30% số người chết vì bom mìn là trẻ em
Ước tính từ khi chiến tranh chấm dứt (1975) đến năm 2000, Việt Nam vẫn còn khoảng 43 nghìn người chết, trên 62 nghìn người bị thương tật do bom mìn, trong đó 30% là trẻ em.
Tạibuổi Tọa đàm báo chí tổ chức nhân Ngày Thế giới phòng chống bom mìn (4/4), Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Bùi Hồng Lĩnh nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những nước bị ô nhiễm bom mìn nặng nề nhất trên thế giới. Theo kết quả điều tra sơ bộ, Việt Nam còn khoảng 600.000 tấn bom đạn sót lại sau chiến tranh, có 9.284 xã bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ với tổng diện tích khoảng 6,6 triệu ha. Tính đến thời điểm này, mới chỉ có khoảng 20% lượng bom, mìn được rà phá.
Trong nhiều năm qua Chính phủ luôn đặc biệt quan tâm đến việc khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, giảm thương vong cho người dân. “Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn” được triển khai từ năm 2010 thể hiện quyết tâm này.
Theo thống kế, đến nay cơ quan chức năng đã tổ chức dò tìm, thu gom, xử lý hàng trăm triệu bom mìn các loại, làm sạch hàng trăm ngàn ha đất, tạo môi trường an toàn cho nhân dân sinh sông và sản xuất. Công tác giáo dục phòng tránh bom mìn được các Bộ, ngành, địa phương và một số tổ chức quốc tế tích cực triển khai, hỗ trợ thực hiện, tăng cường nhận thức cho người dân, góp phần làm giảm tai nạn bom mìn.
Nỗi đau sau chiến tranh vẫn tiếp diễn ở Việt Nam
Video đang HOT
Mục tiêu rà phá bom mìn được đặt ra trong giai đoạn 2010-2025 là làm sạch ô nhiễm bom mìn trên diện tích 1 triệu ha đất.Hiện 6 tỉnh bị ô nhiễm bom mìn nặng nhất đã điều tra, lập xong bản đồ bom mìn, tiến tới lập bản đồ khoanh vùng khu vực ô nhiễm trên toàn quốc. Theo kế hoạch, trong năm 2013, Việt Nam cũng sẽ khảo sát, xây dựng dự án thí điểm trạm y tế xã hỗ trợ nạn nhân bom mìn, phục hồi chức năng, xây dựng quy hoạch tổng thể các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bom mìn.
Theo Dantri
Chùm ảnh các loại bom mìn từng tàn phá Việt Nam
Trong chiến tranh, mảnh đất hình chữ S đã hứng chịu hơn 800.000 tấn bom mìn các loại. Rất nhiều trong số đó đến nay vẫn ẩn mình trong lòng đất và còn nguyên tính sát thương. Hậu quả chiến tranh vẫn rình rập ở nhiều nơi.
Bom mìn còn sót lại sau chiến tranh đã làm ô nhiễm hàng triệu héc-ta đất đai và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn bởi chất nổ, chất cháy, chất độc hại có trong bom mìn.
Đế quốc Mỹ đã dùng bom Napan trong cuộc thảm sát Mỹ Lai (Quảng Ngãi) năm 1968
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ sau chiến tranh đã có tới hơn 100.000 người chết và bị thương do bom mìn sót lại phát nổ, trong đó đa phần là trẻ em và người lao động chính trong gia đình.
Cơ quan thường trực - Ban chỉ đạo Nhà nước về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh cho hay, lượng bom mìn còn sót lại sau chiến tranh quá lớn, với tiến độ rà phá bom mìn như hiện nay thì phải mất 300 năm nữa mới giải quyết được hết bom mìn để lại sau chiến tranh. Nếu đẩy mạnh tiến độ và có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, thời gian dự kiến được rút lại còn khoảng 100 năm và nhanh là 70 năm nữa.
Hướng tới ngày thế giới phòng chống bom mìn (4/4), mời độc giả cùng xem lại một số hình ảnh về bom mìn còn sót lại sau chiến tranh Việt Nam đã được rà phá và trưng bày tại Bảo tàng Công binh, do PV Dân trí ghi lại :
Đuôi bom MK 81, 82
Và rất nhiều loại bom đạn khác mà quân đội nước ngoài đã sử dụng để
bắn phá Việt Nam trong những năm chiến tranh khốc liệt
Theo Dantri
Phú Yên: Phát hiện 85 quả lựu đạn trong móng nhà Chiều ngày 15/3, đại tá Lê Tấn Mỹ, Chủ nhiệm Kỹ thuật Bộ CHQS tỉnh Phú Yên cho biết, cơ quan này vừa thu gom tại nhà hộ dân tổng cộng 85 quả lựu đạn của Mỹ... Chiều ngày 14/3, các thợ xây nhà đang đào móng nhà cho bà Nguyễn Thị Kim Huyền ở 29D Phan Đình Phùng (phường 1, TP Tuy...