3 xu hướng cho thấy Nga vẫn kiếm nhiều tiền từ bán dầu khí trong vài năm tới
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong một cuộc họp vào tuần trước rằng bất chấp lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) gần đây đối với năng lượng Nga, sẽ mất nhiều năm phương Tây mới có thể ngừng nhập khẩu dầu và khí đốt tự nhiên Nga.
Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp ở Moskva ngày 1/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Fortune, Tổng thống Putin nói với các doanh nhân trẻ trong một cuộc gặp: “Về việc từ chối các nguồn năng lượng của chúng ta – điều này khó có thể xảy ra trong vài năm tới”. Ông Putin khẳng định rằng nguồn cung dầu toàn cầu sẽ giảm và giá sẽ tăng, có nghĩa là các công ty dầu mỏ và Nga sẽ tăng doanh thu.
Theo tờ Fortune, Tổng thống Putin đã đúng khi đánh giá như vậy, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Giá dầu đã tăng khoảng 60% chỉ trong năm nay và khí đốt đang được giao dịch ở mức giá cao nhất trong 13 năm. Giá cao đã giúp các công ty dầu mỏ thu về lợi nhuận kỷ lục trong quý đầu tiên năm 2022. Bất chấp lo ngại bị coi là tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine, các quốc gia trên toàn thế giới cũng vẫn mua dầu Nga với mức kỷ lục để tận dụng chênh lệch giá giữa dầu thô Nga và thế giới.
Dưới đây là ba xu hướng cho thấy Nga có thể vẫn có người mua dầu rất lâu sau khi các nước quyết định giảm phụ thuộc năng lượng Nga.
EU vẫn mua dầu của Nga
Mặc dù EU đồng ý cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm vào cuối tháng 5, liên minh này vẫn đang nhập khẩu hơn một nửa tổng lượng dầu xuất khẩu của Nga.
Công nhân vận hành đường ống dẫn dầu của Nga. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Trong 100 ngày đầu tiên của cuộc chiến tại Ukraine, EU đã chi 59 tỷ USD để nhập dầu mỏ và khí đốt từ Nga, chiếm 61% tổng khối lượng dầu khí nhập khẩu của liên minh này.
Báo cáo mới công bố của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) cho thấy Nga đã kiếm được gần 100 tỷ USD từ xuất khẩu dầu và khí đốt trong 100 ngày đầu tiên của cuộc chiến. Ước tính trước đó của Bloomberg Economics dự đoán Nga có khả năng mang về 285 tỷ USD doanh thu từ dầu và khí đốt trong năm nay – nhiều hơn 20% so với 235,6 tỷ USD mà Nga thu về năm 2021.
Video đang HOT
Mặc dù doanh thu dầu mỏ Nga liên tục giảm kể từ tháng 3 khi nhiều quốc gia lần đầu tiên quyết định tránh năng lượng của Nga, nhưng nhu cầu và giá nhiên liệu hóa thạch tăng lên vẫn tạo ra khoản doanh thu kỷ lục cho Nga. Báo cáo của CREA cho thấy giá dầu Nga tuy được chiết khấu nhiều so với giá quốc tế nhưng vẫn cao hơn 60% so với giá xuất khẩu trung bình của Nga vào năm ngoái.
Theo báo cáo của CREA, trong khi các quốc gia như Đức, Hà Lan và Ba Lan đang tìm cách loại bỏ năng lượng Nga, thì Pháp đã tăng nhập khẩu trong năm ngoái.
Khi EU đồng ý cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu của Nga, họ đã để lại một ngoại lệ cho dầu nhập khẩu qua đường ống, điều này sẽ cho phép Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc vẫn mua được dầu Nga qua đường ống Druzhba. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, vào cuối năm nay, EU sẽ phải tìm ra nguồn cung 2,2 triệu thùng dầu mỗi ngày mà bình thường đến từ Nga.
Ấn Độ và Trung Quốc đang tăng cường mua dầu của Nga
Trong khi các nước EU đang vội vã tìm nguồn cung dầu từ nơi khác, thì Ấn Độ và Trung Quốc không có ý định giảm mua dầu Nga – đặc biệt là khi giá tương đối thấp.
Theo báo cáo của CREA, Ấn Độ đang mua 18% tổng lượng dầu xuất khẩu của Nga. Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ đang mua trung bình hơn 40 triệu thùng dầu mỗi ngày kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine. Đầu tháng 5, Ấn Độ mua nhiều hơn 20% so với tổng lượng dầu giao dịch giữa hai nước trong cả năm 2021.
Ấn Độ cũng đang tìm cách đàm phán để Nga giảm giá sâu hơn, nhằm đạt được các thỏa thuận ở mức thấp nhất là 70 USD/thùng.
Trong khi đó, Trung Quốc đã vượt qua Đức, trở thành khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga, mua lượng dầu trị giá 12,6 tỷ USD kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu. Cũng có thông tin cho rằng Trung Quốc đã thảo luận với Nga để mua thêm dầu. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng cường quan hệ năng lượng với Nga.
Hungary kiếm được nhiều tiền nhờ nhập khẩu dầu của Nga
Hệ thống đường ống dẫn dầu Druzhba ở nhà máy lọc dầu Duna của công ty MOL, gần thị trấn Szazhalombatta, phía Nam thủ đô Budapest (Hungary) ngày 5/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, một quốc gia đã âm thầm kiếm lợi nhuận tiềm ẩn khi cuộc chiến Ukraine đang diễn ra.
Hungary sẽ kiếm được 600 triệu USD lợi nhuận hàng năm thông qua việc đánh thuế dầu Nga.
Theo công ty nghiên cứu Eurointelligence, Chính phủ Hungary (nước không tham gia lệnh cấm vận của EU đối với dầu Nga) đã đưa ra mức thuế từ 25% đối với tất cả dầu Nga nhập khẩu vào nước này. Các nhà máy lọc dầu ở Hungary đã giúp nước này bỏ túi một phần số tiền thu được từ việc nhập khẩu dầu của Nga – do chênh lệch giữa giá dầu thô của Nga và dầu thô Brent.
Giá dầu có thể lao dốc xuống 65 USD/thùng nếu EU không thể cấm dầu Nga
Một yếu tố chính khiến giá dầu thô đang giao dịch ở mức cao là do lo ngại của thị trường về lệnh cấm xuất khẩu dầu Nga sang Liên minh châu Âu (EU).
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: TheMoscowtimes.com/TTXVN
Trước khi xảy ra cuộc chiến ở Ukraine, châu Âu đã nhập khẩu khoảng 2,7 triệu thùng dầu thô Nga/ngày và 1,5 triệu thùng sản phẩm dầu khác/ngày, chủ yếu là dầu diesel. Tuy nhiên, lo ngại nói trên bị thổi phồng quá mức vì một số lý do. Loại bỏ yếu tố gây sợ hãi đặc biệt này trong giá dầu sẽ cho phép giá dầu trong năm nay quay trở lại mức như hồi tháng 9/2021, tức là khoảng 65 USD/thùng dầu Brent.
Lý do chính khiến EU sẽ không thể cấm dầu Nga một cách hiệu quả vì lệnh cấm này đòi hỏi sự ủng hộ nhất trí của tất cả 27 nước thành viên. Ngay cả trước khi 27 quốc gia thành viên EU nhóm họp vào ngày 8/5 để thảo luận về việc thúc đẩy lệnh cấm dầu Nga, Hungary và Slovakia đã nói rõ rằng họ sẽ không bỏ phiếu ủng hộ lệnh cấm.
Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Hungary đã nhập khẩu 70.000 thùng/ngày, tương đương 58% tổng lượng dầu nhập khẩu vào năm 2021 từ Nga, trong khi con số của Slovakia thậm chí còn cao hơn, ở mức 105.000 thùng/ngày, tương đương 96% nhập khẩu dầu vào năm ngoái.
Các nước EU khác phụ thuộc nhiều vào đường ống Nam Druzhba của Nga chạy qua Ukraine và Belarus cũng đã nói rõ rằng không sẵn sàng ủng hộ lệnh cấm dầu Nga. Trong đó, nước phản đối mạnh nhất là Séc - nước nhập 68.000 thùng/ngày, tương đương 50% tổng nhập khẩu - và Bulgaria - nước gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ tập đoàn dầu khí quốc doanh Gapzrom của Nga. Bulgaria còn có nhà máy lọc dầu duy nhất thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí quốc doanh Nga là Lukoil, cung cấp hơn 60% tổng nhu cầu nhiên liệu.
Các quốc gia thành viên EU cũng đặc biệt phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của Nga là Litva (185.000 thùng/ngày, tương đương 83% tổng lượng dầu nhập khẩu năm 2021) và Phần Lan (185.000 thùng/ngày, tương đương 80% tổng lượng dầu nhập khẩu).
Ngay cả các đề xuất thỏa hiệp mà EU đưa ra để cho phép Hungary và Slovakia tiếp tục sử dụng dầu Nga cho đến cuối năm 2024 và cho Cộng hòa Séc đến tháng 6/2024 cũng không đủ để khiến hai nước này ngừng phản đối đề xuất cấm dầu Nga của EU.
Một số quốc gia thành viên EU đã nói rõ rằng họ sẽ phủ quyết mọi đề xuất cấm nhập khẩu dầu (hoặc khí đốt) của Nga. Không chỉ các nước này và bản thân cơ quan hành pháp của EU là Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã tìm cách tốt nhất để tiếp tục thanh toán tiền nhập khẩu dầu và khí đốt Nga mà không vi phạm lệnh trừng phạt, trong đó có lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt.
Ngoài ra, bản thân quốc gia "đầu tàu" EU là Đức không chắc chắn về vấn đề cấm dầu Nga. Đức cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu cấm dầu và khí đốt Nga vì Đức nhập nhiều dầu thô nhất từ Nga vào năm 2021 so với các quốc gia EU khác: trung bình là 555.000 thùng/ngày, tương đương 34% tổng lượng dầu nhập khẩu trong năm đó. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết Đức đã chuẩn bị cho lệnh cấm nhập khẩu năng lượng Nga nhưng trong thực tế, Đức vẫn chưa thể tìm được nguồn năng lượng thay thế trong dài hạn.
Ông Habeck kết luận rằng giá nhiên liệu có thể tăng và lệnh cấm dầu Nga trong một vài tháng nữa sẽ giúp Đức có thời gian để tự tổ chức lại vấn đề này.
Thiếu vai trò lãnh đạo rõ ràng của Đức trong EU là một lý do giải thích tại sao EU sẽ không sớm đưa ra được lệnh cấm dầu và khí đốt Nga. Nếu có thì cũng có khả năng lệnh cấm sẽ có nhiều lỗ hổng, giống như các lệnh cấm và trừng phạt trước đó với Iran.
Động thái chưa dứt khoát của Đức và EU trong cấm dầu Nga đã khiến giá dầu cao hơn mức cần thiết.
Về phía nguồn cung, vẫn có những cam kết nhất định từ Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm về tăng đáng kể nguồn cung năng lượng trong nước vào cuối năm nay. Mỹ cũng đang tìm cách để có thêm ít nhất 3 triệu thùng/ngày trong nguồn cung mới toàn cầu.
Ngoài ra, vẫn có triển vọng Mỹ và một số nước sẽ xả kho dầu chiến lược lần nữa. Mỹ cũng có thể gây áp lực buộc OPEC phải tăng sản lượng.
Về phía cầu, tình trạng phong tỏa phòng chống COVID-19 ở Trung Quốc vẫn làm giảm mức cầu về dầu và chưa thấy dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách phòng chống dịch bệnh hiện nay. Ngoài ra, một loạt các đợt tăng lãi suất của Mỹ đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế ở những nơi khác.
Điều đáng chú ý là ngay cả khi không có những yếu tố giảm giá nói trên, dầu thô Brent đã chỉ có giá ở mức khoảng 65 USD/thùng vào tháng 9/2021 - trước thời điểm tình báo Mỹ nhận thấy Nga có các chuyển động quân sự rất bất thường ở biên giới Ukraine sau khi kết thúc cuộc tập trận chung Nga-Belarus.
Nhà cung cấp khí đốt tiềm năng mới dự kiến thay thế Nga Liên minh châu Âu (EU) sẽ chuyển hướng sang châu Phi để nhập khẩu khí đốt tự nhiên trong nỗ lực giảm phụ thuộc vào Nga. Tàu chở khí đốt Karmol LNGT Powership Africa dài 272 mét neo đậu ngoài khơi Dakar, bờ biển Senegal. Ảnh: Getty Images Hôm 3/5, hãng tin Bloomberg dẫn một tài liệu dự thảo của EU cho biết...