30 trinh sát vây nghĩa trang, cứu 3 con tin
Hơn 30 trinh sát đã bao vây nghĩa trang Lái Thiêu (thị xã Thuận An – Bình Dương) để giải cứu 3 con tin và bắt gọn băng bắt cóc gồm 7 đối tượng.
Chiều 23/1, Trung tá Võ Văn Hồng, Phó Trưởng Công an Thị xã Thuận An – Bình Dương cho biết đang tạm giữ hình sự Trần Anh Đào (SN 1972, ngụ Bình Dương) cùng 6 đối tượng đòi nợ thuê gồm Dương Văn Nhơn (SN 1955); Quách Hoàng Vũ (SN 1983); Vũ Ngọc Diệp (SN 1954); Nguyễn Trung Nguyên (SN 1986); Mai Hữu Toàn (SN 1980) cùng ngụ Bình Dương và Nguyễn Thị Hường (SN 1975 ngụ Kiên Giang) để điều tra về hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản.
Dương Văn Nhơn là đối tượng cầm đầu nhóm bắt cóc con nợ đưa vào nghĩa trang Lái Thiêu
Theo điều tra, đầu năm 2012, ông Trần Công Tạo có mượn của Đào 80 triệu đồng làm ăn với lãi suất 15%/ năm. Đào gọi điện thoại đòi nợ nhiều lần nhưng ông Tạo đề nghị cho gia hạn vì làm ăn không thuận buồm xui gió.
Thấy ông Tạo cù cưa, Đào gọi Dương Văn Nhơn dẫn theo 5 đàn em tới huyện Dầu Tiếng tìm ông Tạo đòi nợ. Tới Dầu Tiếng, bọn chúng bắt ông Tạo đưa đến nghĩa trang Lái Thiêu tại phường Bình Hòa, thị xã Thuận An khống chế yêu cầu ông phải gọi người nhà đưa 200 triệu đồng đến chuộc người. Ông Tạo đã gọi điện thoại cho con trai là Trần Công Quý mang tiền đến chuộc.
Chủ mưu Trần Thị Anh Đào
Video đang HOT
Khoảng 20 giờ tối anh Quý cùng cô là bà Trần Thị Gởi đến khu vực nghĩa trang Lái Thiêu cũng bị các đối tượng này khống chế bắt giữ vì không mang theo tiền. Chúng đe dọa, buộc ông Tạo tiếp tục gọi điện về cho người nhà mang tiền đến chuộc người, nếu không sẽ bị xử. Bà Cao Thị Dung (vợ ông Tạo) lập tức báo công an sự việc.
Khi Đào vừa nhận tiền từ tay bà Dung đã bị trinh sát ập vào bắt quả tang. Các đối tượng đòi nợ thuê của Đào tháo chạy liền bị trinh sát bủa vây tóm gọn.
Theo 24h
Quân đội Algeria tấn công phiến quân, giải cứu con tin
Quân đội Algeria hôm nay tấn công nhóm phiến quân đang giam giữ 41 con tin gồm cả người nước ngoài, giải cứu được 4 người, trong khi phát ngôn viên của phiến quân cho biết có 34 con tin chết trong chiến dịch.
Trong số các con tin được giải thoát có hai người Anh, một Pháp và một Kenya, hãng tin Algeria APS thông báo. Chính phủ Ireland cũng vừa thông báo một công dân của họ, từng là con tin của phiến quân, đã chạy thoát.
Hãng thông tấn Algeria dẫn nguồn tin địa phương cũng cho biết có một số chưa xác định người bị thiệt mạng trong cuộc không kích của quân đội chính phủ Algeria. Phát ngôn viên của phiến quân cho hay 34 con tin đã chết và còn 7 người còn sống, tuy nhiên tin này chưa được kiểm chứng.
Nhà máy khí đốt thuộc công ty BP ở thành phố Amenas, Algeria, nơi các phiến quân Hồi giáo giam giữ con tin. Ảnh tư liệu, AP.
Tuy nhiên trước đó một nguồn tin an ninh của Algeria cho hay 25 con tin đã trốn thoát khỏi tay phiến quân, và 6 người chết trong cuộc đột kích của quân đội vào nơi phiến quân giam giữ 41 công dân của nhiều nước. Hiện các thông tin về số con tin đã trốn thoát hoặc mất mạng còn chưa rõ ràng và có sự khác nhau giữa các nguồn tin.
ANI, hãng thông tấn của Marritani, giữ liên lạc tiên tục với những kẻ bắt con tin, dẫn lời phát ngôn của chúng cho hay quân đội Algeria mở cuộc tấn công "trên không và mặt đất" nhằm vào một khu nhà máy hóa khí đốt trên sa mạc, nơi con tin bị giữ. Chúng nói có 34 con tin và 15 phiến quân chết khi súng của lực lượng mặt đất quân đội Algeria nã vào.
Trước khi cuộc tấn công diễn ra,những kẻ bắt cóc cho phép một số con tin phát biểu trên truyền thanh, kêu gọi quân đội không đột kích. Con tin đó cho hay ngoài nhóm người nước ngoài, có hàng trăm người Algeria nữa cũng bị giam cầm.
AFP dẫn các nguồn tin địa phương cho hay hầu hết các con tin người bản địa đã chạy thoát. Một số hãng tin cho biết số con tin người Algeria thoát thân nhờ chiến dịch giải cứu lên đến 600.
Một nhà ngoại giao ở thủ đô của Algeria thừa nhận cuộc đột kích vừa qua "không phải là quá tốt đối với các con tin", và thêm rằng chiến dịch diễn ra vào lúc chiều tối.
Quân nhân Pháp tại thủ đô của Mali, nước láng giềng phía nam Algeria, ngày 15/1. Ảnh: AP
Các quốc gia đã xác nhận có công dân của mình như Nhật Bản, Na Uy, Anh.... Nhiều nước đã điều đặc sứ tới Algeria để hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta phát biểu cho biết Mỹ sẵn sàng tham gia hỗ trợ giải quyết vụ việc này.
Hãng dầu khí khổng lồ của Anh BP đã quyết định sơ tán toàn bộ các nhân viên "không thiết yếu" về nước, do lo ngại tình hình an ninh có thể diễn biến xấu.
Bắt cóc con tin
Vụ bắt con tin diễn ra sáng qua, khi khoảng 20 phiến quân Hồi giáo từ một nhóm do lực lượng al-Qaeda ủng hộ tấn công một xe buýt chở hầu hết là các công nhân nước ngoài đang trên đường tới sân bay ở thành phố Amenas, Algeria. Nhóm này sau đó di chuyển và tấn công một nhà máy khí đốt ở sa mạc miền nam nước này, giam giữ 41 con tin ngoại quốc đến từ Mỹ, các nước châu Âu và châu Á. Chúng dọa rằng nếu quân đội chính phủ tấn công chúng, thì sẽ mang đến cái chết cho các con tin.
Phiến quân yêu cầu thả tự do cho 100 người Hồi giáo bị bắt ở Algeria, để đổi lấy con tin. Nhóm phiến quân này cho hay vụ bắt giữ được thực hiện nhằm trả đũa việc Algeria ủng hộ quân đội Pháp tấn công lực lượng Hồi giáo vũ trang tại nước láng giềng của Algeria, Mali. Nhóm này yêu cầu Pháp chấm dứt hoạt động quân sự, vốn được các nước phương tây ủng hộ. Hiện Pháp có 1.400 quân đóng ở Mali. Tổng quân lực mà Pháp huy động trong chiến dịch ở Mali sẽ là 2.500, cùng với quân đội bổ sung từ các quốc gia châu Phi khác.
Phiến quân đòi thả những tù nhân người Hồi giáo và đưa họ đến miền bắc Mali, nơi được cho là căn cứ địa của những phần tử phiến quân có liên hệ với Al-Qeada.
Những kẻ bắt cóc xác nhận có "khoảng 41" con tin, đến từ các nước Na Uy, Pháp, Mỹ, Anh, Romania, Colombia, Thái Lan, Philippines, Ireland, Nhật Bản, Hàn Quốc và Armenia. Trong khi chính phủ Mỹ, Algeria, Na Uy, Nhật Bản và Ireland đã xác nhận các công dân bị quân Hồi giáo bắt giữ, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho hay ông không chắc có công dân quốc tịch Pháp bị bắt làm con tin.
Bộ trưởng Nội vụ Algeria Daho Ould Kablia cho hay toàn bộ những kẻ bắt cóc là người Algeria, hành động theo lệnh của Mokhtar Belmokhtar, một kẻ cộm cán của Al-Qeada, hoạt động trong tổ chức Hồi giáo Maghreb.
Địa điểm diễn ra vụ bắt giữ con tin. Đồ họa: AP
Theo VNE
Diễn tập trấn áp bạo loạn Theo tình huống giả định, lợi dụng biểu tình đông người, một nhóm khủng bố hỗ trợ người dân vũ khí để đánh chiếm Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Sóc Trăng. Hàng trăm cảnh sát được huy động giải tán đám đông, bắt nhóm này. Sáng 24/11, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức buổi diễn tập "Phương án phòng chống tập...