3 trẻ chết sau tiêm: Hồi hộp chờ nguyên nhân
Theo dự kiến, 14 giờ chiều nay (22/7), các ngành chức năng của tỉnh Quảng Trị, Viện Vệ sinh dịch tể Trung ương sẽ có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị, để thông báo kết quả điều tra ban đầu về nguyên nhân dẫn đến cái chết của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B.
Trong khi đó đã có nhiều luồng dư luận hoài nghi về chất lượng vắc-xin cũng như những băn khoăn liệu có nên tiêm vắc-xin cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h đầu sau sinh?
Có nên tiêm vắc-xin viêm gan B cho trong 24h đầu sau sinh?
Trả lời báo chí, GS.TS Nguyễn Khắc Mẫn, chuyên gia Trung tâm nghiên cứu và sản xuất vắc-xin sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) nhận định, vắc-xin viêm gan B rất ít khi gây ra phản ứng nặng.
Việc 3 trẻ tử vong ngay sau tiêm ngay tại một nơi, trên cùng một lô vắc-xin, là rất đáng lo ngại. Còn GS.TS Nguyễn Đình Bảng – nguyên Viện trưởng Viện Kiểm định vắc-xin và sinh phẩm y tế quốc gia, cho rằng cần xem lại quy trình tiêm chủng và cân nhắc việc thay đổi lịch tiêm vắc-xin viêm ban B cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh. “Tôi nghĩ việc thực hiện tiêm chủng đối với vắc-xin này chưa hợp lý chứ không nghi ngờ về chất lượng vắc-xin. Lọ vắc-xin được bảo quản trong tủ lạnh, vì vậy, cần phải làm ấm trước khi tiêm cho trẻ, nếu không trẻ có thể bị sốc vì lạnh, nhất là với trẻ vừa sinh”, GS Bảng phân tích.
Theo GS Bảng, không nên tiêm vắc-xin cho trẻ trong vòng 1 tháng sau sinh mà nên thực hiện mũi tiêm đầu tiên khi trẻ đã được 2 – 3 tháng tuổi để tránh những tác động lạ khi đứa trẻ mới chào đời. “Rất khó tìm nguyên nhân phần lớn vụ phản ứng sau khi tiêm vắc-xin. Khi khám sàng lọc nước tiêm phải thực hiện đầy đủ các bước như cân nặng, sức khỏe, có cơ địa dị ứng hay không, kỹ thuật tiêm, chỉ định tiêm, nhưng chúng ta thường ít lưu ý và thường bỏ qua. Nếu kiểm tra đầy đủ thì có thể tìm ra được nguyên nhân”, GS Bảng lưu ý.
Người nhà đau đớn trước cái chết của cháu bé
Video đang HOT
Ông Nguyễn Trần Hiển, Chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, trung bình mỗi năm có 10 – 12 trường hợp phản ứng nặng dẫn đến tử vong sau khi tiêm vắc-xin. Con số này còn tăng vọt kể từ năm 2012, với chuỗi phản ứng liên quan đến vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem (từng bị tạm dừng để điều tra nguyên nhân và được đề nghị sử dụng lại vào tháng 6).
Điều đáng nói, trước đó, đã có 9 trường hợp trẻ em bị tai biến, tử vong sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem. Đây là loại vắc-xin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 6/2010, áp dụng tiêm miễn phí cho trẻ từ 2 – 4 tháng tuổi. Vắc-xin này do Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ đến hết năm 2015. Sau khi liên tục có những ca tai biến, tử vong ở trẻ em sau tiêm, nhiều ý kiến cho rằng Bộ Y tế nên ngừng sử dụng ngay loại vắc-xin này để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ em tiêm chủng. Nhưng phải đến khi cháu bé thứ 5 tử vong, Bộ Y tế mới ra quyết định tạm ngừng sử dụng loại vắc-xin này. Và chỉ hơn 1 tháng sau, ngày 20/6, Bộ Y tế ngay lập tức đề nghị sử dụng loại vắc-xin này.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi – BV Bạch Mai cho rằng, quy định của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia là tiêm vắc-xin viên gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh, tuy nhiên không thể áp dụng một cách cứng nhắc với tất cả các trường hợp mà trước khi tiêm bác sĩ cần phải khám cẩn thận cho tất cả các bé. Sau khi khám, nếu bác sĩ khẳng định trẻ không bị bệnh gì, sức khỏe tốt thì mới tiêm mũi vắc-xin viêm gan B, lý do vì ngày đầu sau sinh của trẻ có diễn biến rất khó lường. Thực tế có những trẻ sinh ra có khóc, bú tốt, nhưng chỉ sau 6 – 12 giờ đã bị suy hô hấp. Nếu không theo dõi kỹ sức khỏe của trẻ mà tiêm vắc-xin luôn trong thời gian này, có thể trẻ bị tai biến hoặc tử vong là do bệnh chứ không phải do vắc-xin nhưng chắc chắn sẽ gây ra nhiều vấn đề phức tạp.
Một số chuyên gia khác về tiêm chủng khuyến cáo, không nhất thiết phải tiêm mũi viêm gan B ngay 24 giờ đầu sau sinh mà có thể tiêm trong tháng đầu sau sinh, khi đứa trẻ đã cứng cáp hơn để giảm thiểu tỷ lệ tai biến.
Hồi hộp chờ nguyên nhân
Ngay trong tối 21/7, đoàn chuyên gia của Bộ Y tế do GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư dẫn đầu đã đến Quảng Trị. Đoàn đã lập tức có cuộc làm việc nhanh với lãnh đạo Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị để nắm thêm thông tin.
Báo cáo với đoàn, ông Nguyễn Xuân Tường, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị báo cáo rằng, hai lô vắc-xin V-GB 020812E và V-GB 030812E (ba liều đã tiêm cho ba trẻ tử vong thuộc hai lô này) được cấp theo chương trình tiêm chủng mở rộng về Quảng Trị với 8.000 liều, đã được phân bổ về các cơ sở tiêm chủng 3.600 liều và hiện vẫn còn khoảng 4.400 liều. Phía đoàn chuyên gia chưa có bình luận gì về nguyên nhân vụ ba cháu bé sơ sinh bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin phòng viêm gan B tại H.Hướng Hóa mà chủ yếu chỉ lắng nghe báo cáo và đặt một số câu hỏi liên quan.
Ông Nguyễn Đức Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, nhận định ban đầu từ phía các cơ quan chức năng địa phương qua việc khám nghiệm ban đầu, có thể ba trẻ tử vong do sốc phản vệ. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn chưa thê khẳng định nguyên nhân cuối cùng. Hiện tỉnh Quảng Trị đã thông báo về toàn tuyến y tế cơ sở dừng việc tiêm chủng lô vắcxin nói trên.
Nguyên nhân dẫn đến 3 cháu bé sơ sinh chết sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B, vẫn còn chờ đến chiều nay (22/7).
Theo Khampha
Đề nghị 10 án tử hình, chung thân trong vụ buôn 223 bánh heroin
VKSND tỉnh Bắc Giang đã có phần luận tội và đề nghị đến 6 án tử hình và 4 án chung thân với các đối tượng trong đường dây ma túy "khủng" nhất tại tỉnh Bắc Giang từ trước đến nay do "bà trùm" ma túy Lưu Thị Thuần (SN 1963) cầm đầu.
Sáng nay, 12/7, phiên tòa xét xử đường dây ma túy "khủng" do bị cáo Lưu Thị Thuần cầm đầu bước vào phần luận tội. Đại diện Việt kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Bắc Giang đã trình bày quan điểm luận tội đối với các bị cáo. Trong đó, sau khi phân tích tính chất, mức độ, hành vi, hậu quả, vai trò của từng bị cáo, VKSND tỉnh Bắc Giang đề nghị Hội đồng xét xử xem xét kết án tử hình đối với 6 bị cáo gồm: Nguyễn Tiến Dũng, Lưu Thị Thuần, Sồng A Lư, Tráng A Chu, Nguyễn Thị Long và Nông Thị Hồi.
Đề nghị 10 án tử hình, chung thân trong vụ buôn 223 bánh heroin.
Đề nghị mức án chung thân với 4 bị cáo gồm Phạm Thúy Điệp, Nguyễn Thị Lộc, Trần Thị Sáu và Nguyễn Thị Thông. 3 bị cáo còn lại gồm: Vũ Công Phương, Nguyễn Thị Thủy và Tạ Văn Hùng mỗi bị cáo bị đề nghị mức án 20 năm tù. Ngoài ra, Viện Kiểm sát cũng đề nghị phạt bổ sung bằng tiền đối với các bị cáo với tổng số tiền lên đến 207 triệu đồng.
Như Dân trí đã đưa tin, trong thời gian từ ngày 10/7 đến 12/7, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đưa 13 bị cáo trong đường dây tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép 223 bánh heroin từ huyện Mộc Châu (Sơn La) về Bắc Giang và các tỉnh lân cận tiêu thụ. Đường dây do bị cáo Lưu Thị Thuần (SN 1963, trú tại thôn Sơn Quả, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) cầm đầu.
12 bị cáo còn lại gồm: Nguyễn Tiến Dũng (SN 1952), ở xóm Ca, xã Kha Sơn, huyện Phú Bình (Thái Nguyên); Sồng A Lư (SN 1975), Tráng A Chu (SN 1966), cùng trú tại bản Cô Tang, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu (Sơn La); Nguyễn Thị Long (SN 1964), trú tại thôn Hoàng Lại, xã Thanh Vân, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang); Nông Thị Hồi (SN 1975), ở bản Pá Nim, xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia (Lạng Sơn); Phạm Thúy Điệp (SN 1966), Nguyễn Thị Lộc (SN 1967), cùng ở thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn); Trần Thị Sáu (SN 1954), ở thôn Núi Móng, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh);
Trùm ma túy Lưu Thị Thuần.
Nguyễn Thị Thông (SN 1963), Nguyễn Thị Thủy (SN 1964), cùng trú tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh); Vũ Công Phương (SN 1949), ở thôn Kiều Chính, xã Xuân Phương và Tạ Văn Hùng (SN 1958), trú tại xã Nga My (cùng huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên). Các bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang truy tố về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ tháng 9/2011 đến ngày 10/6/2012, với sự giúp sức vận chuyển của Tráng A Chu và Sồng A Lư, Lưu Thị Thuần và người tình là Nguyễn Tiến Dũng đã 4 lần thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép 223 bánh heroin.
Trong đó, Thuần và Dũng đã trực tiếp tiêu thụ 161 bánh thu lợi hơn 1,5 tỷ đồng; Sồng A Lư thu lợi 150 triệu đồng; Tráng A Chu thu lợi 110 triệu đồng. Ngày 10/6/2012, Tráng A Chu và Sồng A Lư trên đường vận chuyển 62 bánh heroin từ Mộc Châu (Sơn La) về Hiệp Hòa (Bắc Giang) giao cho Thuần và Dũng thì bị Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ Bộ Công an bắt quả tang.
Tháng 5/2012, Nông Thị Hồi và Nguyễn Thị Long đã 5 lần thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép 13 bánh heroin thu lợi từ 49 đến 105 triệu đồng; Phạm Thúy Điệp và Nguyễn Thị Lộc 3 lần với 8 bánh heroin. Từ tháng 4/2012 đến ngày 4/6/2012, Trần Thị Sáu đã 4 lần thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép 6 bánh heroin thu lợi 60 triệu đồng; Nguyễn Thị Thông cũng 2 lần thực hiện hành vi trên với 3 bánh heroin thu lợi 4 triệu đồng.
Các bị cáo còn lại gồm: Nguyễn Thị Thủy, Tạ Văn Hùng, Nguyễn Công Phương mỗi người thực hiện hành vi này 1 lần với số lượng 1 bánh heroin.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Theo Dantri
13 đối tượng buôn 223 bánh heroin hầu tòa TAND tỉnh Bắc Giang đang xét xử các "trùm sỏ" ma túy trong đường dây buôn bán lớn nhất từ trước đến nay với số lượng tiêu thụ lên tới 223 bánh heroin. 13 bị cáo hầu tòa đối diện với nhiều mức án "kịch khung". Sau khi tạm hoãn từ ngày 25/6, sáng 10/7, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang tiếp...