3 yếu tố của ‘Baby Driver’ ghi điểm với giới phê bình và công chúng
“ Baby Driver” được đánh giá là một ngoại lệ của nhóm phim hành động hài khi được lòng giới phê bình lẫn khán giả đại chúng
Phim là một trong những dự án hành động độc đáo nhất đã ra mắt năm nay với điểm số cao trên tất cả trang bình luận và phản hồi của khán giả.
Cảnh hành động, đua xe không kỹ xảo
“Baby Driver” là câu chuyện theo chân Baby (Ansel Esgort) – một “quái xế” trẻ tuổi. Anh là tài xế cho tất cả các vụ cướp nhà băng của tay trùm khôn ranh Doc (Kevin Spacey). Vì một tai nạn từ bé mà Baby trở thành trẻ mồ côi và luôn phải nghe nhạc để duy trì sự tập trung.
Cuộc đời chàng trai trẻ bỗng thay đổi khi cô phục vụ bàn trong sáng Deborah (Lily James) xuất hiện. Baby chán ghét cuộc sống tội phạm và mong muốn trốn đi làm lại cuộc đời với người bạn gái. Song thế giới ngầm vốn tàn ác và không hề dễ từ bỏ như những gì mà họ tưởng.
Thế giới ngầm luôn tiềm ẩn những mối nguy không ngờ.
Đạo diễn Edgar Wright là một trong những người có phong cách làm phim rất đặc trưng của Hollywood. Ông từng ra mắt nhiều tác phẩm đậm chất Anh quốc, chạm đến trái tim khán giả như “Hot Fuzz” (2007), “Scott Pilgrim vs. The World” (2010)…
Cùng lối kể chuyện ấy, “Baby Driver” mang tới cho người xem đủ cung bậc cảm xúc: từ ngôn tình, hành động cho đến sôi động cùng âm nhạc. Lối dàn dựng được trau chuốt tỉ mỉ, chỉn chu từng chi tiết.
Đặc biệt, các pha hành động được thực hiện chân thật nhất và không sử dụng kỹ xảo. Những trường đoạn đua xe kéo dài nhiều phút liền đầy nghẹt thở và cuốn hút. Cảnh đua tốc độ cao trên xa lộ, rê đuôi xe hay quay ngược đầu xe trở nên kịch tính và “chạm” hơn.
Phim có những pha chuyển cảnh gãy gọn, mượt mà và đầy chủ đích. Người xem có thể dễ dàng cảm nhận cách xử lý vô lăng đầy mượt mà, lả lướt của Baby như khi anh dạo phím dương cầm.
Đạo diễn chỉ đạo những cảnh đua mạo hiểm trên chính chiếc xe diễn viên tự lái.
Video đang HOT
Nhạc phim đẩy tình tiết phim lên đỉnh điểm
Nếu “Scott Pilgrim vs. The World” (2010) được xây dựng trên theo phong cách game thủ thì “Baby Driver” sử dụng âm nhạc để lèo lái. Cả bộ phim là một bản hòa tấu dài không có hồi kết. Người xem cảm nhận thế giới qua đôi tai của Baby.
Âm nhạc giảm đi rõ rệt khi anh chàng tháo một bên tai nghe và im bặt khi chiếc máy phát nhạc bị hỏng. Đây cũng là yếu tố nới lên tiếng lòng của Baby đối với những gì diễn ra xung quanh và đồng thời đóng vai trò điều tiết cảm xúc của khán giả khi xem phim.
Phần âm nhạc trở nên sôi động và dồn dập trong những pha hành động nghẹt thở. Tiết tấu bỗng chống đều đều và đầy nghi hoặc khi anh chàng đang suy ngẫm. Hoặc cũng trong giây lát, giai điệu bỗng da diết và cảm xúc khi ở bên Deborah.
Âm nhạc của Baby đóng vai trò điều tiết bộ phim.
Lắng đọng với nhiều cung bậc cảm xúc
Phim mang đến cho khán giả đầy đủ những cảm xúc, cung bậc về tình yêu, tình cảm gia đình, tình người, tình đồng đội. Tất cả hiện lên khi êm ái, lúc lại mạnh mẽ theo âm nhạc và cách Baby trải nghiệm.
Phong cách footage (theo chân nhân vật) độc đáo giúp những cảnh đuổi bắt thêm nghẹt thở. Cùng với đó, câu chuyện tình của Baby và Deborah trở thành một tác phẩm nhạc kịch xúc động. Cảnh quay trong tiệm giặt là với những đôi chân nhảy múa, ánh mắt trìu mến, nụ cười ấm áp hay quyết chạy trốn bên nhau khỏi cuộc sống tội phạm tạo nên dư âm lãng mạn, day dứt.
Tình yêu lãng mạn của cặp diễn viên chính.
“Baby Driver” (Quái Xế Baby) đang được chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo Zing
'Life': Cách tân dòng phim kinh dị về sinh vật ngoài hành tinh
Khác với nhiều tác phẩm cùng đề tài cuộc chiến cân não của sinh vật ngoài hành tinh và con người trong không gian, "Life" bám sát thực tế, mô tả trực diện sự đa dạng loài.
Bộ phim gửi gắm thông điệp: con người chưa phải là sinh vật thông minh nhất trong một cuộc chiến. Để tiếp tục tồn tại, chúng ta buộc phải tuân thủ quy luật tự nhiên kẻ mạnh hơn mới có thể sống sót.
Hồi sinh nỗi khiếp sợ từ vũ trụ
Những năm 1980 - 1990, phim quái vật ngoài hành tinh bùng nổ. Tuy nhiên sau series "Alien" của đạo diễn Ridley Scott, dòng phim này chững lại và chưa có nhiều đột phá mới.
Tới thời điểm này, khán giả có lý do để hy vọng vào sự hồi sinh của đề tài sinh vật ngoài hành tinh. Cùng với sự quay lại của "Alien" và các phần mới như "Prometheus", "Alien: Covenant" (sắp ra mắt), "Life" cũng được coi là nỗ lực làm sống dậy mối đe dọa khủng khiếp đến từ vũ trụ.
Trong series "Alien", các phi hành gia trở thành chiến binh mạnh mẽ, sử dụng vũ khí để tiêu diệt giống loài mới. Còn "Life" diễn ra ngay thời điểm hiện tại với bối cảnh có thật là trạm vũ trụ ISS, trong sự kiện có thật là NASA khám phá ra sự sống trên sao Hỏa.
Các nhà khoa học đã phát hiện sự sống trên sao Hỏa trong hình hài của một sinh vật nhỏ bé.
Bộ phim rùng rợn nhưng vẫn chân thực dưới góc nhìn, cách phản ứng của những nhà khoa học thông thường. Dù là người thông minh, tài giỏi bậc nhất ở lĩnh vực nghiên cứu, đội ngũ này hoàn toàn bị động trước biến cố quá kinh hoàng và bất ngờ, đặc biệt dưới ảnh hưởng môi trường ngoài Trái Đất. Sự chống cự của họ tuy có nhưng cũng chỉ yếu ớt, hoàn toàn tuân theo tâm lý của người bình thường.
Đừng khinh thường những sinh vật bé nhỏ
Bộ phim xoay quanh câu chuyện các phi hành gia tìm kiếm được một loài sinh vât ngoài sao Hỏa đang ngủ đông. Cả đoàn nỗ lực đánh thức nó dậy rồi xem như một đứa "con cưng" cần nâng niu. Họ thậm chí còn đặt cho nó một cái tên rất "người" là Calvin.
Không ai nghĩ Calvin nhỏ xíu yếu ớt đó có thể trở nên nguy hiểm. Khi tinh thần cảnh giác ở mức zero, họ vô tình "thí nghiệm" chính mạng sống của mình.
Sự chủ quan của phi hành đoàn đã gây ra hậu quả khôn lường. Để thoát khỏi sự giam cầm của con người, Calvin buộc phải trỗi dậy, tấn công những kẻ bắt giữ mình. Nếu bại trận, sinh vật kia chỉ có 2 kết thúc: chết hoặc trở thành vật thí nghiệm.
Không có hình thức rắn chắc và khỏe mạnh như các quái vật ngoài hành tinh thường thấy, Calvin ban đầu khá nhỏ bé. Khả năng đặc trưng là thay đổi hình dạng cơ thể như bạch tuộc cùng tốc độ di chuyển và ẩn nấp đáng kinh ngạc. Tất cả tạo nên bầu không khí căng thẳng vì nó có thể xuất hiện từ bất kỳ ngõ ngách nào, miễn là có khoảng trống để lọt qua.
Sau khi tiếp cận con mồi, sinh vật này sẽ tấn công cực kỳ nhanh, giết chết họ trong đau đớn và tàn bạo. Với 100% cơ thể là các tế bào thần kinh, Calvin có trí tuệ thông minh, có thể đối phó nhanh chóng với kế hoạch của các phi hành gia, đồng thời làm chủ toàn bộ trạm vũ trụ.
Sự căng thẳng tăng dần về cuối phim, khi Calvin tiến hóa một cách rõ ràng còn số lượng con người ngày càng hao hụt. Họ phải lựa chọn thành người hùng cứu Trái Đất khỏi con quái vật tí hon này hay nhắm mắt chịu chết trong sự bất lực?
Nghiên cứu sinh vật chưa được biết đến là một thách thức lớn. Nếu con người không tương tác đúng cách, hậu quả vô cùng khôn lường.
Với kịch bản chặt chẽ, "Life" là sự kết hợp của sự rùng rợn, chết chóc thường thấy trong các phim về sinh vật ngoài hành tinh và chất hiện thực. Dàn diễn viên Jake Gyllenhaal, Rebbeca Ferguson và Ryan Reynolds đã chuyển tải thành công hình ảnh phi hành đoàn dũng cảm, luôn đặt nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng nhân loại lên hàng đầu.
Câu hỏi quan trọng nhất mà tác phẩm đặt ra là con người hay sinh vật ngoài hành tinh kia mới là kẻ ác? Chẳng phải chính họ đã tách Calvin khỏi nơi sống của nó và buộc nó phải trỗi dậy để sinh tồn?
Loài người vốn luôn kiêu ngạo về sự tồn tại "thượng đẳng" của họ trong vũ trụ. Phải chăng và "Life" sẽ là sự thức tỉnh, giúp chúng ta nhận thức được một điều rằng: không gian bao la kia chứa đựng quá nhiều thứ mà con người chưa hiểu hết.
Life và thông điệp: "Hãy luôn cẩn trọng với những thứ ta tìm kiếm".
"Life - Mầm sống hiểm họa" sẽ được khởi chiếu trên toàn quốc từ ngày 24/3.
Theo Zing
8 tiết lộ thú vị của từ bom tấn 'Logan' "Logan" là tác phẩm thứ 3, cũng như cuối cùng về chàng dị nhân Wolverine. Bom tấn sắp ra mắt được xem là dấu mốc đáng ghi nhận của series X-Men với nhiều khác biệt thú vị. Lần xuất hiện cuối của Giáo sư X: Patrick Stewart đã xác nhận đây sẽ là lần cuối cùng mình thủ vai Giáo sư X của...