3 thói quen xấu của trẻ có thể khiến răng mọc lệch, cha mẹ cần sửa ngay kẻo muộn
Có thể bạn không biết, nhưng một số thói quen thông thường có thể tác động lên hình dáng hàm răng của bé, thậm chí là nguyên do dẫn tới răng mọc lệch hay bị vẹo.
Việc răng mọc lệch hay vẹo (răng khểnh) phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, chẳng hạn như góc của hàm trên và góc hàm dưới. Nhưng những thói quen chăm sóc răng miệng cũng chịu trách nhiệm phần lớn cho vị trí và sự liên kết của những chiếc răng, dẫn tới hình dáng răng trông ra sao.
Bác sĩ nha khoa Ally Jiyun Ouh (Singapore) giải thích rằng răng di chuyển tương ứng với các lực lưỡi, má và cơ môi đặt lên chúng. Các lực khác nhau đẩy răng theo các hướng khác nhau, vì vậy, răng sẽ kết thúc ở vị trí cân bằng. Cô khẳng định rằng, điều quan trọng là chúng ta nên chú ý kiểm tra răng miệng thường xuyên, để có thể đánh giá sự phát triển của răng và hàm cũng như xem xét liệu có thói quen nào của răng miệng khiến răng của bé không đều hay không, từ đó xác định kịp thời và điều chỉnh.
Những điều cần biết về việc ngăn ngừa và sửa răng vẹo ở trẻ
Răng sữa đều rất quan trọng cho sự phát triển của xương hàm và cũng giúp tăng khả năng nói, khả năng nhai và thể hiện cảm xúc của bé tốt hơn, chẳng hạn như nụ cười. Tiến sĩ Ouh chỉ ra rằng răng bé cần giữ khoảng trống cho răng vĩnh viễn, để dẫn răng mọc vào các vị trí cụ thể và phù hợp. Nếu bé rụng răng sữa quá sớm, nha sĩ sẽ khuyên dùng một thiết bị cố định giữ cho không gian mở, để răng trưởng thành có thể mọc ra đúng chỗ. Nếu không, các răng xung quanh bắt đầu sụp xuống không gian trống đó, do đó các đường dẫn cho răng trưởng thành bị chặn.
Dưới đây là một số thói quen của trẻ có thể khiến răng mọc lệch, bị vẹo:
Mút ngón tay cái là thói quen thông thường ở trẻ, nhưng tần suất lớn sẽ tác động tới hàm răng, cha mẹ hãy chú ý (Ảnh minh họa).
Điều gì xảy ra: Mút ngón tay cái nhiều và thường xuyên không chỉ đẩy lưỡi ra khỏi vòm miệng mà còn khiến răng cửa bên trên nhô ra. Kết quả là hàm trên hẹp, không gian bị giới hạn khiến răng phát triển không đúng cách, xảy ra tình trạng quá tải (răng xô lệch vào nhau). Khi đó vì răng trên và răng dưới không gặp nhau khi miệng đóng lại, răng phía sau có thể bị mòn không đều, gây đau buốt và thậm chí đau đầu do căng thẳng.
Những cách khắc phục: Bé sẽ thường ngừng mút ngón tay trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi. Nhưng nếu bé có thói quen này, hãy thử tìm cách tiết chế thói quen đó và đảm bảo với bé rằng bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ bé. Thay vì chỉ trích bé khi bé mút tay, tại sao không tuyên dương bé khi bé không làm thói quen đó?
Video đang HOT
2. Lưỡi đẩy
Điều gì xảy ra: Trẻ sơ sinh bú bình trong thời gian dài thường trải qua chuyển động bất thường của lưỡi, vì nó nhô về phía trước khi chúng nuốt, nói và nghỉ ngơi. Điều này có thể gây ra vấn đề khớp cắn và khó nói.
Những cách khắc phục: Các thiết bị luyện lưỡi có thể được sử dụng để điều chỉnh vị trí của lưỡi, cho phép nuốt và phát âm đúng và đóng khoảng cách ở răng cửa do vị trí bất thường của lưỡi gây ra.
Việc thở bằng miệng khiến lưỡi rơi vào vị trí không chính xác và tình trạng quá tải răng xảy ra khi hàm trên trở nên hẹp hơn (Ảnh minh họa).
Điều gì xảy ra: Một số trẻ bị dị ứng hoặc amidan mở rộng thấy dễ thở bằng miệng hơn mũi. Tuy nhiên, việc thở bằng miệng khiến lưỡi rơi vào vị trí không chính xác và tình trạng quá tải răng xảy ra khi hàm trên trở nên hẹp hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy, ngoài sự phát triển bất thường của hàm trên và hàm dưới và răng, những đứa trẻ thở bằng miệng có một khuôn mặt lồi lõm rõ rệt hơn.
Những cách khắc phục: Cha mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa, bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên về phương pháp điều trị thích hợp.
5 lời khuyên từ chuyên gia
1. Giới thiệu cho bé có thói quen vệ sinh răng miệng tốt
Chăm sóc răng miệng từ nhỏ để bé có một hàm răng khỏe, một nụ cười tự tin (ảnh minh họa)
Dạy trẻ tự đánh răng càng sớm càng tốt. Khuyến khích bé đánh răng hai lần một ngày bằng bàn chải và kem đánh răng thích hợp. Giúp trẻ bằng cách kiểm tra xem bé có đang đánh răng đúng cách không.
2. Bảo vệ trẻ khỏi sâu răng sữa
Không bao giờ để bé bú bình sữa suốt đêm vì nó có thể gây sâu răng. Các loại đường trong sữa sẽ bám vào bề mặt răng của trẻ, thu hút các vi khuẩn sản sinh axit. Khi axit bắt đầu tấn công men răng, dẫn đến sâu răng.
3. Hạn chế tiêu thụ đường
Khi con bạn ăn quá nhiều đường và không đánh răng đúng cách sau đó, điều này có thể tích tụ đường và làm tăng lượng đường trong miệng. Điều này gây ra các mảng bám, sau đó là axit, phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng nếu không được điều trị.
4. Loại bỏ các núm vú giả
Núm vú giả cũng có thể trở thành nguyên nhân gây xô lệch các chiếc răng sữa của bé (Ảnh minh họa)
Nếu bé nhà bạn phải sử dụng núm vú giả, hãy làm sạch núm thường xuyên. Và không bao giờ nhúng núm vào bất kỳ chất lỏng ngọt nào vì nó có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Một cách ngẫu nhiên, răng bé có thể trở nên lệch hàng lối nếu sử dụng núm vú giả trong một thời gian dài. Điều này xảy ra do răng cửa trên của trẻ có thể bị nhô ra phía trước và trở nên vẹo lệch hàng, do đó các con sẽ gặp khó khăn khi cắn, nhai thức ăn
5. Đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng thường xuyên
Bộ Y tế Singapore khuyến nghị rằng trẻ em nên khám răng lần đầu vào khoảng 1 tuổi, nha sĩ có thể giúp xác định sớm sự xuất hiện của bất kỳ bệnh răng miệng nào và gợi ý phương pháp điều trị phù hợp cho bé.
Nguồn: Parents
Theo Helino
Lấy tủy khi bị viêm răng sữa
Khi bị viêm tủy, răng sữa sẽ bị phá hủy nhanh, ảnh hưởng các chức năng của răng vĩnh viễn về sau nên buộc phải lấy tủy.
Ảnh minh họa
Răng sữa có vai trò quan trọng trong nhai, nói, phát âm, giữ chỗ cho răng vĩnh viễn không bị mọc lệch. Răng sữa dễ bị hư tổn, sâu răng, hỏng men răng... bởi thói quen sinh hoạt, chăm sóc răng miệng không đúng cách, sở thích ăn đồ ngọt. Khi đã viêm tủy thì răng sữa sẽ bị phá hủy nhanh, ảnh hưởng đến mầm răng bên dưới.
Bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Dung cho biết trẻ có răng sữa bị sâu, nha sĩ khuyến cáo nên lấy tủy răng. Việc lấy tủy răng sữa trước thời điểm mọc răng vĩnh viễn giúp giữ hoạt động của răng bị hư một cách bình thường.
Khi răng hư, nếu nhổ răng sữa sẽ tạo ra một khoảng trống ở khung răng, gây khó khăn trong việc ăn nhai, tình trạng thức ăn không được răng nghiền nhỏ được sẽ gây nên những vấn đề ở hệ tiêu hóa của trẻ. Lấy tủy răng sữa sẽ giúp trẻ có răng khỏe mạnh, tránh ảnh hưởng đến phát âm.
Quá trình này sẽ giúp định hình sẵn khung răng cho răng vĩnh viễn và tránh những tình trạng như đau nhức chân răng, viêm, mủ chân răng, răng bị phá hủy... Dù răng sữa đã được lấy tủy, trám răng nhưng đến giai đoạn thay thế bằng răng vĩnh viễn thì nó vẫn sẽ rụng và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Theo bác sĩ Dung, cấu trúc ở răng có khá nhiều hệ thống mao mạch máu và dây thần kinh, nên nhiều phụ huynh lo ngại việc lấy tủy răng sữa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trẻ còn nhỏ nên việc lấy tủy sẽ khó khăn vì bé thường sợ đau và không hợp tác.
"Thực tế thì việc lấy tủy răng sữa hoàn toàn không ảnh hưởng đến hệ thần kinh hay sức khỏe của trẻ, không hề khó khăn như mọi người vẫn nghĩ", bác sĩ Dung nói.
Lê Phương
Theo VNE
7 'báo động đỏ' trên cơ thể tiết lộ sức khỏe có vấn đề Nổi mụn ở xương hàm và cằm, lông mày mỏng đi, xuất hiện đường kẻ màu đen trên móng tay là những bất thường trên cơ thể cảnh báo bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Lưỡi vỏ sò: Đây là tình trạng các cạnh lưỡi trông như lớp vỏ bánh, nó có nghĩa là lưỡi đang dần to hơn so với...