3 trẻ chết sau tiêm: “Giải oan” cho vắc xin viêm gan B
Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự “ vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” để tiếp tục điều tra làm rõ sai phạm cá nhân.
Gia đình 3 trẻ sơ sinh xấu số ở Quảng Trị được đưa về mai táng. Vắc xin viêm gan B được xác định không phải nguyên nhân gây tử vong của 3 trẻ sơ sinh này
Như vậy, trong vụ việc này, nguyên nhân được xác định là do lỗi thực hành tiêm chủng, nguyên nhân gây tử vong do vắc xin viêm gan B đã được loại trừ.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết dư luận trong thời gian qua cho rằng nguyên nhân là do vắc xin, song đến thời điểm hiện nay nguyên nhân do vắc xin đã được loại trừ và cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” để tiếp tục điều tra làm rõ những sai phạm cá nhân.
Ông Phu cũng lưu ý: Việc xảy ra ở bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có tính chất “đơn lẻ, cá biệt”, xảy ra ở duy nhất 1 trong 1.600 điểm tiêm chủng trong cả nước. Nếu vì chất lượng vắc xin thì sự cố đã có thể xảy ra trên diện rộng bởi cùng thời điểm đó, nhiều nơi khác cùng sử dụng lô vắc xin tiêm tại điểm này.
Trả lời phỏng vấn một số báo chí, lãnh đạo PC45 (Bộ Công an) và GĐ Công an Quảng Trị cho biết hiện nay sự việc vẫn đang tiếp tục được điều tra và chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây tử vong cho 3 trẻ sơ sinh.
Nếu đã có kết luận cụ thể là do tiêm nhầm thuốc gây co bóp tử cung thì cơ quan chức năng đã có thể tiến hành khởi tố bị can.
Trước đó, trong ngày 24/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có báo cáo gửi các ĐBQH về “một số hoạt động của ngành y tế được ĐBQH và cử tri quan tâm”.
Trong báo cáo này, Bộ trưởng Kim Tiến cũng đề cập đến vụ việc xảy ra ở Quảng Trị và cho biết đây là sự cố hi hữu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng chưa từng xảy ra trong hơn 25 năm thực hiện chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Sau khi xảy ra vụ việc, đoàn điều tra đã phát hiện các sai sót trong quá trình thực hiện tiêm chủng như bảo quản, quản lý, triển khai tiêm vắc xin chưa đúng quy định của Bộ.
Ông Phu cho biết sau khi xảy ra các sự việc liên quan đến tiêm chủng, Bộ Y tế đã siết chặt công tác tiêm chủng, chỉ cho phép tiêm chủng ở những điểm đạt yêu cầu.
Video đang HOT
Tiêm oxytocin cho trẻ rất nguy hiểm
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng, nếu đúng là 3 trẻ sơ sinh ở Quảng Trị bị tiêm nhầm oxytocin như một số báo nêu thì rất nguy hiểm và thực tế là các cháu đã tử vong ngay sau đó với cùng các biểu hiện.
Thuốc co bóp tử cung được sử dụng cho phụ nữ có thai trong quá trình chuyển dạ và sau sinh. Trước khi sinh, những sản phụ thiếu cơn co sẽ được tiêm thuốc này để kích thích co bóp tử cung giúp đẩy thai ra ngoài. Còn sau sinh, thuốc này được tiêm cho những sản phụ bị đờ tử cung để tử cung nhanh co vào.
Ngay cả với người lớn, việc tiêm oxytocin cũng chỉ được sử dụng với liều lượng nhất định. “Mặc dù đây không phải là thuốc độc bảng A nhưng rất nguy hiểm, thuốc của người lớn mà dùng cho trẻ sơ sinh thì chết rồi”, vị này nói.
Theo Xahoi
3 trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin: Thực hư về nguyên nhân "nhầm thuốc"?
Trao đổi (qua điện thoại) với PV báo , ông Lê Công Dung, GĐ CA tỉnh Quảng Trị, nói: "Dư luận thông tin cho rằng nguyên nhân khiến 3 trẻ tử vong do tiêm "nhầm thuốc" là chưa chính xác.
Chúng tôi không rõ họ lấy thông tin đó từ đâu? Hiện tại cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra, chưa có kết luận về việc này. CQCA tỉnh Quảng Trị cũng chưa khẳng định về nguyên nhân dẫn đến cái chết của 3 trẻ.
Về khả năng "nhầm thuốc"?
Trước đó, sáng 25-10, theo nguồn tin riêng của một tờ báo: Cơ quan chức năng đã đưa ra kết luận ban đầu về nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B ngày 20-7 tại BVĐK huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Thời điểm tiêm chủng, BV mất điện nên nhân viên tiêm chủng đã dùng điện thoại soi tìm vắc-xin. Do vắc-xin được bảo quản chung với thuốc gây co tử cung Oxytocin nên thay vì lấy vắc-xin viêm gan B, họ đã lấy nhầm thuốc gây co tử cung tiêm cho 3 cháu bé.
Vì thế, cả 3 ca tử vong đều có những biểu hiện giống nhau. Điều này được làm rõ khi cơ quan chức năng lấy thuốc còn lại trong xilanh đã tiêm cho các cháu và kiểm tra.
Mặt khác, khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, nhân viên y tế đã không đưa vào phòng tiêm riêng cho trẻ mà vẫn để ở phòng tiêm cho người lớn.
Nguồn tin trên cũng cho biết, hiện CQCA đã quyết định khởi tố vụ án để làm rõ việc hai nhân viên y tế BVĐK huyện Hướng Hóa sơ ý vô trách nhiệm, vi phạm quy định an toàn tiêm chủng dẫn đến chết người.
Trước đó, sáng 20-7, tại BVĐK huyện Hướng Hóa, 3 cháu bé sơ sinh sau khi được tiêm vắc-xin viêm gan B đã có biểu hiện tím tái, không thở được và tử vong.
Được biết, đêm 19-7, các sản phụ được nhập viện để chờ sinh. Sau đó, cả 3 cháu bé đều chào đời, rất khỏe mạnh. Đến khoảng 6g sáng ngày 20-7, y tá đến tiêm thuốc viêm gan B (sơ sinh). Sau khi tiêm xong, cả 3 cháu bé đều có biểu hiện tím tái, khó thở rồi tử vong ngay sau đó.
Sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị, Bộ Y tế đã đến ghi nhận, xem xét nhưng không làm rõ được nguyên nhân dẫn đến 3 trẻ sơ sinh tử vong.
Bộ Y tế đã phải phối hợp với Bộ Công an để điều tra nguyên nhân. Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 cán bộ liên quan đến vụ việc là bác sĩ Lê Thị Kim Phượng và nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hải Thuận. Bác sỹ Lê Thị Kim Phượng là người chịu trách nhiệm chính trong ca trực còn nữ hộ sinh Hải Thuận là người đã trực tiếp tiêm vắc-xin cho 3 trẻ sơ sinh.
Theo kết quả điều tra ban đầu, cán bộ BVĐK huyện Hướng Hóa đã bảo quản vắc-xin chưa đúng quy định: Để vắc-xin cùng sinh phẩm khác, không ghi chép quản lý vắc-xin hàng ngày, không lưu vỏ, lọ theo quy định, không triển khai tiêm vắc-xin tại phòng tiêm.
Lỗi nghiệp vụ nghiêm trọng...
Nhìn nhận "sai sót" nói trên ở góc độ chuyên môn, y sĩ Phạm Thị Ngân, đang công tác trên địa bàn TP Hà Nội nhận định: Bảo quản vắc-xin như vậy là một lỗi nghiệp vụ vô cùng nghiêm trọng và không thể chấp nhận.
"Việc tiêm phòng phải được đảm bảo theo một quy trình rất chặt chẽ, chứ không được phép tùy tiện như vậy. Thứ nhất, thuốc tiêm phải đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng, đang trong thời hạn sử dụng, và phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Với đối tượng là các trẻ sơ sinh thì quy trình đảm bảo an toàn lại càng phải được tuân thủ nghiêm ngặt hơn. Tùy từng tháng tuổi của trẻ cũng có những loại vắc-xin riêng, không được phép nhầm lẫn vì sẽ dẫn đến trẻ bị tử vong. Thứ hai, vắc-xin phải được bảo quản bằng dây truyền lạnh trong môi trường nhiệt độ từ 0 đến âm 80C, đồng thời phải đảm bảo vô trùng. Bảo quản như cách mà BVĐK huyện Hướng Hóa trong trường hợp cụ thể này là không đảm bảo nhiệt độ. Hơn nữa tủ bảo quản vắc-xin là loại riêng chỉ dành cho bảo quản vắc-xin, việc chứa cùng các loại thuốc khác là một lỗi nghiệp vụ không thể chấp nhận. Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ nhầm lẫn, mà nhiệt độ bảo quản các loại thuốc là không giống nhiệt độ bảo vệ vắc-xin. Thứ ba, về kỹ thuật tiêm cũng có những quy định rất rõ ràng, buộc phải tuân thủ. Tùy từng loại vắc-xin có thể tiêm vào tay, chân, mông... độ nông sâu của mũi tiêm cũng khác nhau, để đảm bảo vết tiêm an toàn, phát huy tốt nhất tác dụng của thuốc, và người bị tiêm không bị đau hoặc áp xe hay tụ máu, sưng tấy sau khi tiêm" - y sĩ Phạm Thị Ngân cho biết.
Theo y sĩ Phạm Thị Ngân, trước khi tiêm phải nhìn thuốc, phải đối chiếu với tháng tuổi của trẻ xem có đúng đối tượng không - vì nhận và lập hồ sơ, thu tiền là một người nhưng người tiêm lại là người khác. Nhiều trường hợp nhầm lẫn đã xảy ra, khi bên ngoài lập hồ sơ đối tượng là một cháu bé 9 tháng tuổi, nhưng đến khi vào phòng trong để tiêm đối chiếu lại thì cháu bé này mới 4 tháng tuổi. Nếu không đối chiếu lại thì vô cùng nguy hiểm.
"Cẩn thận hơn, người tiêm còn phải đưa thuốc còn "nguyên đai nguyên kiện" cho gia đình là biết thuốc hoàn toàn đảm bảo chất lượng, chủng loại, rồi ghi vào sổ tiêm. Sau đó người tiêm còn phải ký xác nhận vào vỏ thuốc để đảm bảo rằng thuốc tốt. Vỏ thuốc trước đây được giao cho người nhà cất giữ, hiện nay theo quy định các y bác sĩ phải thu vỏ thuốc lại. Việc này cũng để dễ dàng đối chiếu khi có "sự cố" xảy ra" - y sĩ Phạm Thị Ngân cho biết.
Cũng theo y sỹ này, tất cả những quy định để đảm bảo an toàn tiêm chủng nói trên, đều được giảng dạy rất rõ ràng cụ thể trong các trường đào tạo về ngành y. Việc các y bác sỹ bỏ qua các công đoạn là lỗi về nghiệp vụ - không thể chấp nhận, và họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm khi "sự cố" xảy ra.
Ông Trần Văn Thành, GĐ Sở Y tế Quảng Trị: "Hiện tại Sở Y tế cũng chưa nhận được kết luận điều tra về vụ việc. Tôi chỉ biết rằng, cơ quan chức năng vẫn đang trong quá trình điều tra. Chúng tôi đã đình chỉ công tác đối với bác sĩ Lê Thị Kim Phượng và nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hải Thuận. Sở Y tế đã chỉ đạo BVĐK huyện Hướng Hóa phải có báo cáo về vụ việc, đồng thời cũng có ý kiến phản hồi đối với tờ báo đưa tin không chính xác".
Phản ứng của cơ quan chức năng
Thông tin cho rằng các cán bộ y tế của BVĐK huyện Hướng Hóa, "nhầm thuốc" khiến 3 cháu bé tử vong, đã thu hút sự quan tâm từ dư luận. Trong đó, đa phần là những ý kiến lên án hành vi được cho là "không thể chấp nhận" của các y bác sĩ trong sự việc cụ thể này.
Tuy nhiên, trưa 25-10, trao đổi (qua điện thoại) với PV ông Lê Công Dung, GĐ CA tỉnh Quảng Trị, cho hay: "Dư luận thông tin cho rằng nguyên nhân khiến 3 trẻ tử vong do tiêm "nhầm thuốc" là chưa chính xác. Chúng tôi không rõ họ lấy thông tin đó từ đâu? Hiện tại cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra, chứ chưa có kết luận về việc này. CA Quảng Trị cũng chưa khẳng định về nguyên nhân dẫn đến cái chết của 3 trẻ. Chúng tôi không đồng tình với việc báo chí đưa thông tin chưa đúng như vậy, và sẽ có ý kiến sau. Hiện tại, sự việc xảy ra ở BVĐK huyện Hướng Hóa, chúng tôi đã khởi tố vụ án, theo luật. Tuy nhiên về nguyên nhân xảy ra vụ việc, trách nhiệm thuộc về ai thì vẫn đang trong quá trình điều tra. Hiện tại cơ quan chức năng chưa có kết luận".
PV tiếp tục liên hệ với ông Trần Văn Thành - GĐ Sở Y tế Quảng Trị, ông Thành cũng khẳng định: "Hiện tại Sở Y tế chưa nhận được kết luận điều tra về vụ việc. Tôi chỉ biết rằng, cơ quan chức năng vẫn đang trong quá trình điều tra. Chúng tôi đã đình chỉ công tác đối với bác sĩ Lê Thị Kim Phượng và nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hải Thuận. Sở Y tế đã chỉ đạo BVĐK huyện Hướng Hóa phải có báo cáo về vụ việc, đồng thời cũng có ý kiến phản hồi đối với tờ báo đưa tin không chính xác".
Theo thông tin phản ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, có thể thấy nguyên nhân dẫn đến sự việc có thể do trình độ nghiệp vụ của các y bác sỹ trong trường hợp cụ thể này rất non kém hoặc tác phong làm việc cẩu thả thiếu chuyên nghiệp.
Phải chăng, người tiêm đã không kiểm tra thuốc dẫn đến khả năng "nhầm thuốc". Mặt khác việc chứa vắc-xin trong cùng môi trường bảo quản với các loại thuốc khác là sai và cũng dẫn đến khả năng này. Điều này cho thấy sự cẩu thả trong công tác khám chữa bệnh. Mà việc cẩu thả trong ngành y là không thể chấp nhận, nếu không muốn nói đó là tội ác. Bởi vô cùng nguy hiểm, và cũng lý giải vì sao lại có hiện tượng "nhầm thuốc"; cắt thận trái nhầm thận phải; bỏ quên dụng cụ trong bụng bệnh nhân... Ngành y tế cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo. Đồng thời cũng phải kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm trong công tác khám chữa bệnh. Có như vậy mới đảm bảo đội ngũ y bác sĩ, giỏi nghiệp vụ vững y đức.
Điều 99 của BLHS quy định: "1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 6 năm. 2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm".
Hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp là hành vi của người coi thường quy tắc nghề nghiệp, không tuân thủ theo những quy tắc đó, thực hiện một cách cẩu thả hoặc tin tưởng là hậu quả không xảy ra, nhưng thực tế đã dẫn đến hậu quả chết người.
Những vi phạm quy tắc nghề nghiệp của người phạm tội là những vi phạm thuộc phạm vi một ngành, một nghề, một lĩnh vực do Nhà nước quy định có tính chất nghiệp vụ để đảm bảo an toàn tính mạng của con người. Vì vậy phải tuân thủ những quy tắc an toàn, nếu vi phạm dễ dẫn đến chết người. Ví dụ như bác sĩ tiêm thuốc kháng sinh cho bệnh nhân nhưng không thử phản ứng trước, đã khiến bệnh nhân sốc phản vệ mà chết.
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp được thực hiện do lỗi vô ý do cẩu thả hoặc quá tự tin.
Theo Phap luât xa hôi
BT Tiến: 3 trẻ tử vong do... người tiêm sai Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, nguyên nhân 3 trẻ bị tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B ở Quảng Trị hôm 20/7 do những người thực hiện tiêm chủng không làm đúng kỹ thuật. Như tin đã đưa, ngày 20/7, tại Quảng Trị, 3 trẻ sơ sinh đã tử vong sau khi tiêm vắc xin...