3 Tượng Phật độc đáo tại Việt Nam Niềm tự hào của người dân cả nước
Đạo Phật là tín ngưỡng phổ biến đã đi sâu vào tiêm thức của người dân Viêt Nam, cũng là môt trong những tôn giáo lớn ở nước ta từ trước tới nay.
Khi nói đên Phât giáo, không thê không nhắc đên những ngôi chùa và và các pho tượng Phât.
1. Tây Bổ Đà Sơn cao nhất Đông Nam Á – Núi Bà Đen Tây Ninh
Thực tế, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn mới được hoàn thành gần đây. Công trình này được đúc bởi hơn 170 tấn đồng đỏ và có chiều cao lên đến 72m, gồm: đài sen, khối đế 5 tầng và phần tượng bà. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất ở Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung.
Vì được thiết kế dựa trên nguyên mẫu tượng Phật của thời Lê, nên kiến trúc của tượng phật bà Tây Bổ Đà Sơn chứa đựng nhiều hàm ý. Cụ thể, Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đội vương miện chạm khắc hình ảnh Đức Phật A Di Đà, tôn vinh trí tuệ và lòng từ bi phổ độ chúng sinh của Đức Phật với thế gian. Tay trái tượng Phật cầm bình cam lộ đang dốc xuống, tượng trưng cho ban phát phước lành, cứu rỗi chúng sinh khỏi khổ đau. Tay phải nâng lên để lìa xa ác nghiệp. Với tạo hình đám mây và ba giọt nước, tượng trưng cho lời cầu nguyện mưa thuận gió hòa, phổ độ chúng sinh.
Giữa núi Bà Đen hùng vĩ, ngàn hoa khoe sắc thắm, Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đứng uy nghiêm trên đài sen bằng đồng, tượng trưng cho sự thuần khiết và lời nguyện cầu nhà nhà an lành. Đây cũng là điểm du lịch Tây Ninh được nhiều người lựa chọn để trở thành điểm tựa tinh thần giữa những ngày bộn bề lo âu và cầu bình an, hạnh phúc cho một năm mới đang chờ đón phía trước.
Địa chỉ: Khu phố Ninh Phú, Phường Ninh Sơn, Thành phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh
2. Tượng Phật ẩn mình dưới nước – Chùa Thanh Lương Phú Yên
Chùa Thanh Lương tại Phú Yên được du khách biết đến bởi nguyên liệu vô cùng độc đáo: san hô và gáo dừa. Từ xa, ngôi chùa có kiến trúc không giống như những ngôi chùa truyền thống khác mà nó mang hơi thở của văn hóa biển cả nhờ sự kết hợp mới lạ về nguyên liệu. Với san hô biểu tượng cho sinh vật dưới biển, và gáo dừa mang vẻ đẹp của sự thanh cao, thuần khiết như ý nghĩa của văn hóa Phật giáo.
Chùa Thành Lương Phú Yên gây ấn tượng mạnh với bức tượng Phật bà nằm ẩn mình giữa hồ Long Ẩn. Trước mặt tượng được thiết kế các lối đi nổi trên mặt nước, nên du khách có thể lại gần tượng hơn để chiêm ngưỡng, chụp hình sống ảo.
Video đang HOT
Dưới làn nước trong xanh của hồ Long Ẩn, tượng Phật độc đáo ở Việt Nam này hiện lên với vẻ đẹp vừa uy nghiêm mà cũng đầy lôi cuốn. Hình ảnh Phật bà với nụ cười an nhiên tự tại cùng bàn tay nhô lên khỏi mặt nước tạo nên một khung cảnh vô cùng linh thiêng, an lành đặc biệt.
Bức tượng có kích thước vô cùng lớn, lưng tựa vào thành hồ, xung quanh là những tiểu cảnh được thiết kế rất đẹp. Theo truyền miệng, ý tưởng của bức tượng này bắt nguồn từ việc trước đây có một pho tượng Phật trôi dạt từ biển vào đã được chùa vớt được và xin mang về thờ phụng. Và cho đến hôm nay, bức tượng vẫn được đặt ở một vị trí trang nghiêm trong chùa để du khách đến chiêm bái.
Địa chỉ: Thôn Mỹ Quang Nam, Xã An Chấn, Huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên
3. Tượng Phật Thích Ca nằm lớn nhất Việt Nam – Chùa Som Rong Sóc Trăng
Chùa Som Rong tên đầy đủ là chùa Botum Vong Sa Som Rong. Ban đầu, chùa được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp mái lá đơn sơ. Sau này, khi được quyên góp làm thành công trình kiến trúc đồ sộ như hiện tại. Nơi đây trang trở thành một trong những ngôi chùa thu hút đông đảo du khách tìm đến chụp ảnh check in ở Sóc Trăng.
Điều khiến chùa Som Rong Sóc Trăng trở nên nơi thu hút giới trẻ chính là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn nằm trong khuôn viên chùa. Bức tượng được xây dựng với chiều dài 63m, chiều cao 22,5m và nặng gần 490 tấn, được xem là một trong những tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Đây có thể xem là công trình tượng Phật Thích Ca lớn nhất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng với những đường nét tạo hình đặc trưng của dân tộc Khơme. Công trình sẽ làm cho ngôi chùa tăng thêm tính độc đáo, góp phần thu hút đông đảo phật tử và du khách trong và ngoài tỉnh, tạo thành điểm du lịch tâm linh của tỉnh nhà và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long
Địa chỉ: 367 Tôn Đức Thắng, Phường 5, Thành phố Sóc Trăng
Với những tín đồ của Phật Giáo, đi chùa có lẽ đã trở thành một thói quen không thể thiếu. Đi chùa là tìm về chốn tâm linh, thanh tịnh, yên bình, là tìm đến những ước nguyện của lòng người. Sẽ thật là một công đôi việc nếu du khách vừa được đi chùa cầu nguyện mà vừa lại được đi tham quan những tác phẩm độc đáo của chùa. Với 3 tượng Phật độc đáo ở Việt Nam kể trên không chỉ góp phần tạo nên không khí trang nghiêm mà còn đưa hình ảnh đẹp của những ngôi chùa Việt đến với bạn bè quốc tế. Chúc bạn có được những chuyến đi thú vị!
Bí ẩn tượng Phật bằng đồng cổ nhất Đông Nam Á của Việt Nam
Di chỉ Đồng Dương - nơi phát hiện ra bức tượng mang đậm nét Ấn Độ này - là Phật viện lớn nhất Đông Nam Á từng được xây dựng trong lịch sử.
Vào năm 1911, tại di chỉ khảo cổ Đồng Dương (nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier đã phát hiện ra bức tượng Phật bằng đồng cổ được coi là cổ nhất Đông Nam Á, đó là tượng Phật Đồng Dương.
Tượng được đúc bằng chất liệu đồng thau, nặng 120 kg với chiều cao 120 cm, chỗ rộng nhất 38 cm và chỗ dày nhất là 38 cm, tạo hình Đức Phật trong tư thế đứng như đang thuyết pháp (chuyển pháp luân).
Bệ tượng hình tròn hai tầng có tạc hình các cánh sen bao quanh. Phần trên của bệ là khối bán cầu ở thế ngửa lên. Phần dưới bệ có hình tròn lớn hơn như miệng chuông úp xuống. Chân tượng được đóng chặt vào bệ bằng những chiếc mộng đặt dưới lòng đôi bàn chân bằng phẳng.
Tạo hình của tượng cân đối, hài hòa, kỹ thuật tạo y phục tinh tế, mềm mại, với một tấm áo tu hành Uttarasanga dài để hở một vai, lại khoác thêm bên ngoài một tấm khoác Samghati.
Tóc Phật là những vòng xoắn ốc đều đặn. Trên trán có một Urna (thiên nhãn) lớn. Khuôn mặt được thể hiện sống động với những đường nét tả thực mang sự tương đồng với điêu khắc Hy Lạp.
Theo các nhà nghiên cứu, tượng Phật Đồng Dương mang dấu ấn phong cách nghệ thuật Amaravati (tên một trung tâm nghệ thuật Phật giáo miền Nam Ấn Độ), mang đậm tính bản địa người Dravidian, được đánh giá là khuôn mẫu cho điêu khắc ở Sri Lanka và vùng Đông Nam Á.
Nguồn gốc chính xác của tượng vẫn chưa được xác định. Một số ý kiến cho rằng có thể tượng Phật Đồng Dương đã được mang về từ Ấn Độ hoặc Sri Lanka. Trong khi đó, nhiều nhà khảo cổ nghiêng về khả năng tượng do người Chăm xưa làm nên.
Theo các giám định, pho tượng được xác định có niên đại vào khoảng thế kỷ 8 - 9, liên quan đến một giai đoạn Phật giáo ở Champa phát triển hưng thịnh nhất. Đó là thời kỳ thuộc triều Indravarman II, còn gọi là "Vương triều Đồng Dương" hay "Vương triều Phật giáo".
Di chỉ Đồng Dương - nơi phát hiện ra bức tượng vô giá này - là Phật viện lớn nhất Đông Nam Á từng được xây dựng trong lịch sử. Do sự bào mòn của thiên nhiên và tàn phá của con người, Phật viện này chỉ còn lại những dấu tích ít ỏi, mờ nhạt.
Vào năm 2012, tượng Phật Đồng Dương đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. Hiện tại, bức tượng được bảo quản và trưng bày ở Bào tàng Lịch sử TP HCM.
Ngôi chùa có tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát bằng đá hoa cương cao nhất Việt Nam Chùa Đèn Cầy là tên thường gọi của Viên Giác Thiền Tự, chùa tọa lạc ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cổng chùa Đèn Cầy. Ghé thăm chùa, du khách sẽ phải choáng ngợp trước những công trình kiến trúc trang nghiêm, bề thế của ngôi chùa độc đáo này như: Lâm viên Đại Bi Chú...