30 tuổi không nợ ngập mặt 100 triệu trở lên đã là quá may mắn!
Đòi hỏi số dư của ai đó ở tuổi 30 cũng nên nhìn vào hoàn cảnh, thời điểm.
30 tuổi không dư nổi 100 triệu là đang có vấn đề?
Tôi từng đọc một topic: “30 tuổi không có nổi 100 triệu tiết kiệm trong tài khoản có phải là vô dụng?”. Tuy nhiên giữa mùa Covid-19 nhiều người đang phải gồng mình với “ cơm áo gạo tiền” và nỗi lo kinh doanh thâm hụt chỉ tiêu thì tuổi 30 trong giai đoạn này không gánh nợ 100 triệu trở lên đã là quá… may mắn.
Họp mặt một nhóm bạn thời trung học, nhìn mặt ai nào cũng méo xệch, tôi lân la hỏi năm nay làm ăn khá không, chỉ nhận được nhiều cái lắc đầu ngán ngẩm:
- Không nợ đã là may lắm rồi, ở đó mà dư với chả dả.
- Tài khoản sau khi thanh toán hết lương cho nhân viên và đóng cửa dẹp tiệm chỉ còn đúng 5 triệu, đã thấy may mắn hơn nhiều người vì không lâm vào cảnh nợ.
- Dư gì? Chỉ mong không phải về nhà xin tiền ba mẹ bù vào khoản lỗ vốn gần 200 triệu khi mùa dịch vừa qua là an lòng lắm rồi.
…
Đòi hỏi trăm triệu ở tuổi 30 cũng nên tuỳ hoàn cảnh, tuỳ thời điểm
Video đang HOT
Khác với những năm trước, ai không dư nhiều cũng dư ít nhưng giữa thời điểm hiện tại thì tuổi 30 chỉ cần không quá xui xẻo dính vào nợ vì kinh doanh không tốt hoặc “không xu dính túi” do thất nghiệp là đã quá may mắn. Đòi hỏi ở tuổi 30 cũng tùy thuộc từng hoàn cảnh, từng thời điểm.
Thanh Tùng, một người đã sở hữu cửa hàng kinh doanh điện thoại từ mấy năm trước, ngay sau khi tốt nghiệp. Từ khi mới 27 tuổi, kiếm trăm triệu mỗi năm với Tùng đã là chuyện nhỏ. Nhưng trải qua đợt dịch, làm ăn khó khăn, giấc mơ tỷ phú tuổi 30 tạm khép lại bằng mong muốn không thâm hụt vốn, không nợ nần ai; bằng hi vọng 30 tuổi vẫn dư được 50 triệu để thủ thân, qua đợt dịch rồi gầy dựng lại. Chỉ như vậy thôi là Tùng đã hơn bao người bạn trắng tay ngoài kia rồi.
Không đồng tình với quan điểm 30 tuổi phải có số dư ít nhất 100 triệu trở lên, Minh Hải (29 tuổi) chia sẻ: “Mình làm công nhân, mỗi tháng tiền nhà, tiền điện, nước dư ra chưa được 2 triệu, nếu dính đám cưới tiệc tùng chắc còn thâm hụt lương. Từ ngày đi làm đến giờ chỉ tích cóp mua được chiếc xe trả góp, gần 30 tuổi rồi mình chỉ mong năm tới công ty tăng lương để cuộc sống ổn định hơn chứ chẳng dám mơ dư 100 triệu, không biết 40 tuổi mình dư nổi không. Nghề nào kiếm tiền nhiều thì nói dễ lắm chứ nghề kiếm lương trung bình thì chỉ mong đủ ăn đủ mặc lo cho ba mẹ là vui rồi” .
Chúng ta không cổ xuý cho việc thất bại, khó khăn hay kiếm tiền quá ít của giới trẻ. Tuy nhiên thực tế là thời điểm 30 tuổi, rất nhiều bạn còn phải chật vật với mức lương căn bản, nhiều bạn làm ông/bà chủ sớm nhưng không may gặp thị trường đi xuống, khiến công việc không thuận lợi, cũng nên thông cảm cho họ. Một lời động viên hay khích lệ những lúc ấy sẽ khiến họ có cái nhìn tích cực hơn về tương lai, thay vì tự đặt nặng áp lực so sánh bản thân với những người này người nọ, để rồi đêm đêm tự dằn vặt vì tài khoản trống trơn dù đã gần 30 cái xuân xanh.
30 tuổi, làm gì để tránh nợ 100 triệu?
Nếu những bạn làm công việc cơ bản với mức lương văn phòng, chi tiêu hợp lý, chắc chắn sẽ không dư nhiều nhưng cũng sẽ không dính nợ. Có điều nhiều bạn trẻ với đam mê làm giàu, khởi nghiệp trước 30 tuổi sẽ rất dễ rơi vào cảnh trắng tay, làm lại từ đầu. Cách tốt nhất để không phải gánh nợ ở tuổi 30 bạn nên xác định khả năng kinh doanh của mình. Nếu đam mê hãy chi ra một khoản hợp lý cho mục tiêu kinh doanh và làm thử, để khi thất bại bạn vẫn sẽ còn số dư để quay đầu và không bị âm tài khoản.
Hoàng Tâm (chủ shop đồ thể thao) chia sẻ: “Mình đã từng bán nhà mà mình tự mua được để trả nợ khi kinh doanh thất bại, lẽ ra 30 tuổi mình đã có nhà có ô tô do mình tự “tậu”. Lúc bán hết mình cũng suy sụp và thất vọng lắm nhưng nghĩ lại thì 30 vẫn còn trẻ, thời gian vẫn còn dài làm lại mấy hồi. Tiền dễ kiếm nhưng niềm vui và thanh xuân thì qua rồi khó trở lại, nên cứ vô tư mà lao động tiếp thôi vì ủ rũ, chán nản cũng chẳng được gì!”.
30 tuổi dư 100 triệu hay nợ 100 triệu đó đều là con đường bạn chọn. Quan trọng là dù dư hay thiếu, thì bạn vẫn phải luôn giữ vững động lực và niềm lạc quan để 40 tuổi biết đâu tài khoản lại dư chục tỷ chứ nói gì 100 triệu nhỉ?
Minh hoạ: @Paco_Yao
Làm quanh năm nhưng 30 tuổi chẳng có nổi 100 triệu đồng có là vô dụng?
Ở độ tuổi 30 trở đi, con người đối mặt với rất nhiều áp lực khi phải lập gia đình, sinh con, ổn định công việc,...
Thế nên trong giai đoạn này việc tiết kiệm tiền và "giấu kỹ" trong thẻ ngân hàng cũng là điều nhiều người suy ngẫm. Vậy liệu dành dụm được bao nhiêu ở tuổi này là ổn và cách nào để bạn quản lý tài chính dễ dàng hơn?
Nhiều người đau đầu về bài toán kinh tế tuổi 30. (Ảnh: Dân Trí)
Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện cuộc tranh luận liên quan đến khả năng kiếm tiền, tiết kiệm tiền của những người trẻ. Trong đó mỗi người dường như lại có những ý nghĩ khác nhau về việc 30 tuổi nên có bao nhiêu tiền trong tay là ổn. Nhiều bình luận khẳng định, ở độ tuổi 30, mỗi người nên có ít nhất 100 triệu đồng trong tay để không bị coi là kém cỏi, vô dụng, thậm chí với đàn ông, con số này nên gấp 4 hay 5 lần.
Có thể nói đây là độ tuổi rất khó khăn đối với nhiều người: người khởi nghiệp chưa kịp ổn định, người đã lập gia đình nhưng chi tiêu quá nhiều cho tổ ấm, người rục rịch sắm xế hộp, mua nhà, mua đất,... Thế nên không phải ai cũng dành dụm được nhiều khi đã ngoài 30 tuổi.
Sau khi topic này lan truyền, dân mạng cũng bày tỏ suy nghĩ của họ. Nhiều người cho rằng tiền tiết kiệm không đánh giá được họ kém cỏi hay không vì nhiều người tập trung vào phát triển bản thân trước. Trong đó, tiêu biểu như các bình luận:
- "Năm 30 tuổi khởi nghiệp bằng con số 20 triệu, thật sự rất chông chênh và thấy rất vô dụng, 4 năm cố gắng lao động cuối cùng cũng tự hào về bản thân với những gì mình có được, cố lên mọi người ạ, ông trời không phụ lòng người".
- "33 tuổi lương 2 triệu, cơm vẫn 3 bữa đá bóng tuần 2 trận, vẫn đi xe ga và chẳng có nổi 10 triệu. Vẫn vui lắm".
Suy nghĩ của nhiều cư dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Lý do dẫn đến điều này phần nhiều là do các khoản chi ở thành phố của nhiều bạn trẻ đã quá lớn. Sau khi nhận lương các bạn phải trả tiền nhà, tiền sinh hoạt, mua sắm chút đồ,... nên thành ra số tiền dành lại không đáng mấy.
Bên cạnh đó nhiều người còn có thói quen chi tiêu rủng rỉnh, thường xuyên săn sale, mua đồ không tính toán nhiều. Vì vậy nên việc sau nhiều năm đi làm bạn vẫn không tiết kiệm được 1 khoản tiền trong tài khoản cũng là điều dễ hiểu.
Đối với nhiều người, tiết kiệm được 100 triệu ở tuổi 30 cũng khá khó. (Ảnh: Pinterest)
Tuy nhiên cũng phải kể tới 1 số người trẻ đã có cách sử dụng tiền hiệu quả nên "làm được việc lớn". Có thể kể tới cô phóng viên Kỳ Hoa - người dành được tới 600 triệu đồng sau 4 năm học đại học. Theo báo Thanh Niên đưa tin, ban đầu Kỳ Hoa ở ký túc xá nhưng sau tìm 1 phòng trọ bên ngoài để tiện việc đi làm thêm. Cô gái này cộng tác cho các báo để có thêm thu nhập, sau đó được làm việc chính thức. Mức lương lúc này Kỳ Hoa có được lên đến 30 triệu đồng.
Với cách chi tiêu phù hợp và thu nhập ổn định, Kỳ Hoa đã có được trong tay 600 triệu đồng khi mới ra trường. (Ảnh minh họa: Diệu Mi)
Vậy câu hỏi đặt ra là có những cách nào để người trẻ tuổi có thể tiết kiệm tiền hiệu quả. Trong độ tuổi nhiều thứ cần phải chi trả như thế, bạn cần học 1 số kỹ năng quản lý tài chính. Bạn có thể lên kế hoạch về số tiền mình cần phải bỏ ra để cắt giảm những thứ không cần thiết và đặt mục tiêu tiết kiệm. Lúc này bạn sẽ nhận thấy mình có thể kiểm soát được số tiền mình đang có và dùng chúng vào những mục đích phù hợp.
Mở tài khoản tiết kiệm ở thẻ ngân hàng cũng là 1 cách bạn nên tham khảo. Số tiền bạn gửi vào đây sẽ giống như tiền đút ống heo để bạn không dễ dùng lấn vào tiền ấy. Bên cạnh đó, theo từng kỳ hạn gửi bạn cũng nhận được 1 phần tiền lãi giúp khuyến khích sự phấn đấu dành dụm, tiết kiệm.
Hãy suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề tài chính bạn nhé! (Ảnh: forbes)
Dù ở độ tuổi nào thì việc quản lý tài chính cũng vô cùng quan trọng nên bạn cần để tâm đến điều này. Bạn có cảm nhận ra sao về vấn đề nêu trên, hãy chia sẻ cùng với chúng tôi ngay nhé!
Bị bạn trai phát hiện làm 'sugar baby', gái xinh phân trần: 'Vì lo cho tương lai 2 đứa, ra trường không kiếm được việc thì nhờ ông ấy' Mối tình thanh mai trúc mã từ quê nghèo lên thành phố học tập và làm việc xem như tan nát, đường ai nấy đi. Khi yêu ai đó thật lòng, người đàn ông thường bỏ qua mọi mặc cảm, khó khăn để phấn đấu vì một tương lai tốt đẹp hơn. Nhất là khi cả 2 còn đang trên ghế nhà trường....