30 năm lơ lửng và nỗi cay đắng của bầu Kiên
Bị đề nghị mức án tù có thời hạn cao nhất, được nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã dùng hơn 40 phút để “dốc bầu tâm sự”. Phần lớn là những lời cay đắng của ông ta.
Lời nhắn nhủ gửi đến vợ con
Sáng 2/6, được nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói khá dài, liền mạch trong hơn 40 phút. Nhiều lần vị chủ tọa ngắt lời, nhưng bầu Kiên vẫn say sưa “dốc bầu tâm sự”. Thậm chí bị cáo này còn nhắc vị thẩm phán không nên ngắt lời, làm đứt mạch tư duy của ông ta.
Khi nhắc đến vợ và các con, bị cáo này đã phải cố kìm chế cảm xúc.
Ông ta giãi bầy: “Với gia đình tôi, mẹ tôi, các em tôi, vì sao tôi không cho các em tôi kinh doanh, giữ các vị trí quan trọng của ngân hàng, vì tôi cho rằng các em tôi chưa đủ năng lực trình độ để giữ vị trí quan trọng. Tôi nhìn thấy các rủi ro trong kinh doanh tại VN nên tôi không muốn các emtôi phải chịu…”
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên
Bị cáo Kiên nói rằng, trước khi bị bắt, ông có ta rất nhiều thời gian, có đủ điều kiện và mối quan hệ để có thể bỏ trốn, nhưng ông ta đã không làm điều đó.
“Tôi không bỏ chạy, sẵn sàng nhận trách nhiệm. Tôi đã gọi 2 con trai tôi, tôi nói với cháu thứ 2 là có thể con chưa hiểu nhưng bố rất muốn có cuộc nói chuyện này… Thứ nhất là con phải làm người tốt, thứ hai là mong muốn con làm kinhdoanh, thứ ba, con trai là người đàn ông trong gia đình, phải thay tôi chăm sóc vợ tôi và gia đình.
Tôi không bỏ chạy, tôi không trốn chạy trách nhiệm vì tôi tin đất nước này có kỷ cương phép nước, dù thời gian đó hộ chiếu của tôi dài hạn, tôi có quan hệ khắp nơi, tôi chờ cái gìsẽ đến với mình, tôi chịu trách nhiệm với những gì mình làm.
Video đang HOT
Với vợ tôi, tôi nói với vợ không bao giờ được chạy án, không gặp gỡ bất kỳ ai đang giữ các trọng trách, vì điều đó sẽ nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng vợ tôi. Thứ hai, tôi tin rằng mình vô tội, mình đủ khả năng, mình tư duy, đầu ócđể chứng minh mình vô tội”, Nguyễn Đức Kiên nói.
Trong lời nói sau cùng của mình, bầu Kiên xin mọi người giúp đỡ vợ mình, bởi theo lời bị cáo, lúc này vợ ông ta đang phải chịu khó khăn khi phải thay chồng đứng ra gánh vác công việc kinh doanh. “Tôi tin vợ sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này”, lời bị cáo.
Ôn lại “quá khứ vàng son”
Nguyễn Đức Kiên nói về thời điểm những năm 90, về “quá khứ vàng son” của mình rằng: “Khi còn rất trẻ, đầu những năm 90, tôi được lãnh đạo Đảng, Nhà nước giao sứ mệnh rất khó khăn, vì lúc đó tôi có mối quan hệ tình cờ, đặc biệt với nước Nga.
Sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ Việt Nam- Nga rất khó khăn, tôi đã làm những việc Đảng, Nhà nước giao…
Tôi không biết việc tôi làm có tốt hay không, lúc đó có rất nhiều người tham gia, nhưng tôi nhận được sự nhận xét của lãnh đạo là tôi làm rất tốt…”.
Bị có Kiên nói rằng, người giúp ông ta trong suốt 5 năm thực hiện nhiệm vụ được giao phó nói trên là bị cáo Lê Vũ Kỳ, người trực tiếp phiên dịch cho ông ta.
Nguyễn Đức Kiên tiếp tục kể về quá khứ vàng son: “Đầu những năm 90, ngành điện đã rất nỗ lực để đưa 4 tổ máy của thủy điện Hòa Bình đúng tiến độ phát điện, góp phần xây dựng đất nước, tôi và anh Kỳ đã góp phần đưa 4 tổ máy này về nhanh nhất, đảm bảo tiến độ…”.
Rồi bị cáo kể về việc mình đã “hiến kế” cho Chính phủ để giúp ổn định thị trường chứng khoán khi thị trường này mới ra đời, còn quá nhiều kẽ hở.
“Tôi và Lý Xuân Hải đã viết 1 báo cáo gửi cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có thư gửi các Bộ xem xét rồi sau đó Chính phủ có những giải pháp chống việc thao túng giá trong thị trường chứng khoán…”, lời bị cáo.
Trước đó, bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị VKS đề nghị mức án tội Kinh doanh trái phép: 18- 24 tháng tù; Trốn thuế: 4-5 năm; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 16-18 năm; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng: 14- 15 năm.
Tổng hợp hình phạt chung cho cả 4 tội mà VKS đề nghị là 30 năm tù giam, mức án tù có thời hạn cao nhất.
Sáng ngày 9/6, HĐXX sẽ tuyên án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm.
T.Nhung
Theo_VietNamNet
Nguyên Phó Chánh án TANDTC phân tích pháp lý vụ "bầu" Kiên
Trong bài viết gửi tới, TS Từ Văn Nhũ, Nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao nêu quan điểm: các cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét, đánh giá lại căn cứ buộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên theo đúng nguyên tắc khách quan, toàn diện để tránh dẫn đến việc kết án sai, gây hậu quả khó có thể khắc phục được.
Theo dõi vụ án Nguyễn Đức Kiên, nhất là phần tranh luận tại các phiên xử cũng như tranh luận trên báo chí, truyền thông tôi thấy cần phải làm rõ bị cáo Kiên có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không, nếu có thì các căn cứ kết tội thuyết phục tới đâu?
Theo cáo trạng thì tháng 5/2012, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo CTCP Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) chuyển nhượng số cổ phần trên cho Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát với giá trị 264 tỷ đồng dù cho số cổ phần này đang được thế chấp tại ngân hàng ACB.
Khi Nguyễn Đức Kiên bị bắt, phía Hòa Phát đã chuyển đủ cho ACBI 264 tỷ đồngnhưng công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát chưa nhận được 20 triệu cổ phần Thép Hòa Phát như đã ký. Đây là cơ sở để truy tố Nguyễn Đức Kiên về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây cũng là tội danh nặng nhất mà Nguyễn Đức Kiên phải đối mặt và đang gây tranh cãi về mặt pháp lý.
Nguyễn Đức Kiên trong phiên xử chiều ngày 30.5- ảnh VNE
Trước hết, căn cứ các quy định của pháp luật, tại Khoản 1 Điều 139 BLHS quy định: "Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm...."
Như vậy, đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi hay thủ đoạn gian dối với nạn nhân của người phạm tội là một yếu tố cơ bản trong cấu thành tội phạm của tội danh này. Cụ thể, phải có hành vi gian dối như cố tình đưa ra những thông tin sai sự thật làm cho chủ tài sản tin nhầm mà trao tài sản để người phạm tội chiếm đoạt tài sản đó.
Trong vụ án này, nếu có có căn cứ chứng minh rằng Công ty Thép Hòa Phát đã biết về việc số cổ phần Thép Hòa Phát được chuyển nhượng đang được thế chấp tại Công ty CP Chứng khoán ACB (ABCS) thì hiển nhiên không có yếu tố gian dối ở đây. Thông tin qua báo chí cho biết ông Mai Văn Hà, Phó Tổng giám đốc đại diện cho Công ty Thép Hòa Phát đã ký vào giấy đề nghị phong tỏa 20 triệu cổ phần bị thế chấp cùng với Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI). Nếu thông tin này là sự thật, có thể nói rằng Thép Hòa Phát đã biết và do vậy không bị "lừa" và tự nguyện trao tài sản là 264 tỷ tiền chuyển nhượng cổ phần cho ABCI. Lục lại các thông tin Hoà Phát công bố, báo chí cũng đã đưa ra chứng cứ cho thấy: từ ngày 30/9/2013, Hòa Phát đã nhận chuyển nhượng thêm 11,99% vốn cổ phần và quyền kiểm soát tương ứng của CTCP Thép Hòa Phát. Theo đó, lợi ích vốn cổ phần và quyền kiểm soát của Hòa Phát tại Thép Hòa Phát tăng lên từ 88% thành 99,99%.
Trước khi thực hiện giao dịch này, Hòa Phát đã góp thêm 500 tỷ vốn điều lệ cho Thép Hòa Phát, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 85% lên 88%. Tỷ lệ sở hữu của CTCP Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) giảm tương ứng từ 14,99% xuống 11,99%.
Như vậy có thể thấy khi Hòa Phát nâng tỷ lệ sở hữu tại Thép Hòa Phát lên 99,99% thì ACBI đã không còn nắm giữ cổ phần tại Thép Hòa Phát nữa. Việc này có thể đến từ 2 khả năng: ACBI bán cho Hòa Phát sau khi ngân hàng giải tỏa thế chấp và/hoặc ngân hàng bán giải chấp số cổ phiếu trên trong trường hợp ACBI không đủ nguồn trả nợ.
Với những dữ liệu trên, nếu chứng minh được sự ngay thẳng, minh bạch trong giao dịch giữa hai bên như vậy thì sẽ khó có cơ sở để buộc hành vi của Nguyễn Đức Kiên phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS.
Hơn nữa, đối tượng bị lừa đảo trong vụ án này là Thép Hòa Phát cũng đã thừa nhận sai sót trong việc tiếp cận, trao đổi thông tin nội bộ của doanh nghiệp; số cổ phần chuyển nhượng tuy bị thế chấp tại ABCS nhưng vẫn thuộc sở hữu của ABCI; số tiền chuyển nhượng cổ phần trả cho ABCI trước đó đã được thu hồi.
Tại phiên xử chiều ngày 30/5 vừa qua, ông Trần Đình Long cũng khẳng định: "Làm sao tôi nghĩ Kiên lừa tôi được" và ông Long thừa nhận có sơ suất của cấp dưới ký xác nhận mà không báo lên cấp trên. Cty Thép Hòa Phát khẳng định không hề có đơn tố cáo Kiên và không đòi bồi thường.Tính đến tháng 7/2013, cơ quan điều tra đã thu giữ được toàn bộ 264 tỷ đồng từ các nguồn mà ACBI đã chi trả trước đó để trả lại cho phía Hòa Phát.
Nếu hồ sơ vụ án cũng phản ánh đúng sự việc như vậy thì các cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét, đánh giá lại căn cứ buộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Đức Kiên theo đúng nguyên tắc khách quan, toàn diện để tránh dẫn đến việc kết án oan sai, gây hậu quả khó có thể khắc phục được.
Theo Pháp luật Việt Nam
Bầu Kiên dặn vợ không được "chạy án" vì tin mình vô tội Được nói lời sau cùng, bầu Kiên đã gửi lời xin lỗi đến tất cả những người thân, bạn bè và không quên dặn vợ: "Không được chạy án vì bản thân vô tội". Trước khi chêt muôn thấy đội tuyển Việt Nam tham dự World Cup Được nói lời sau cùng trước khi tòa nghi án tai phiên xet xư sang nay...