3 triệu người trong danh sách “nợ xấu”
Lee Sang-Kuk, 59 tuổi, hàng ngày phải vừa đi cung cấp thịt vào buổi sáng, vừa đi lái ô tô chở khách vào ban đêm, mà vẫn không kiếm đủ tiền trả nợ. Ông Lee chỉ là một trong số 3 triệu người bị các ngân hàng Hàn Quốc liệt vào danh sách đen hoặc không thể vay thêm bởi xếp hạng tín dụng thấp.
Lee Sang-Kuk làm tới hai công việc mà vẫn không kiếm đủ tiền trả nợ
Bị một công ty truyền thông sa thải năm 2000, ông Lee đã vay ngân hàng bằng cách thế chấp nhà của mình để mở một nhà hàng. Chỉ trong vòng hai năm, việc kinh doanh của ông thất bại và buộc phải tuyên bố phá sản. Để xóa các khoản vay ngân hàng rồi sau đó phải vay nặng lãi từ một doanh nghiệp tư nhân, ông phải bán căn hộ của mình. Túng quẫn, ông đã không ít lần nghĩ tới việc tự tử.
Video đang HOT
Bà Park, chủ một quầy hàng khu chợ Dongdaemon ở Seoul cho biết “đã mất mọi thứ” khi vay với lãi suất cao cho việc kinh doanh của mình. Cuối cùng bà phá sản, bị tịch biên nhà và mất công việc kinh doanh. Bà Park, hiện tại đã thất nghiệp và sống trong một khu trọ của nhà nước cũng cho biết từng tính đến tự sát nếu không nghĩ đến con cái.
Những trường hợp như ông Lee, bà Park đang ngày càng phổ biến tại Hàn Quốc. Số liệu của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 27-3-2013 cho biết, tỷ lệ nợ/GDP danh nghĩa của Hàn Quốc là 283% trong năm 2012, mức cao nhất kể từ khi các số liệu này được công bố. Khoản nợ khổng lồ của Hàn Quốc bao gồm: nợ của các hộ gia đình, các công ty và Chính phủ Hàn Quốc vào cuối năm 2012 là 3.607,3 tỷ won (3,25 nghìn tỷ USD).
Giống như Mỹ hay các nước Châu Âu vài thập kỷ gần đây, Hàn Quốc chứng kiến mức tăng trưởng chóng mặt về cho vay tiêu dùng. Hình thức cho vay này sở dĩ nhanh chóng thu hút được nhiều người dân là bởi lãi suất thấp. “Điều này không đe dọa đến hệ thống ngân hàng nhưng rõ ràng lại ảnh hưởng đến nhu cầu của tiêu dùng trong nước. Vay nợ hộ gia đình giống như một khối u trong cơ thể”, chuyên gia kinh tế Lee Jun Huyp nhận định.
Hiện, Hàn Quốc có khoảng 6 triệu người, chiếm 10% dân số đang phải đối mặt với gánh nặng nợ gia đình. Thứ nhất, ở một quốc gia mà đến 80% thanh niên học đại học thì việc chu cấp học phí cho con em luôn khiến các bậc cha mẹ Hàn Quốc đau đầu. Nhiều người phải vay mượn ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng để trang trải cho quá trình học tập của con. Thứ hai, nhiều gia đình có thu nhập thấp cũng thường xuyên phải vay nợ để chi trả cho mức sống đắt đỏ ở thành phố. Thứ ba, các lao động tự do chiếm 1/3 lực lượng lao động của nước này. Nhiều người trung niên Hàn Quốc bị các tập đoàn lớn sa thải để dành chỗ cho các lao động trẻ. Họ buộc phải thế chấp tài sản để vay vốn và phải tự kinh doanh để kiếm sống.
Việc thiếu hụt thu nhập sau thuế giữa các hộ gia đình mắc nợ cao đang cản trở nỗ lực của Chính phủ để thúc đẩy nhu cầu trong nước và dần dần đưa nền kinh tế quốc dân thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu. Gánh nặng về kinh tế kéo theo không ít những vấn đề xã hội. Nhiều người lâm vào cảnh túng quẫn đã tìm đến cái chết để thoát khỏi gánh nặng nợ nần. Số vụ tự tử tại Hàn Quốc vì thế mà không ngừng tăng lên mỗi năm đến mức báo động.
Trước thực trạng đó, Chính phủ Hàn Quốc đã có những động thái tích cực nhằm giảm thiểu sự gia tăng tỷ lệ vay nợ hộ gia đình. Ủy ban Dịch vụ Tài chính, cơ quan quản lý tài chính của Hàn Quốc đã quyết định nới lỏng quy định về hạn mức nợ trên thu nhập nhằm tạo điều kiện cho người dân có thể vay thêm tiền để mua nhà. Mới đây, tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye cũng đã đề xuất 18 nghìn tỷ won (16,9 tỷ USD) công quỹ để hỗ trợ người có thu nhập thấp giảm nợ.
Theo ANTD
Hàn Quốc: Sinh viên đua nhau xin nghỉ bảo lưu để đi tìm việc
Theo số liệu của Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc, có gần 1 triệu sinh viên đại học ở Hàn Quốc đã xin bảo lưu để đi kiếm việc làm. Chuyên gia nhận định nghỉ bảo lưu là điều "không thể tránh khỏi" để SV tích lũy kinh nghiệm nhằm kiếm tiền đóng học phí.
Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc (KEDI) cho biết tính đến ngày 1/4 năm nay, có tổng cộng 932.703 sinh viên Hàn Quốc đã xin nghỉ bảo lưu. Có nghĩa là khoảng 1/3 tổng số sinh viên đại học trên toàn quốc (2.980.000 sinh viên) đã tạm nghỉ học.
Bảo lưu đang ngày càng trở nên phổ biến với sinh viên Hàn Quốc vì các sinh viên nước này cố gắng để kiếm được việc làm thêm trong một thị trường việc làm cạnh tranh khốc liệt và quá bão hòa. Khi đi làm kiểu này, các sinh viên có thể kiếm được các giấy chứng nhận liên quan đến công việc tương lai của họ và tích lũy kinh nghiệm hoặc xin chỗ thực tập, đồng thời lại có tiền để chi trả cho khoản học phí đắt đỏ.
Kể từ khi số lượng sinh viên xin bảo lưu vượt quá con số 900.000 vào năm 2001, con số này không bao giờ thấp dưới mức này.
Ngày càng có nhiều sinh viên ở Hàn Quốc xin nghỉ bao lưu để kiếm việc làm thêm.
Một khảo sát mới đây của tờ Chosun Ilbo với 8.069 khoa trong 216 trường đại học đào tạo bốn năm cũng cho thấy rằng trong số 95 trường học, tức 44% các trường được khảo sát, tỷ lệ sinh viên xin bảo lưu là hơn 30%.
Trong phỏng vấn sâu với 100 sinh viên là những người đang xin nghỉ bảo lưu, có tới 90% nói rằng giờ đây nghỉ bảo lưu là điều "không thể tránh khỏi" để xây dựng các kỹ năng và kinh nghiệm nhằm kiếm tiền đóng học phí.
Các chuyên gia đang lo ngại về các vấn đề xã hội mà xu hướng này có thể tạo ra.
Chae Chang-kyun tại Viện Nghiên cứu Hàn Quốc về Giáo dục và Đào tạo Nghề cho biết: "Xu hướng này trì hoãn việc người trẻ thực sự thâm nhập vào thị trường lao động, theo đó cũng có nghĩa là họ kết hôn và sinh con muộn hơn và sẽ gặp khó khăn trong việc chuẩn bị cho cuộc sống sau khi nghỉ hưu. Tóm lại, xu hướng sinh viên xin nghỉ bảo lưu gây tác hại cho xã hội xét về toàn thể".
Xuân Vũ
Theo dân trí
Nợ công Mỹ tăng thêm 25 tỉ USD chỉ trong một ngày Nợ công Mỹ lần đầu tiên vượt mức 16.000 tỉ USD vào hôm 31.8 - Ảnh: Reuters Tổng nợ công của Mỹ đã vượt mốc 16.000 tỉ USD hôm 31.8, tăng thêm 25 tỉ USD chỉ trong một ngày, trang tin tài chính Wall Street Journal (Mỹ) trích dẫn số liệu Bộ Tài chính Mỹ cho hay. Đây là lần đầu tiên nợ...