3 thợ lặn trộm 300 kg đồng quý dưới sông
Lợi dụng khu vực tàu chìm không có người canh giữ, giữa đêm tối, 3 thanh niên đã lặn xuống sông Gianh trộm hơn 300 kg đồng quý hiếm đưa vào Huế tiêu thụ.
Ngày 17/1, Trung tá Trần Văn Bộ, Trưởng Công an phường An Hòa, TP Huế (Thừa Thiên – Huế) cho biết, vừa bắt 3 thợ lặn Nguyễn Văn Lép (23 tuổi), Trần Văn Trung (25 tuổi, đều ngụ phường Hương Sơ, TP Huế) và Lê Văn Châu (32 tuổi, ngụ huyện Phú Vang) về hành vi trộm cắp tài sản.
Theo hồ sơ của cơ quan công an, Lép, Trung và Châu là những thợ lặn giỏi ở Huế. Cuối năm 2010, 3 người này được nhận vào làm việc cho một doanh nghiệp khai thác tàu ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình với công việc hàng ngày là lặn tìm tài sản cho các tàu bị chìm.
Tang vật vụ án được thu giữ. Ảnh: Trần An.
Ngày 3/1, bộ 3 được phân công lặn tìm tài sản của một tàu sắt ở cửa sông Gianh. Với năng khiếu lặn giỏi, Lép, Trung và Châu không mấy khó khăn để tiếp cận hơn 300 kg đồng thỏi và đồng đặc rất quý hiếm nằm sâu dưới lòng sông. Tuy nhiên, thấy số tài sản có giá trị lớn, cả 3 quyết định không đưa lên bờ nhằm chờ thời cơ ăn trộm.
Ngay trong tối cùng ngày, lợi dụng khu vực tàu chìm không có người canh giữ, nhóm này đã lặn xuống sông đưa số đồng lên bờ rồi giấu đi.
Nhằm tránh bị phát hiện, nhóm thuê xe chở số tài sản vừa lấy được vào Huế tiêu thụ. Đến địa phận phường An Hòa, TP Huế, chúng tập kết số đồng này tại số 57 Lý Thái Tổ để tìm người bán. Sau đó, khi bộ 3 đang thỏa thuận giá cả với một người mua thì bị người dân phát hiện và báo cáo cơ quan công an.
Tại cơ quan công an, cả 3 khai nhận vì thấy số tài sản có giá trị lớn, có thể giúp đổi đời nên đã hoa mắt. Công an TP Huế sẽ để bàn giao các nghi can cho Công an huyện Quảng Trạch điều tra làm rõ.
Trần An
Video đang HOT
Theo VnExpress
Những chuyến đò thảm khốc ngày cận Tết
Vụ đắm đò trên sông Lô khiến nhiều người gợi nhớ đến thảm họa tương tự từng xảy ra trong những ngày cận tết trên bên sông Gianh vào những ngày cuối năm 2009.
Niềm vui dìm dưới đáy sông
Phiên chợ Tết cuối năm 2009, khi nào cũng nhộn nhịp không ngờ lại biến thành thảm họa trên sông Gianh, đoạn qua địa bàn xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Chuyến đò chở 80 người rộn ràng đi chợ Tết qua sông Gianh, từ bờ nam đoạn xã Quảng Hải sang xã Quảng Thanh đã chìm lúc 7h30 sáng 25/1/2009 (nhằm ngày 30 tháng Chạp âm lịch) khiến 40 người tử nạn.
Người dân Quảng Bình từng phải chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày cận tết
Trên chuyến đò ấy cũng giống như vụ tai nạn tại dòng sông Lô, chiếc đò nhỏ bé nhưng đã chở quá trọng tải với nhiều xe đạp, hàng hóa, một con bò và khoảng 80 người dân, đa số là phụ nữ và trẻ em.
35 người may mắn thoát chết, một số bơi vào bờ, số còn lại được các thuyền câu cứu sống và đưa về cấp cứu tại các bệnh viện, số còn lại vĩnh viễn nằm dưới dòng sông, chưa kịp vui với manh áo mới, đón đêm giao thừa.
Hàng chục quan tài nhanh chóng được chuyên chở qua sông để kịp thời mai táng cho người tử nạn (theo phong tục của người dân xã này). Có gia đình có tới 5 thân nhân bị nạn trên chuyến đò tử thần.
Nổi đau của người dân trên các bến đò miền Trung lại chợt ùa đến đối với người dân vùng núi tỉnh Tuyên Quang.
Giờ, bài học "chủ quan" vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh những chủ đò và người dân Tuyên Quang. Vụ chìm đò này được dự báo trước nhưng những người dân vẫn bất chấp, dùa cợt với tính mạng trên dòng sông Lô
Trong phút chốc, mười mấy sinh mạng đã bất chấp tính mạng, vẫn cố liều lên chuyến đò ngang, nào đâu biết trước định mệnh.
Vụ tai nạn cũng đã xảy ra, số người chết trong vụ đắm đò sông Lô vẫn hiện hình đó, nhưng bài học chủ quan về tính mạng trong các vụ đắm đò dường như vẫn chưa đủ "độ nóng" để cảnh tỉnh những người chủ đò.
Để những sự việc đau lòng như trên xảy ra là một nỗi đau không chỉ riêng những người dân trên bến sông Lô trưa ngày 12/1, tại Bến Đất Phú Hưng, Thành phố Tuyên Quang mà còn là một tiếng chuông cảnh báo sự kém hiệu quả của chính quyền trước những vấn đề dân sinh thiết thực.
Điều quan trọng không chỉ là giải quyết hậu quả mà là làm tất cả những gì có thể để hạn chế một cách thấp nhất những tai họa đang rình rập với người dân.
Hỗ trợ các gia đình gặp nạn
Chính quyền địa phương vẫn đang khẩn trương tìm kiếm những người còn mất tích, cứu chữa các nạn nhân may mắn sống sót. Chính quyền đã hỗ trợ 4,5 triệu đồng/người đối với nạn nhân tử nạn có hộ khẩu trên địa bàn Tuyên Quang và 3 triệu đồng/người đối với nạn nhân không thuộc địa bàn.
Tính đến chiều ngày 13/1, vụ chìm đò này đã làm 3 người chết, gồm: Nguyễn Thị Chúc, (SN 1968, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), Hà Thị Hồng Ngọc (SN 2006, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) và La Thị Đức (58 tuổi, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc).
Chính quyền địa phương sẽ rút ra được những gì từ các vụ đắm đò thảm khốc?
6 nạn nhân còn mất tích đã được xác định danh tính, gồm: Nguyễn Đình Chiểu (SN 1989, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), Nguyễn Văn Đại (SN 1987, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Năm (SN 1963, ở xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang), La Thị Sáu (SN 1965, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Tám (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang) và Nguyễn Thị Sáu (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang).
Thân nhân những người gặp nạn đang ngóng chờ đợi người thân vẫn nằm dưới đáy sông Lô.
4 người may mắn được cứu sống là: Hà Hữu Bình (SN 1978, ở xã An Tường, thành phố Tuyên Quang), Lê Văn Đăng (ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), La Thị Mận (ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) và Lê Văn Xuân (SN 2007, ở xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang).
Hiện ông Bình đang bị tạm giữ để phục vụ quá trình điều tra làm sáng tỏ vụ việc.
Giang Uyên- Hà Duy
Theo Bưu Điện Việt Nam