30 cuộc gọi nhỡ của mẹ chồng và bài học đắt giá cho nàng dâu bỏ nhà đi giữa đêm
“Đàn bà dù có giận chồng đến mấy cũng không được bỏ nhà đi con nhé. Con bỏ đi rồi, sau khó về lắm. Mẹ là mẹ chồng, nhưng mẹ coi con như ruột thịt của mẹ, nên mẹ chỉ mong những điều tốt đẹp cho con mẹ, cháu mẹ mà thôi…”.
25 tuổi, Linh lên xe hoa về nhà chồng. Sau đám cưới, cô và chồng sống cùng với bố mẹ chồng. Mới đầu Linh hơi e dè vì nghĩ tới cảnh nàng dâu mẹ chồng sống cùng nhau sớm muộn gì cũng có va chạm. Tuy nhiên, về sống cùng, Linh mới nhận ra, mẹ chồng là người phụ nữ dịu dàng, điềm đạm và rất mực yêu thương con trai, con dâu.
Từ ngày Linh về làm dâu, cứ mỗi buổi tối, bà lại hỏi con dâu: “Mai vợ chồng con thích ăn gì để mẹ mua. Nếu thích ăn bún phở thì mẹ dậy sớm hầm xương rồi làm cho các con ăn cũng được”.
Khi đó, Linh cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ chồng. Cô về làm dâu chưa được bao lâu đã có bầu. Chưa kể, Linh vốn nghén nhiều nên suốt ngày chỉ nằm bẹp trên giường nên mọi công việc mẹ chồng đều lo hết.
Phụ nữ dù giận chồng tới mấy mà bỏ nhà đi là dại- Ảnh minh hoạ.
Từ việc nấu nướng tới rửa bát, giặt giũ đều đến tay bà. Tuy nhiên, mẹ chồng Linh chưa 1 lần kêu ca, phàn nàn. Thi thoảng bà mắng yêu: “Cha bố cô. Cô đừng có đụng tay vào, cứ chăm cháu tôi cho khỏe là được rồi”.
Để Linh yên tâm không áy náy bà thẳng thắn nói rằng, ngày xưa bà làm dâu, chịu không ít thiệt thòi vì quan niệm mẹ chồng nàng dâu. Giờ có con dâu, bà không muốn con chịu cảnh khổ cực như bà xưa kia nữa. Khi đó, Linh cảm động, nước mắt tuôn trào. Mẹ chồng Linh thấy con dâu xúc động bà cũng nghẹn ngào.
Video đang HOT
Ngày Linh vào viện sinh, chồng cô đi công tác tận Đà Nẵng, chỉ có 2 mẹ con xách làn bắt taxi đến bệnh viện. Khi đó, Linh sợ lắm, sợ bà đã già yếu sẽ vất vả. Khi Linh vào phòng mổ, cô nhìn ra thấy mẹ chồng nước mắt rưng rưng, tay vẫn ra hiệu cho cô “cố lên”. Tới giờ Linh vẫn không thể quên hình ảnh đó.
Linh và mẹ chồng không chỉ thấu hiểu cho nhau mà còn rất “tâm đầu ý hợp”. Hễ có chuyện gì ở cơ quan Linh cũng kể cho mẹ nghe, nhờ mẹ tư vấn. Ngay cả chuyện vợ chồng cô cãi nhau, không ít lần Linh đứng ra nhờ mẹ làm “quân sư”.
Linh nhớ có lần, vợ chồng cô cãi nhau to. Chồng Linh giận quá ném vỡ chiếc cốc trên mặt sàn. Linh hốt hoảng, ôm đứa con 5 tháng tuổi bỏ về ngoại giữa trời mưa bão. Tuy nhiên, đi giữa đường, Linh nghĩ lại nên sang nhà cô bạn thân ngủ, chờ sáng rồi tính. Vì giận quá, Linh quên mất nghĩ đến mẹ chồng, vì thế về sau cô ân hận vô cùng.
Hơn 30 cuộc gọi nhỡ của mẹ chồng Linh không hay biết. Chỉ tới khi taxi dừng trước nhà bạn, rút điện thoại từ trong túi ra cô mới thấy. Linh hốt hoảng gọi lại mẹ chồng không bắt máy. Tới hơn 30 phút sau, mẹ chồng Linh gọi lại. Tuy nhiên, đầu dây bên kia, giọng người phụ nữ hối hả: “Cô là con gái cụ Lành à, tới đây mau, cụ ngã xe đang được chúng tôi đưa vào trạm xá băng bó rồi”.
Chân tay Linh rụng rời, cô ôm con gọi taxi mà nước mắt cứ tuôn trào. Tới nơi, cô thấy mẹ chồng đang nằm trên giường với mái tóc bạc phơ ướt nhèm. Mẹ chồng Linh mặt vẫn nghiêm nghị nói: “Chúng mày muốn mẹ tức chết phải không”.
Hôm sau, mẹ chồng Linh sốt nặng vì cảm lạnh. Cô tá hỏa thuốc thang bồi bổ cho bà. Phải hơn 2 tuần sau, mẹ chồng mới khỏi ốm. Linh ân hận vô cùng. Cô nhận thấy hành động bỏ đi của mình là dại dột, nông nổi.
Biết Linh buồn, mẹ chồng cô thủ thỉ: “Đàn bà dù có giận chồng đến mấy cũng chớ có bỏ đi nhé. Con bỏ đi rồi, sau khó về lắm. Mẹ là mẹ chồng, nhưng mẹ coi con như ruột thịt của mẹ, nên mẹ chỉ mong những điều tốt đẹp cho con mẹ, cháu mẹ mà thôi”.
Linh nghe tới đó cô khóc nức nở, chẳng ngờ trên đời lại có người mẹ chồng tuyệt vời như thế. Cô xin lỗi bà và cũng hứa sẽ chẳng bao giờ dại dột mà bỏ đi như vậy nữa.
HÀ LINH
Theo doisongphapluat.com
Bị mẹ chồng chê càng ngày càng lười, tôi chỉ ra lý do xuất phát từ một người mới xuất hiện trong nhà khiến bà nín thinh
Cuộc sống này cái gì cũng cần có sự công bằng, tôi nghĩ rằng mình không việc gì phải gồng mình để làm hài lòng người khác rồi chuốc sự mệt mỏi, vất vả vào người.
Tôi về làm dâu đến nay cũng đã được hơn 1 năm, bố mẹ chồng tôi khá khó tính và nghiêm khắc với con dâu. Cũng may, tôi là đứa biết điều, từ ngày còn yêu ông xã bây giờ đã luôn giữ ý tứ để không ai phải nói gì không hay về mình. Còn từ lúc cưới xong, cuộc sống tuy có chút ngột ngạt nhưng bản thân tôi lúc nào cũng phải tự cố gắng hơn nữa để làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình.
Ấy thế mà, cũng đã 5, 6 lần tôi bị mẹ chồng nặng lời vì những chuyện rất nhỏ nhặt như vấn đề dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo... Những lúc như vậy, tôi tủi thân lắm nhưng chẳng cãi câu nào, chỉ lẳng lặng dạ vâng rồi chui vào nhà vệ sinh khóc nức nở.
Hàng ngày, tôi dậy từ rất sớm, nấu nướng cho cả gia đình rồi lại vội vàng đi làm, chiều tối về tranh thủ tạt qua chợ mua thức ăn về nấu cơm. Bận mấy thì bận, cứ đúng 7 giờ tối là phải có mâm cơm ngon lành cho cả gia đình. Rồi thì quần áo của cả nhà cũng do tôi giặt, phơi rồi gấp gọn, nhà cửa lúc nào cũng phải bóng sạch, ngăn nắp.
(Ảnh minh họa)
Từ ngày lấy chồng là tôi cũng chẳng bao giờ được đi gặp bạn bè, chúng nó bảo tôi cứ như đi làm ô-sin. Tôi chỉ cười và nghĩ thầm, ô-sin thì còn có lương mà ô-sin bây giờ cũng có giá lắm, nhà chủ làm gì khiến họ tự ái là họ nghỉ việc, không làm nữa. Còn tôi, quần quật cả ngày nhưng vẫn cứ bị nói xơi xơi là chuyện bình thường.
Cách đây 6 tháng thì nhà tôi có thêm một cô em dâu nữa, em kém tôi 1 tuổi, gia đình rất giàu có nên bố mẹ chồng tôi nể lắm. Cũng kể từ đó, tôi thay đổi hẳn. Việc nhà tôi làm bớt lại, những khi bận thì sẽ gọi điện báo nhờ mẹ nấu cơm, khi nào ốm quá thì tôi cho phép mình được nghỉ ngơi, thỉnh thoảng, tôi xin phép được ra ngoài gặp gỡ, tụ tập bạn bè. Nếu mẹ tôi nói gì không đúng, tôi sẽ phản biện, không yếu đuối khóc lóc nữa.
Đương nhiên, mẹ chồng không hài lòng với tôi một chút nào. Một hôm, bà gọi tôi vào phòng để nói chuyện, nhắc nhở tôi vì càng ngày càng lười biếng, xao nhãng việc gia đình. Bà còn nặng lời ám chỉ tôi thảo mai, giả tạo, thời gian đầu thì tỏ vẻ chăm chỉ, càng ngày càng lộ bộ mặt thật.
Nghe mẹ nói hết, tôi nhẹ nhàng đáp lời bà: "Con thừa nhận những gì mẹ nói cũng có ý đúng ạ. Nhưng cái gì cũng có nguyên nhân của nó, con thấy từ ngày có em dâu về, em cũng là phận dâu con mà sống khá thoải mái. Sáng em có thể ngủ đến 9, 10 giờ, chiều tối em về muộn ngồi vào mâm cơm ăn ngay, quần áo em thay ra cứ vứt trong phòng tắm, từ ngày em về cũng chưa bao giờ con thấy em cầm chổi quét nhà hay lau cái cầu thang. Cơm thì hôm ăn hôm không, vợ chồng kéo nhau đi chơi đêm hôm có khi sáng hôm sau mới về... Thế nhưng mẹ vẫn rất vui vẻ, thoải mái với em ấy. Sự phân biệt đối xử của mẹ khiến con cảm thấy mình cần phải thay đổi.
(Ảnh minh họa)
Con nghĩ rằng em dâu có thể sống thoải mái như vậy mà vẫn được mẹ chấp nhận thì con cũng không cần phải cố gắng quá sức của mình. Hơn nữa, sự cố gắng của con lại còn không được mẹ ghi nhận. Con sẽ sống là chính mình nhưng mẹ yên tâm, bổn phận và trách nhiệm của con thì con vẫn nhớ ạ".
Nghe từng lời của tôi, mẹ chồng ngồi im không nói thêm được câu gì. Bà đã cư xử không công bằng với hai cô con dâu của mình khiến tôi cảm thấy uất ức, mà cái gì quá sức chịu đựng thì mình phải vùng lên thôi. Thực ra tôi biết nguyên nhân của vấn đề chứ, là do em dâu tôi xuất thân trong gia đình giàu có, quyền lực nên mẹ tôi chẳng dám bắt nạt em ấy. Nhưng như vậy không có nghĩa là mẹ được quyền o ép tôi, tôi cũng là con người, cũng có lòng tự trọng.
Từ sau hôm ấy, tôi sống cuộc sống khá thoải mái. Rồi tôi nhận ra, việc mình cố gắng làm vừa lòng người khác đúng thật là một sự sai lầm.
Theo Helino
Mẹ chồng tương lai mỉa con dâu chửa trước ngay ngày dạm ngõ, bà thông gia đáp nhẹ 1 câu mà tình thế đảo ngược Câu nói của mẹ chồng tương lai khiến mọi nụ cười tắt lịm. Bố Trung cau có huých tay vợ còn anh con trai thì tức ra mặt. Bất ngờ mẹ Phương lên tiếng... Trung là con trai trưởng, bố anh còn là trưởng họ nên việc lấy vợ sinh con của Trung được bố mẹ rất chú trọng. Ngay từ khi yêu...