tùng – Chủ tịch UBND xã Sông Hinh (huyện miền núi Sông Hinh, Phú Yên) cho biết, địa bàn xã vừa xảy ra vụ chặt phá rẫy cao su hết sức nghiêm trọng, nghi do kẻ xấu phá hoại. Công an huyện này đã cử lực lượng vào cuộc điều tra.
Ông Hải hết sức hoang mang bên những cây cao su bị chặt phá
Vụ chặt phá trên được phát hiện ngày 12.5, tại rẫy cao su 5 năm tuổi (sắp thu hoạch mủ) của ông Phan Thanh Hải (37 tuổi, ở thôn Hòa Sơn, xã Sông Hinh). Tại hiện trường, cơ quan công an đã kiểm đếm có 327 cây cao su (chiều cao hơn 10m, đường kính thân 10 – 20cm) bị chặt phá ngang gốc, thiệt hại ước tính trên 300 triệu đồng.
Quan sát tại hiện trường, mỗi cây cao su đều bị chặt ngang gốc bằng 2 nhát rựa, ngã rạp, khô héo trong nắng gió. Một số cây bị chặt lá cây còn tươi.
Ông Hải bức xúc: “Do rẫy cao su xa nhà nên chậm phát hiện, quá trình báo cáo, vào cuộc của cơ quan chức năng cũng rất chậm. Nhiều năm qua, vùng này đều có 3 – 4 vụ chặt cao su, cắt gốc tiêu nhưng chính quyền địa phương không xử lý rốt ráo, gây hoang mang trong nhân dân. Vụ phá rẫy cao su của tôi là thiệt hại nặng nhất, tôi làm đơn phản ánh công an huyện mới vào cuộc. Đất cao su của tôi được cấp phép rõ ràng, không có điều gì tranh chấp, tại sao lại bị phá hoại như thế?”.
Video đang HOT
Hiện trường vụ phá hoại rẫy cây cao su của ông Hải
Rẫy cao su của gia đình ông Hải rộng gần 2ha, trồng hơn 1.100 cây, tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng, vốn đầu tư số cao su vừa bị chặt phá là 1 triệu đồng/cây.
Một người dân tại xã Sông Hinh nói: “Không thể để tình trạng phá hoại cây trồng triền miên như thế này, mong cơ quan công quyền sớm nghiêm trị kẻ phá hoại để người dân còn yên ổn sinh kế làm ăn”.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đinh Ngọc Dạn – Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cho biết, sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc rốt ráo để xử lý nghiêm đối thượng phá hoại, bảo vệ cuộc sống làm ăn của người dân.
Theo UBND huyện Sông Hinh, đây là vùng trồng cây cao su trọng điểm của tỉnh Phú Yên với diện tích hơn 2.700/4.000ha. Thời gian gần đây, giá mủ cao su tăng trở lại, trung bình 13.000 đồng/kg, tăng 3.000 – 5.000 đồng/kg so với cuối năm 2016.
Theo Danviet
Cắn ngực một cái, bị đòi gần 17 triệu đồng
Bị cáo cho rằng bị hại cắn vào ngực mình gây thương tích 2% nên yêu cầu bị hại bồi thường cả sức khỏe và tinh thần gần 17 triệu đồng.
VKSND huyện Phú Hòa, Phú Yên vừa ban hành kháng nghị, đề nghị TAND tỉnh Phú Yên xét xử phúc thẩm vụ cố ý gây thương tích mà TAND huyện Phú Hòa vừa xử sơ thẩm trước đó. VKS đề nghị cấp phúc thẩm xử theo hướng sửa án sơ thẩm, chấp nhận một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho bị cáo và bị hại theo quy định của pháp luật.
Người đánh vào đầu, người cắn vào ngực
Theo hồ sơ, khoảng 15h ngày 14.10.2016, UBND xã Hòa Quang Nam (Phú Hòa, Phú Yên) mời một số hộ dân đến làm việc về phương án đền bù công trình xây dựng. Trong lúc đang làm việc, ông Phan Thư và bà Lê Thị Tuyết Sương (chị dâu ông Thư) tranh chấp tiền bồi thường nên Võ Thị Thúy Hồng (vợ ông Thư) từ ngoài đi vào bảo chồng đi về, còn mình chỉ tay vào mặt bà Sương rồi cãi nhau với bà này.
Sau đấy, hai chị em áp sát cấu xé lẫn nhau. Bà Hồng đã dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu và gò má bà Sương một cái, gây thương tích 5%. Không chịu thua, bà Sương cắn một cái vào ngực của bà Hồng, gây thương tích 2%.
Đến ngày 5.12.2016, bà Sương làm đơn yêu cầu xử lý hình sự bà Hồng. Sau đó, bà Hồng bị khởi tố, điều tra về tội cố ý gây thương tích...
Tháng 4 vừa rồi, TAND huyện Phú Hòa đưa vụ án ra xử sơ thẩm. Tại tòa, bị cáo Hồng khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội, mong HĐXX xem xét giảm hình phạt. Về phần dân sự, bị cáo Hồng cho rằng bản thân bà cũng bị bà Sương gây thương tích 2% nên bà yêu cầu người bị hại (bà Sương) phải bồi thường thiệt hại. Cụ thể, phần thiệt hại về sức khỏe 4,7 triệu đồng, tiền bù đắp tổn thất về tinh thần bằng 10 tháng lương cơ bản là 12,1 triệu đồng, tổng cộng 16,8 triệu đồng.
Trong khi đó, bà Sương trình bày bà bị bà Hồng dùng mũ bảo hiểm đánh gây thương tích 5% và bà đã có đơn yêu cầu khởi tố. Bà yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại về sức khỏe và các chi phí khác gần 102 triệu đồng, tiền bù đắp tổn thất về tinh thần bằng 30 tháng lương cơ bản là 36,3 triệu đồng, tổng cộng hơn 137,6 triệu đồng.
Phải xem xét khoản tổn thất về tinh thần
HĐXX TAND huyện Phú Hòa nhận định: Hành vi của bị cáo Sương đã đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS. Xét hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sức khỏe của người khác, gây mất trật tự trị an tại địa phương. Khi thấy chồng và chị dâu tranh chấp với nhau tiền bồi thường đất đai, lẽ ra bị cáo phải khuyên giải và nhờ chính quyền địa phương giải quyết nhưng bị cáo lại dùng mũ bảo hiểm là hung khí nguy hiểm đánh bị hại gây thương tích 5%. Do đó, tòa phải xử mức án nghiêm đối với bị cáo.
Tuy nhiên, theo tòa, khi quyết định hình phạt cũng xem xét bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, khắc phục thiệt hại bằng việc bồi thường cho bị hại 2 triệu đồng. Hơn nữa, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của bị cáo do có sự tranh chấp tiền bồi thường giữa chồng bị cáo và chị dâu (bị hại) nên bị cáo có phần bị kích động về tinh thần, đồng thời bị cáo cũng bị người bị hại cắn vào ngực gây thương tích...
Từ đó, HĐXX đã tuyên phạt bà Hồng sáu tháng tù treo. Về trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên bị hại bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bị cáo 965.000 đồng; bị cáo bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bị hại hơn 5,9 triệu đồng. Khấu trừ nghĩa vụ, bị cáo còn phải bồi thường cho bị hại hơn 4,9 triệu đồng.
Riêng về khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần, tại phiên tòa cả bị cáo lẫn bị hại đều đề nghị bên kia bồi thường. HĐXX cho rằng bị cáo Hồng gây thương tích cho bị hại nhưng đồng thời bị hại cũng có hành vi cắn vào ngực bị cáo gây thương tích 2%, như vậy bị hại cũng có lỗi nên không chấp nhận.
Sau phiên tòa sơ thẩm, VKSND huyện Phú Hòa đã kháng nghị bản án này. Theo viện, tại khoản 2 Điều 590 BLDS quy định: "Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định".
Do đó, viện xét thấy việc bản án sơ thẩm của TAND huyện Phú Hòa không quyết định về khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là vi phạm quy định nói trên, không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Theo Hồ Lưu (Pháp luật TP.HCM)
Vụ dọn rừng phòng hộ làm dự án du lịch: Vẫn ào ạt thi công! Theo ghi nhận của PV, dự án khu du lịch liên hợp cao cấp New City vẫn tiếp tục thi công khẩn trương. Máy ủi, máy múc tiếp tục san lấp mặt bằng; hàng trăm công nhân trồng cỏ, tưới nước... Máy vẫn san ủi mặt bằng trong khuôn viên dự án vào sáng 25.4 - Ảnh: Đức Huy Ông Phan Đình Phùng,...