30 năm nỗ lực ứng phó đại dịch AIDS
Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1990 đến nay, Việt Nam đã trải qua 30 năm ứng phó đại dịch HIV/AIDS.
Một chặng đường đầy gian nan, thách thức với những thành quả được xã hội và cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về phòng, chống HIV/AIDS.
Người bệnh HIV được quản lý sức khỏe và tư vấn sử dụng thuốc kháng vi-rút tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), trong 30 năm qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS được sự chỉ đạo và quan tâm rất lớn của ảng và Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể. ến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc triển khai hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS. Hàng loạt các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai rộng khắp, đa dạng và hiệu quả như: cung cấp bơm kim tiêm miễn phí tại 52 tỉnh, thành phố; phát bao cao-su miễn phí tại 55 tỉnh, thành phố; thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone ở 63 tỉnh, thành phố cho hơn 52 nghìn người bệnh; điều trị dự phòng phơi nhiễm (PrEP) cho hơn 13 nghìn khách hàng trong ba năm gần đây… Cả nước đã có hơn 1.200 phòng xét nghiệm sàng lọc, bao phủ 100% số huyện và 170 phòng xét nghiệm khẳng định HIV, bao phủ 100% tỉnh, thành phố. Hệ thống phòng xét nghiệm khẳng định HIV cũng đang được triển khai thí điểm sử dụng kiểm tra kết quả nhanh tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Video đang HOT
Công tác điều trị kháng vi-rút (ARV) ngày càng được mở rộng, đạt chất lượng hàng đầu thế giới. Hệ thống các cơ sở điều trị HIV/AIDS đã được thiết lập và mở rộng độ bao phủ điều trị, tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV tiếp cận dịch vụ điều trị và duy trì điều trị lâu dài. Hiện nay, các cơ sở y tế đã và đang điều trị cho hơn 150 nghìn người bệnh HIV (76% số người biết tình trạng nhiễm HIV của mình được tiếp cận với chương trình điều trị ARV) tại 446 cơ sở điều trị và 652 cơ sở cấp phát thuốc. Nhiều mô hình đã được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả điều trị như mô hình kết hợp vừa điều trị thuốc kháng HIV, điều trị phối hợp lao/HIV, xét nghiệm điều trị, cung cấp các can thiệp dự phòng HIV; nhiều mô hình điều trị nhanh trong ngày và cấp phát thuốc trong nhiều tháng được triển khai rộng mở… ến nay, tải lượng vi-rút ở người nhiễm HIV dưới ngưỡng ức chế, Việt Nam là một trong bốn nước (cùng với ức, Thụy Sĩ, Anh) đạt chỉ tiêu này trên toàn cầu.
Công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt hiệu quả cao. Số trẻ em nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ liên tục giảm từ năm 2012 đến nay. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở những trẻ được điều trị dự phòng bằng ARV trong bốn năm gần đây đều ở mức dưới 2,5%. Mặt khác, tỷ lệ người bệnh HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế cũng tăng nhanh, từ 50% (năm 2015) lên 91% (năm 2019).
Tỷ lệ người mắc HIV/AIDS giảm, ngày càng được kiểm soát tốt, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về phòng, chống HIV/AIDS. Bằng các nỗ lực và biện pháp cụ thể, Việt Nam đã duy trì tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% theo đúng mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Từ năm 2007 đến nay, số người nhiễm HIV được phát hiện mới qua từng năm có xu hướng giảm. Nếu như giai đoạn từ năm 2005 đến 2007, trung bình mỗi năm phát hiện mới được hơn 28 nghìn trường hợp nhiễm HIV thì từ 2012 đến nay trung bình mỗi năm phát hiện mới 10 nghìn trường hợp nhiễm HIV. Theo báo cáo của Chương trình phối hợp của LHQ về HIV/AIDS (UNAIDS) thì tính trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam là nước có số ước tính ca nhiễm mới HIV năm 2018 giảm lớn nhất (64%) so với năm 2010. Số ca nhiễm mới HIV của Việt Nam năm 2018 chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số ca nhiễm mới HIV ước tính cho khu vực này.
Theo TS ỗ Hoàng Long, Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS, tuy đã đạt được những thành quả to lớn, nhưng công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn đang còn nhiều nguy cơ, thách thức như: HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân mắc bệnh tật và tử vong hàng đầu ở nước ta. Ước tính, Việt Nam hiện có 230 nghìn người nhiễm HIV, đứng thứ tư so với các nước khu vực ông – Nam Á. Ngoài ra, mỗi năm vẫn phát hiện thêm 10 nghìn trường hợp nhiễm HIV mới. Các hành vi lây nhiễm HIV gần đây có những diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp, lây truyền qua đường tình dục và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ đồng giới tăng nhanh. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí viện trợ đang cắt giảm nhanh, trong khi các nguồn tài chính trong nước chưa kịp bù đắp. ể đạt được mục tiêu “chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030″, trong mười năm tới, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong. Mở rộng, triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV; đa dạng hóa các hình thức xét nghiệm, phát hiện HIV; nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS. Lập kế hoạch bảo đảm tài chính, phân bổ kinh phí hằng năm theo kế hoạch được duyệt, nhằm bảo đảm cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được triển khai.
Chặng đường cuối sẽ là chặng đường gian nan nhất, nhưng Việt Nam sẽ cùng nhau hành động, đoàn kết, giữ vững cam kết không bỏ ai lại phía sau nhằm kết thúc đại dịch AIDS, tiến tới AIDS không còn là một mối nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và hoàn thành Mục tiêu phát triển bền vững.
Bệnh Whitmore gia tăng ở miền Trung: Chỉ đạo nóng
Các đợt mưa lũ kéo dài làm cho môi trường ô nhiễm tại miền Trung, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường công tác phòng chống bệnh bệnh Whitmore.
Theo đánh giá từ Cục Y tế Dự phòng, báo cáo từ đầu tháng 10/2020 đến nay, tại khu vực các tỉnh Miền Trung ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore) do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.
Tại các tỉnh Miền Trung, sau các mưa lũ làm cho vệ sinh môi trường tại các vùng dân cư bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc bệnh Melioidosis. Đây tuy là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao.
Bác sĩ đang khám cho 1 bệnh nhân bị bệnh Whitmore. Ảnh: CAND
Để chủ động có các biện pháp phòng chống hiệu quả, Cục Y tế dự phòng yêu cầu tăng cường công tác phòng chống bệnh bệnh Whitmore trên địa bàn 9 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Cụ thể, Sở Y tế các tỉnh cần tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Melioidosis, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm các trường hợp mắc và xử lý điều trị trên địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại các vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc bệnh Melioidosis.
Trong công tác điều trị, các cơ sở y tế tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế mức thấp nhất các trường hợp tử vong do bệnh Melioidosis.
Sở Y tế cần chỉ đạo các đơn vị y tế tổ chức điều tra, phân tích về dịch tễ các trường hợp mắc bệnh Melioidosis, phân tích nguy cơ và các biện pháp phòng chống bệnh Melioidosis.
Để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, Sở Y tế các tỉnh cần phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc và các biện pháp phòng chống bệnh Melioidosis nhằm đưa các trường hợp nghi ngờ bị mắc bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Dịch COVID-19: Những đô thị lớn, mật độ dân cư đông cần áp dụng bắt buộc người dân đeo khẩu trang Những đô thị lớn, mật độ dân cư đông, người qua lại nhiều như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang... cũng cần áp dụng biện pháp buộc người dân phải đeo khẩu trang, và xử phạt nếu vi phạm như TP Hồ Chí Minh. Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng...