3 trường y – dược đào tạo 354 bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn
Hàng trăm bác sĩ trẻ được được các thầy cô giáo “ cầm tay chỉ việc” đào tạo trong vòng 2 năm trước khi về làm việc tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Hải Phòng và lãnh đạo Bộ Y tế t trao bằng tốt nghiệp cho các bác sĩ trẻ
Ngày 27-12, tại Trường ĐH Y Dược Hải Phòng, Bộ Y tế tổ chức Lễ bàn giao 19 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khoá đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I khóa 6 – trong tổng số 354 bác sĩ đã và đang được đào tạo tại 3 Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y- Dược Huế và Trường ĐH Y- Dược Hải Phòng. Đây là hoạt động thuộc Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)”.
Tại Lễ bàn giao, 19 bác sĩ (trong đó có 14 bác sĩ là người dân tộc Mường, H’Mông, Nùng, Tày, Thái) thuộc 7 chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức, ngoại, nhi, nội, phụ sản và truyền nhiễm được cấp bằng chuyên khoa I và chứng chỉ hành nghề sẽ tình nguyện công tác về 13 huyện nghèo thuộc 9 tỉnh miền núi và miền Trung. Với 7 khóa bác sĩ trẻ đã tốt nghiệp, dự án đã bàn giao 123 bác sĩ cho 50 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Chương trình đào tạo dành riêng cho các bác sĩ trẻ được Bộ Y tế xây dựng và thẩm định, trong đó, phần thực hành tay nghề chiếm 70%. Để các bác sĩ trẻ có thể chủ động làm tốt các kỹ thuật khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến huyện sau khi tốt nghiệp, Trường có chế độ đào tạo cho họ như bác sĩ nội trú, đồng thời, giao mỗi giảng viên trực tiếp hướng dẫn 1 học viên.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Bộ Y tế giao cho Trường ĐH Y Dược Hải Phòng và một số Trường ĐH Y tổ chức đào tạo cho các bác sĩ trẻ tình nguyện tham gia dự án bảo đảm chất lượng, đạt chỉ tiêu vững vàng tay nghề về chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu nhằm phục vụ nâng cao công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Qua đó tạo cơ hội cho người nghèo, người dân vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngày một tốt hơn.
Học viên được các thầy cô “cầm tay chỉ việc”
TS Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ (Bộ Y tế) cho biết dự án “Thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn” được Bộ Y tế quyết định triển khai thực hiện vào tháng 2 năm 2013 với mục tiêu đảm báo tính bền vững nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, theo đó tới năm 2020 sẽ đưa khoảng 300 đến 500 bác sĩ trẻ về công tác tại các địa bàn nêu trên. Sau thời gian đào tạo 3 năm được các thầy cô giáo “cầm tay chỉ việc” các bác sĩ tốt nghiệp sẽ công tác 3 năm (đối với nam) và 2 năm (đối với nữ) tại các huyện nghèo như đã đăng ký tình nguyện. Hết thời hạn trên, họ sẽ tiếp tục làm việc tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, nơi họ đã được xét tuyển đặc cách vào làm việc trước khi đi công tác tại các vùng khó khăn. Riêng đối với các bác sĩ được các huyện nghèo cử đi đào tạo sẽ công tác lâu dài tại Bệnh viện/TTYT huyện nghèo. Báo cáo của các Sở Y tế có huyện nghèo cho thấy nhu cầu bác sĩ tại 62 huyện nghèo là khoảng gần 600 người thuộc 15 chuyên khoa.
N.Dung
Theo nld.com.vn
Video đang HOT
'Èo uột' thi tuyển lãnh đạo đại học
Nhiều bộ, địa phương thí điểm tổ chức thi tuyển hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường ĐH nhưng việc này chưa thu hút được nhiều người tham gia.
Cán bộ, giảng viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM làm công tác tại kỳ thi THPT quốc gia 2019. Nhiều ứng viên từ trường này ứng tuyển phó hiệu trưởng nhưng bị gạt vì "không nằm trong quy hoạch" - Ảnh: NHƯ HÙNG
Nhiều chuyên gia cho rằng sự "èo uột" này đến từ những quy định cứng nhắc và nhiều lý do khác.
Lưa thưa ứng viên
Tháng 6-2019, Bộ Tài chính phát đi thông báo tổ chức thi tuyển chức danh phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính kế toán, hạn chót nhận hồ sơ 12-7-2019, không có ngày thi. Từ đó đến nay vẫn chưa có thông tin mới liên quan đến việc thi tuyển phó hiệu trưởng trường ĐH này.
Tháng 12-2018, Bộ Y tế lần đầu tổ chức thi tuyển chức danh hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Hải Phòng. Cả bốn người đạt tiêu chuẩn dự thi đều là người của trường và một phó hiệu trưởng đạt điểm cao nhất đã trúng tuyển. Tương tự, tỉnh Quảng Nam tổ chức thi tuyển hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Nam vào năm 2014, chỉ có hai ứng viên đang là phó hiệu trưởng của trường tham gia.
Trước đó, vào năm 2015, giám đốc một công ty luật trúng tuyển trong kỳ thi tuyển hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội nhưng sau đó không được bổ nhiệm vì tại thời điểm dự thi, ông này không phải là "công chức, viên chức nhà nước".
Bộ Tư pháp đã xin lỗi người trúng tuyển cũng như ghi nhận và đánh giá cao những ý tưởng, giải pháp nhằm đổi mới bộ máy và hoạt động của Trường ĐH Luật Hà Nội mà người trúng tuyển đã đề xuất trong quá trình tham dự kỳ thi.
Cũng vì nhiều quy định liên quan đến điều kiện và đối tượng dự thi mà có trường thông báo tuyển phó hiệu trưởng nhiều tháng trời, gia hạn thời gian nhận hồ sơ thêm vẫn không có đủ ứng viên để tổ chức thi.
Tháng 3-2018, Bộ Giao thông vận tải thông báo tổ chức thi tuyển chức danh phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM. Ngoài yêu cầu về đối tượng dự thi phải là công chức, viên chức, còn có điều kiện phải nằm trong quy hoạch phó hiệu trưởng của trường, nếu không nằm trong quy hoạch thì phải được Bộ Giao thông vận tải đề cử, Đảng ủy nơi công tác và Đảng ủy khối cơ sở Bộ Giao thông vận tải tại TP.HCM đồng ý bằng văn bản và phải giữ vị trí tối thiểu trưởng phòng, trưởng khoa.
Tháng 5-2018, bộ này ra thông báo gia hạn thêm 2 tháng nhận hồ sơ và đến tháng 11-2018 thông báo dừng thi tuyển phó hiệu trưởng.
PGS.TS Nguyễn Văn Thư - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết thời điểm đó có vài hồ sơ, trong đó người trong trường có 4 hồ sơ ứng tuyển. Tuy nhiên, tất cả đều bị gạt do chưa nằm trong quy hoạch phó hiệu trưởng của trường.
"Quy hoạch theo nhiệm kỳ trường gửi ra bộ nhưng không được duyệt. Quy hoạch bổ sung hằng năm trường gửi ra cũng không được duyệt. Do đó, chỉ có 1 hồ sơ đạt yêu cầu và bộ đã ngừng việc thi tuyển" - ông Thư nói thêm.
Khó thu hút vì nhiều quy định cứng
Theo ý kiến nhiều chuyên gia, việc thi tuyển chức danh lãnh đạo trường ĐH là xu hướng tích cực, cần khuyến khích. Việc này không chỉ hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình chuẩn bị nhân sự mà còn tuyển được người phù hợp để lãnh đạo và phát triển trường.
Một phó hiệu trưởng chia sẻ: "Cứ mỗi lần thực hiện quy hoạch hay lấy phiếu tín nhiệm, trong nội bộ trường lại có chuyện này chuyện kia tố nhau. Ở lĩnh vực công, điều này dường như xảy ra không ít. Do đó, việc thi tuyển sẽ phần nào hạn chế những xào xáo nội bộ này cũng như đưa ra kết quả khách quan để mọi người trong trường yên tâm, không có sự chạy chọt hay dàn xếp".
Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất đó là đối tượng dự thi bị giới hạn do các quy định liên quan như phải nằm trong quy hoạch, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cứng cho từng vị trí.
Phó hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM nhận định theo Luật giáo dục ĐH sửa đổi, hội đồng trường có quyền quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó. Vai trò bổ nhiệm của bộ chủ quản không còn. Trường cần tự thực hiện bởi mỗi trường có mục tiêu phát triển khác nhau.
Nhưng việc thi tuyển này cũng bị giới hạn về đối tượng, nhất là những người ngoài trường do các quy định liên quan ở các luật khác nhau dẫn đến sự cạnh tranh chưa nhiều.
"Người không làm trong trường ĐH sẽ khó đáp ứng tiêu chuẩn về quy hoạch cho từng vị trí cụ thể. Người trong ngành được quy hoạch ở vị trí tương đương cũng sẽ không mặn mà vị trí tương đương ở trường khác. Đó là chưa kể người trong cùng một trường đôi khi cũng ngại va chạm khi vị trí đó được quy hoạch cho người khác rồi" - vị này nói thêm.
Là người trong giai đoạn thi tuyển chức danh phó hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Văn Thư cho rằng điều quan trọng nhất của việc thi tuyển là tuyển được người có tiêu chuẩn, năng lực. Tuy nhiên, có thể nói việc thi tuyển chưa thu hút được nhiều người ngoài tham gia, ngoài các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, đối tượng, còn có việc người quản lý bị chi phối bởi nhiều luật, trong đó có Luật viên chức.
Một người mới hoàn toàn về trường có thể không chịu nổi sự bè phái, ỷ lại của viên chức trong khi rất khó để buộc thôi việc một viên chức. Môi trường làm việc như vậy sẽ khiến người ngoài ngại về trường.
Phải khách quan, minh bạch
Ông Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) - thì quan tâm đến tính khách quan và công bằng của kỳ thi. "Đề thi ai ra, ra như thế nào, ai phỏng vấn, phỏng vấn ra sao? Việc phỏng vấn phải có cấu trúc và định hướng, tránh việc thiếu khách quan khi thi.
Chẳng hạn, nếu ủng hộ, người phỏng vấn sẽ chỉ hỏi những vấn đề liên quan đến điểm mạnh của nhân sự. Còn không ủng hộ, họ lại tìm điểm yếu để hỏi. Thực tế đã có tình trạng như vậy khi tôi ngồi hội đồng phỏng vấn tuyển dụng" - ông Vinh nói.
Việc quy hoạch, tín nhiệm là cần thiết nhưng theo ông Vinh, việc đánh giá cũng phải khách quan. Quy hoạch không phải xếp chỗ, tín nhiệm không phải đo lường bằng sự hài lòng mà là hiệu quả công việc, kết quả mang lại cho nhà trường.
"Các trường ĐH lớn trên thế giới họ cũng có quy hoạch lãnh đạo nhưng họ cho ứng viên kinh qua nhiều vị trí khác nhau để sau đó có đánh giá dựa trên hiệu quả công việc chứ không phải bỏ phiếu" - ông Vinh nói.
Hội đồng trường sẽ quyết
Ở góc độ người từng quản lý trường ĐH nhiều năm, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho rằng với khu vực công, công tác cán bộ được quy định trong nhiều văn bản khác, trong đó có những quy chuẩn không dễ vượt qua.
"Hiện nay, hội đồng trường được trao quyền lựa chọn hiệu trưởng. Bộ chủ quản căn cứ vào đề xuất nhân sự của hội đồng trường, báo cáo bộ chủ quản để phê duyệt. Nguồn cán bộ lãnh đạo trường học có thể từ tại chỗ, từ bên ngoài trường...
Hội đồng trường chủ trì công tác xét tuyển hiệu trưởng đã được quy định trong Luật giáo dục và Luật giáo dục ĐH sửa đổi. Theo tôi, luật đã quy định, vấn đề là các hội đồng trường thực thi quyền của mình như thế nào mà thôi" - ông Hồng nói thêm.
Theo tuoitre
Chế độ miễn giảm học phí với trẻ mầm non tại vùng đặc biệt khó khăn Trẻ em luôn được Nhà nước, nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm đặc biệt là trẻ em ở các vùng khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo. Bạn đọc the van ngoc hỏi: Trẻ đang học lớp nhà trẻ (24-36 tháng), nếu ở tại vùng đặc biệt khó khăn và hộ nghèo có được miễn giảm học phí không? Và...