30 triệu người Anh sẽ tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba
Chính phủ Anh ngày 14/9 công bố kế hoạch chống dịch vào mùa thu đông, trọng điểm là tiêm liều tăng cường (liều thứ ba) vaccine Covid-19 cho 30 triệu người.
Nhóm ưu tiên là nhân viên y tế tuyến đầu, người trên 50 tuổi và người dễ mắc Covid-19 do tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, nếu virus bắt đầu lây lan theo cấp số nhân và nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế, nước này sẽ triển khai kế hoạch B. Trong trường hợp này, chính phủ chuẩn bị tinh thần khôi phục biện pháp hạn chế như đeo khẩu trang trong không gian đông đúc và sử dụng hộ chiếu vaccine khi đến các sự kiện lớn hay hộp đêm.
Thông tin về liều tăng cường được đưa ra sau khi Anh thông báo tiêm chủng cho tất cả trẻ em từ 12 đến 15 tuổi. Bộ trưởng Y tế Sajid Javid cho biết chương trình sẽ bắt đầu vào tuần tới.
Theo Thủ tướng Boris Johnson, để vượt qua mùa đông khó khăn, đất nước cần dựa vào vaccine chứ không phải phong tỏa. Ông hy vọng chiến dịch tiêm liều thứ ba có thể giải tỏa sức ép cho các bệnh viện.
Theo giới chức y tế, hiện chưa rõ miễn dịch do vaccine có thể tồn tại quá 6 tháng hay không. Họ nhận định liều vaccine thứ ba sẽ giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong ở người bệnh, song không nói vaccine sẽ ngừa lây truyền.
Video đang HOT
Một người được tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện Trung tâm Middlesex, London, ngày 1/8. Ảnh: Reuters
“Chúng ta chưa vượt qua đại dịch. Tôi biết mùa đông này có thể khó khăn. Tốt hơn hết là đề phòng trước và chuẩn bị kế hoạch cho tình huống xấu nhất”, phó giám đốc cơ quan y tế Anh, ông Jonathan Van-Tam, nói.
Phát biểu tại Hạ Viện, ông Javid cho biết một số quy định y tế khẩn cấp mà Quốc hội đưa ra năm 2020 sẽ được gỡ bỏ, số khác được giữ lại trong kế hoạch B. Việc triển khai hộ chiếu vaccine vào tháng 10 bị hoãn, song vẫn được xếp trong kế hoạch dự phòng.
Đến nay, 44 triệu người Anh đã tiêm hai liều vaccine, 81% trong đó trên 16 tuổi. Anh hiện là nước có số ca nhiễm nCoV mới cao thứ hai, sau Mỹ, tính đến này 15/9.
Hãng dược phẩm AstraZeneca đề nghị Thái Lan lùi thời hạn cung cấp vaccine
Thứ trưởng Y tế Thái Lan Sathit Pitutecha cho biết hãng dược phẩm AstraZeneca đã yêu cầu nước này gia hạn thời gian cung cấp 61 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho đến tháng 5/2022, động thái được cho là sẽ làm gián đoạn thêm việc triển khai vaccine vốn đã chậm chạp ở quốc gia Đông Nam Á này.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca. PAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo Bangkok Post ngày 16/7, ông Sathit nói rằng lịch trình giao hàng ban đầu dự kiến vào cuối năm nay có vẻ như sẽ bị trì hoãn đến tháng 5 năm sau, mặc dù AstraZeneca đã cam kết cố gắng hết sức để bám sát lịch trình ban đầu.
Thứ trưởng Sathit nói thêm rằng công ty sẽ cung cấp 1/3 sản lượng cho Thái Lan hoặc 40% số vaccine được sản xuất trong nước.
Theo lộ trình ban đầu, nhà sản xuất được cấp phép tại địa phương Siam Bioscience sẽ cung cấp cho Chính phủ Thái Lan 10 triệu liều mỗi tháng từ tháng 7 đến cuối năm 2021. Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan gần đây thừa nhận rằng công ty chỉ có thể cung cấp cho nước này 5-6 triệu liều mỗi tháng, hoặc 1/3 tổng nguồn cung, trong khi phần còn lại sẽ được xuất khẩu.
Trước đó, Chính phủ Thái Lan cho biết họ đang xem xét các quy định để hạn chế hạn ngạch xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 từ nước này mà không nêu rõ tên vaccine.
Ông Sathit cho biết Chính phủ Thái Lan có thể đưa ra lịch trình cho việc bàn giao 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong năm nay, chủ yếu của AstraZeneca và cùng với các vaccine của Sinovac và Pfizer. Cục Kiểm soát dịch bệnh (DDC) sẽ ký hợp đồng với hãng Pfizer để mua 20 triệu liều vaccine. Tổ chức dược phẩm chính phủ (GPO) cũng sẽ ký thỏa thuận với hãng Moderna để mua 5 triệu liều vaccine vào tuần tới.
Trong khi đó, người phát ngôn chính phủ Anucha Burapachaisri cho biết nước này có kế hoạch nhập khẩu vaccine sử dụng công nghệ mRNA từ Pfizer và Moderna, cũng như vaccine sử dụng công nghệ viral vector từ Johnson & Johnson, để đảm bảo có nhiều loại vaccine an toàn và hiệu quả cho người dân Thái Lan.
Hôm 15/7, Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Phiphat Ratchakitprakarn cho biết bộ này đang phải cân nhắc lại chiến lược mở cửa đất nước do tình hình dịch COVID-19 đang trở nên trầm trọng ở Thái Lan. Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan sẽ vẫn duy trì kế hoạch mở cửa thủ đô Bangkok trong năm nay nếu 70% trong tổng số 10 triệu dân cư của thành phố này được tiêm vaccine.
Dân Pháp thích 'uống rượu phạt' tiêm chủng Khi đưa "rượu mời" bằng việc khuyến khích tự nguyện tiêm vaccine Covid-19 không hiệu quả, Tổng thống Pháp đành buộc người dân "uống rượu phạt". Đêm 12/7, Tổng thống Emmanuel Macron xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia, thông báo hai biện pháp mang tính bắt buộc trong chương trình tiêm chủng. Theo đó, mọi nhân viên y tế đều phải...