3 trường mầm non công lập được bố mẹ Hà Nội ưu ái gửi con vào bởi học phí rẻ nhưng chất lượng giáo dục thuộc hàng top
Đây là những ngôi trường mầm non công lập thuộc top đầu trong sự lựa chọn khi của các bố mẹ trên địa bàn Hà Nội.
Những ngày này, công cuộc tìm kiếm ngôi trường mầm non phù hợp cho nhu cầu của con, đảm bảo về chất lượng giáo dục và vừa phải với túi tiền của gia đình là mục tiêu của nhiều bố mẹ.
Đây là 3 trường mầm non công lập được bố mẹ Hà Nội quan tâm lựa chọn:
1. Trường mầm non Việt Bun – quận Hai Bà Trưng
Trường Mầm non Việt- Bun được thành lập từ năm 1981, thể tình hữu nghị giữa Việt Nam và cộng hòa Bungaria. Từ quy mô ban đầu gồm 6 nhóm lớp, nuôi dạy 120 cháu, đến nay trường đã có gần 600 học sinh.
Cồng trường mầm non Việt Bun khi nhìn từ ngoài vào.
Các con được tham gia các hoạt động ngoại khóa theo từng dịp đặc biệt trong năm.
Cơ sở vật chất: Trường có 3 sân chơi với tổng diện tích sân chơi là 3.886m2 (trong đó 2 sân chơi có diện tích hơn 1.000m2).
Các phòng học chức năng bao gồm 2 hội trường tầng 1, tầng 2, phòng học thể chất, phòng nghệ thuật, phòng máy tính, thư viện của trẻ, 2 phòng lego, 2 phòng học hòa nhập cho trẻ chậm nói, phòng cho trẻ làm quen với tiếng anh, phòng chiếu phim 3D, khu bể bơi trong nhà cho trẻ rèn luyện sức khỏe mùa hè…
Hệ thống cơ sở vật chất của trường rất hiện đại, an ninh đảm bảo giúp cho tôi cảm thấy an tâm nếu cho con theo học tại trường.
Chất lượng giáo dục: Trường sử dụng chương trình giảng dạy tiên tiến của Bulgaria, đồng hành cùng với đó là những tiết học rèn luyện nề nếp, thể dục phát triển thể chất, học kiến thức, âm nhạc, mĩ thuật, nghệ thuật. Mục tiêu của những giờ học này giúp trẻ tăng khả năng tiếp thu kiến thức sau này, có thể chất tốt và say mê với việc khám phá, học tập.
Giáo viên: Đội ngũ giáo viên của trường đều là những người giàu kinh nghiệm. Hàng năm, giáo viên được cập nhật, bồi dưỡng về phương pháp giáo dục, tham quan học tập các điển hình tiên tiến trong nước như trường Quốc tế Unis, được tiếp cận chương trình giảng dạy tiên tiến của Bulgaria qua những hoạt động tham quan của Ban giám hiệu giữa 2 trường Zvunche và mầm non Việt – Bun.
Bữa ăn cho trẻ: Nhà bếp có diện tích 200m2 được thiết kế theo quy trình vận hành 1 chiều từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chia thức ăn. Đồ dùng, dụng cụ nhà bếp đầy đủ đồng bộ, đảm bảo vệ sinh an toàn như tủ lạnh dùng để lưu nghiệm thực phẩm, tủ đựng, tủ sấy bát, tủ hấp cơm, máy xay thịt, máy cắt hoa quả, máy sục ô zôn, máy xay sinh tố, xe đẩy cơm, nồi ấm, bát, thìa muôi, khay đựng… đều được làm bằng chất liệu inox.
Địa chỉ: Số 27 Hương Viên, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Nhận trẻ từ: 24 tháng – 72 tháng
Học phí: 3 triệu đồng/tháng.
2. Trường mầm non Bình Minh – quận Tây Hồ
Được thành lập vào năm 2006, trường đã khẳng định chất lượng cũng như vị thế của mình tại Hà Nội và ngày càng phát triển hơn. Chương trình giáo dục tại trường được các chuyên gia thiết kế và phát triển tạo cơ hội cho trẻ phát huy tối ưu những khả năng tiềm ẩn.
Video đang HOT
Khu vui chơi hấp dẫn đối với các bé.
Các con được tham gia các hoạt động đặc biệt theo từng tháng.
Cơ sở vật chất: Tổng diện tích toàn trường là 3.939m2 trong đó tổng diện tích các phòng học là 1.710m2, diện tích phòng chức năng là 100m2, diện tích sân chơi là 1.450m2. Sân vườn và khu vệ sinh các lớp được quy hoạch khép kín. Sân chơi gồm khu phát triển thể chất, chợ quê, vườn cây, vườn hoa cho trẻ chăm sóc và được trang bị đồ chơi ngoài trời phong phú, đa dạng. Trường có các phòng chức năng như: phòng hội trường, phòng nghệ thuật, phòng vi tính. Khu hiệu bộ có đầy đủ các phòng làm việc như: phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính, phòng y tế…
Chương trình học: Các thầy cô trong trường chú trọng đến việc lắng nghe và thấu hiểu các con, không áp đặt và gò ép với các bài học ở trên lớp, các con có thể vận dụng các kiến thức vào thực tế và bày tỏ những mong muốn, sở thích riêng của mình. Vì vậy mà bố mẹ có thể yên tâm cho con theo học tại trường.
Giáo viên: Các cô giáo tại đây đều đạt trình độ chuẩn sư phạm Mầm non hệ chính quy. Các cô đều là những giáo viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Luôn luôn tận tâm, yêu trẻ và tuyệt đối tôn trọng đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra nhà trường cũng thường xuyên đưa giáo viên đi tập huấn về phương pháp mới, phương pháp giáo dục trẻ thông minh sớm (“Bé yêu biết đọc” và phương án 0 tuổi), Trí thông minh đa dạng (Multiple Inteligences), các hoạt động Montessori, KinderArts.
Bữa ăn cho bé: Thực đơn được sự kiểm tra và phê duyệt của bác sĩ dinh dưỡng. Thức ăn được chế biến tại trường để bảo đảm dinh dưỡng, vệ sinh và khẩu phần ăn được thiết kế theo nhu cầu các cá nhân trẻ. Phong bêp đươc săp xêp xây dưng đam bao vê sinh an toan thưc phâm, đơc trang bi cac loai may xay, may sây bat diêt khuân, tu hâp khăn, tu lanh, tu cơm… Cac đô dung bat, đia, thia, muông đươc trang bi băng inox. Hê thông bêp gas đam bao an toan va theo đung quy đinh. Chê đô dinh dương đươc xây dưng heo thưc đơn cua chuyên gia dinh dương đam bao thê chât cho cac be.
Địa chỉ: Ngõ 218 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Nhận trẻ: 18 tháng – 72 tháng.
Học phí: 2 triệu đồng/tháng.
3. Trường mầm non Hạt Mầm Nhỏ – quận Hoàn Kiếm
Trường mầm non Hạt mầm nhỏ được thành lập từ năm 2017, với hai năm hoạt động, trường đã tạo được sự tin tưởng từ các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh đang theo học tại trường.
Các con được học tập thông qua nhiều hoạt động khác nhau.
Lớp học võ rèn luyện sức khỏe.
Bữa ăn buffet ngay tại trường.
Cơ sở vật chất: Lớp học được trang trí đầy màu sắc với các chất liệu an toàn, không gây hại cho bé. Đặc biệt, nhà vệ sinh luôn được kiểm tra và vệ sinh mỗi ngày, giúp bé thoải mái như đang ở nhà. Sàn gỗ trong các lớp học đem lại sự hiện đại và chất lượng hơn so với một số cơ sở mầm non nhỏ lẻ hiện nay.
Giáo viên: Các thầy cô trong nhà trường luôn dành thời gian để trò chuyện, hỏi han và tìm hiểu về tính cách, khả năng của các bé và từ đó trao đổi thêm với phụ huynh, đưa ra phương pháp giảng dạy tốt nhất cho các bé.
Bữa ăn cho bé: Các bữa ăn của trường cực hấp dẫn, các con sẽ được ăn buffet tại trường, hoàn toàn lựa chọn được món ăn mà mình ưa thích. Thực đơn buffet phong phú và không bị bó hẹp bởi những món cố định theo ngày. Như các mẹ đã biết, trẻ nhỏ thường hay kén ăn, nhất là ở lứa tuổi mầm non. Vì vậy mà thực đơn buffet với đa dạng các món ăn sẽ giúp bé có thêm nhiều sự lựa chọn hơn cho bữa ăn của mình, đồng thời thúc đẩy tính tự lập, tự chọn và học thêm cách tự phục vụ khi ăn đối với những bé lớn.
Địa chỉ: Số 3 Hàng Cân – phường Hàng Đào – Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nhận trẻ từ: 12 tháng – 60 tháng.
Học phí: 2 triệu đồng/tháng.
Màn 'lột xác' ngỡ ngàng của ngôi trường top cuối
Là trường huyện với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, từng đứng top cuối của huyện Nam Sách (Hải Dương), nhưng giờ đây ngôi trường này khiến ngay cả những phụ huynh thành thị phải ngỡ ngàng.
Các bạn nhỏ của Trường Mầm non Thái Tân (Hải Dương) trình diễn thời trang
Cô Vũ Thị Thu Làn, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thái Tân chia sẻ, Thái Tân là một xã nghèo. Vì vậy, xuất phát điểm của trường là ngôi trường đứng top cuối của huyện với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Khi thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm", hoạt động nổi bật mà trường là tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
Sân bóng cỏ nhân tạo trong sân trường.
Trẻ được trải nghiệm làm vườn, chăm cây.
"Ví dụ, chúng tôi tận dụng các khoảng trống để xây dựng mô hình làm vườn, cô và trẻ sẽ cùng nhau trồng và trẻ có thể chăm sóc hàng ngày như tưới cây, nhổ cỏ và hái thu hoạch", bà Làn kể.
Cô giáo thu hoạch rau đay cùng với trẻ.
"Bên cạnh đó, do có nhiều phụ huynh làm việc tại công ty gốm, nên nhà trường được công ty hỗ trợ các nguyên vật liệu để trẻ trải nghiệm. Với chủ đề về gia đình, chúng tôi sẽ cho học sinh làm các vật dụng trong gia đình. Hay chủ đề về các con vật thì cho trẻ có thể học tô màu tượng,...", bà Làn nói và cho rằng để có được sự "lột xác" về cơ sở vật chất này, vai trò hỗ trợ của phụ huynh cũng như việc xã hội hóa là rất quan trọng.
Trải nghiệm làm gốm
"Nhà trường đã kêu gọi sự hỗ trợ từ nguồn lực có sẵn từ địa phương. Kêu gọi xã hội hóa nhưng trường cũng không đặt nặng xã hội hóa từ tiền của phụ huynh mà kêu gọi các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các nhà hảo tâm, có điều kiện sẵn sàng ủng hộ".
"Trẻ thích thú với tất cả các hoạt động khi được luân phiên tổ chức thực hiện theo chủ đề chứ không phải lặp lại một cách liên tục", bà Làn nói.
Theo báo cáo tổng kết 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề của Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương, các trường đã chủ động và có nhiều sáng tạo, tập trung vào bố trí, khai thác và tận dụng triệt để không gian sẵn có để tổ chức các hoạt động cho trẻ; xây dựng các khu vực trải nghiệm, các góc thực hành kỹ năng với đồ dùng, đồ chơi, thiết bị mua mới hoặc tận dụng từ nguyên vật liệu phế thải, đảm bảo an toàn, đẹp mắt.
Những khoảng không gian chật hẹp như thế này trước đây để trống thì giờ đây nhà trường đã tận dụng để thiết kế nơi tổ chức hoạt động chơi câu cá cho trẻ.
Phụ huynh học sinh và cộng đồng tích cực phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện chuyên đề như hỗ trợ nguyên vật liệu, kinh phí và ngày công lao động để cải tạo môi trường.
Công tác xã hội hóa đã được quan tâm nhằm huy động kinh phí sửa sang cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, hỗ trợ tổ chức các hoạt động tập thể cho cô và trẻ.
Theo Sở GD-ĐT Hải Dương, diện mạo các trường mầm non đã được thay đổi. Qua đó, trẻ được tạo cơ hội tốt nhất để hoạt động, khám phá, trải nghiệm nhằm phát huy năng lực và tính năng động, sáng tạo, thỏa mãn nhu cầu vui chơi theo đúng đặc điểm lứa tuổi.
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) cho hay: "Qua quan sát và tham gia các hoạt động của nhà trường, chúng tôi rất phấn khởi khi các trẻ mầm non mạnh dạn, tự tin, hào hứng tham gia các hoạt động. Kỹ năng của trẻ khi tham gia các hoạt động từ khi trồng cho đến thu hoạch vườn rau, tham gia các hoạt động trải nghiệm rất tốt".
Ông Minh cho rằng đây là những kết quả nhìn thấy được từ chuyên đề này.
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) cùng tham gia thu hoạch rau cùng trẻ Trường Mầm non Thái Tân.
"Trẻ em mầm non thích nhất là hoạt động vui chơi. Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tức là phải xuất phát từ nhu cầu hứng thú, khả năng và hướng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, vai trò của phụ huynh là vô cùng quan trọng, không chỉ trong việc tăng cường, xã hội hóa nguồn lực mà còn là sự thống nhất với nhà trường về nội dung và phương pháp giáo dục trẻ", ông Minh khẳng định.
Để thực hiện các mục tiêu của chuyên đề, theo ông Minh, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các địa phương và các cơ Sở GD-ĐT có các giải pháp về xây dựng môi trường giáo dục; xây dựng kế hoạch giáo dục của trường; tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đánh giá trẻ; phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Nơi trẻ mầm non được trồng rau, trải nghiệm làm gốm
Ông Minh cho hay, đề án sẽ tiếp tục được thực hiện hướng này và đi vào chiều sâu, rà soát, đánh giá lại các tiêu chí, tiêu chuẩn và điều chỉnh cho phù hợp.
Gần 5.000 người ở ổ dịch bạch hầu tiêm vaccine Trung tâm Y tế huyện Đăk G'long tiêm hơn 4.800 liều vaccine bạch hầu cho người dân xã Quảng Hòa, sau 7 ngày ổ dịch ghi nhận ca nhiễm. Sáng 28/6, tại khu cách ly thôn 6, ngành y tế huyện lập 3 điểm tiêm vaccine phòng ngừa bệnh bạch hầu cho người dân từ 7 đến 40 tuổi, thời gian tiêm kéo...