3 thập kỷ, 10 cuộc chiến Kỳ cuối: Thế kỷ 21 ngập tiếng súng
Hoa Kỳ, cường quốc tự cho mình đảm nhận vai trò “ cảnh sát quốc tế” “, chính vì thế mà trong vòng ba thập kỷ họ đã khởi động 10 cuộc can thiệp quân sự vào các quốc gia có chủ quyền trên thế giới
Nam Tư, năm 1999. Sự can thiệp của NATO mà không có sự phê chuẩn của LHQ
Với lý do, chính phủ Nam Tư phạm tội diệt chủng và chống lại nhân loại cũng như việc không thực hiện yêu cầu rút quân đội Serbia khỏi khu vực tự trị của Kosovo và Metohijia. Vì thế, tháng 3/1999 Mỹ đã phát động một chiến dịch quân sự mang tên “sức mạnh đồng minh”. Mỹ tham gia vào chiến dịch này như một phần của chiến dịch “Anvil Noble”.
Các cuộc không kích được mang danh “can thiệp nhân đạo”, những chiếc máy bay của liên minh NATO đã trút bom xuống đất nước Serbia ròng rã suốt hai tháng rưỡi, không chỉ vào những mục đích cơ sở hạ tầng quân sự mà còn vào cả các thành phố của Serbia, cơ sở dân sự, các khu dân cư, cầu cống và các nhà máy công nghiệp khác của đất nước này.
Cuộc không kích Nam Tư năm 1999
Một loạt các cuộc không kích đã dẫn đến sự sụp đổ của Nam Tư. Tổng số thiệt hại từ cuộc tấn công quân sự được ước tính vào khoảng 1 tỷ USD. Nền kinh tế của đất nước này đã bị thiệt hại nặng nề. Những vụ ném bom đã phá hoàn toàn hoặc bị hư hỏng nặng: 89 nhà máy và xí nghiệp, 14 sân bay, 120 cơ sở năng lượng, 128 cơ sở dịch vụ công nghiệp và 48 nhà thương và bệnh viện, 82 cây cầu, 61 đường hầm và nút giao thông, 35 nhà thờ và 29 tu viện, 18 trường mầm non, 70 trường học, 9 tòa nhà của các giảng đường đại học và 4 ký túc xá. Khoảng 500 nghìn người không có việc làm. Thương vong của thường dân ít nhất là 500 người, trong đó có 88 trẻ em.
Kết quả của cuộc chiến là Kovsovo giành được độc lập. Thế nhưng hiện nay, nhà nước Kosovo độc lập chỉ được 103/193 quốc gia thành viên LHQ (53,4%) công nhận. Trong đó có hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (Nga và Trung Quốc), và hơn 1/3 các nước trong LHQ không công nhận độc lập của Kosovo. Cho đến hiện nay, quốc gia này vẫn chưa là thành viên của LHQ.
Lại Iraq, nhưng là năm 2003, sự can thiệp của Mỹ và một số đồng minh bất chấp LHQ
Washington sử dụng bằng chứng giả và thông tin tình báo sai đã cố thuyết phục thế giới rằng, Iraq đang tích cực phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và đang sở hữu một số vũ khí hóa học. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết, theo đề xuất của Hoa Kỳ, đã không diễn ra. Nga, Trung Quốc và Pháp đã thông báo rõ ràng rằng, sẽ phủ quyết bất cứ dự thảo nghị quyết nào mà trong đó có tối hậu thư cho khả năng sử dụng vũ lực chống lại Iraq.
Mặc dù vậy, tháng 3/2003, Mỹ và một số nước đồng minh đã phát động cuộc chiến tranh tổng lực vào Iraq với chiến dịch mang tên “Iraq tự do”. Vào tháng 5 cùng năm, Tổng thống George W. Bush tuyên bố kết thúc giai đoạn hoạt động chiến tranh. Cũng giống như cuộc chiến 1991, quân đội Iraq đã nhanh chóng bị tiêu diệt và chế độ Saddam Hussein sụp đổ và sau đó ông bị hành quyết.
Tượng đài Saddam Hussen bị kéo sập
Thế nhưng cuộc can thiệp quân sự của Mỹ và một số đồng minh vào Iraq chỉ chính thức kết thúc vào năm 2011, khi đó người lính cuối cùng của quân đội Mỹ mới rút khỏi lãnh thổ Iraq. Cuộc chiến này đã lấy đi sinh mạng của 4.423 lính Mỹ, 31.935 người bị thương, còn thương vong của Iraq là rất khó ước tính, thế nhưng theo một số truyền thông, con số này vào khoảng 100.000 người.
Video đang HOT
Chỉ có điều, sau khi lật đổ chế độ Saddam Hussein, một làn sóng khủng bố trỗi dậy. Hiện nay các cuộc tấn công khủng bố diễn ra hàng ngày trên đất nước này.
Về giá trị kinh tế, ngoài việc chi rất nhiều trong chiến dịch lật đổ tổng thống Saddam Hussein mà Mỹ còn đầu tư rất nhiều trong việc tái thiết đất nước Iraq. Đến năm 2010, đầu tư của Mỹ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và công nghiệp của Iraq lên tới 44,6 tỷ USD.
Libya, năm 2011, sự can thiệp của NATO với sự ủy quyền của LHQ.
Tháng 2/2011, Libya bắt đầu có bạo loạn, các cuộc biểu tình ngày càng leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang toàn diện giữa các nhóm đối lập và lực lượng chính phủ của Muammar Gaddafi.
Lấy lý do là chính phủ Libya đã sử dụng máy bay để ngăn chặn các cuộc biểu tình hòa bình, vào cuối tháng 2/2011, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua một nghị quyết áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Tripoli.
Không kích Libya bằng tên lửa Tomahawk từ tàu khu trục
Tháng 3/2011, LHQ đã thông qua nghị quyết thành lập vùng cấp bay trên bầu trời Libya. Sau khi LHQ thông qua nghị quyết này, các máy bay của NATO bắt đầu ném bom vào các vị trí của quân đội chính phủ cũng như các căn cứ quân sự.
Cuộc nội chiến ở Libya kết thúc vào tháng 10/2011 với việc Muammar Gaddafi bị giết chết. Tuy nhiên, các cuộc đụng độ giữa các nhóm bán quân sự và lực lượng dân quân khác nhau vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.
Theo Báo Đất Việt
3 thập kỷ, 10 cuộc chiến (Kỳ II): Những cuộc chiến kết thúc thế kỷ 20
Hoa Kỳ, cường quốc tự cho mình đảm nhận vai trò "cảnh sát quốc tế", chính vì thế mà trong vòng ba thập kỷ họ đã khởi động 10 cuộc can thiệp quân sự vào các quốc gia có chủ quyền trên thế giới.
Hoạt động quân sự tại Iraq (1991) của lực lượng đa quốc gia với sự đồng thuận của LHQ
Lý do cuộc can thiệp quân sự của liên quân là Iraq tấn công vào Kuwait. Vào tháng 7/1990 Baghdad không ngừng đưa ra các yêu sách đối với Kuwait, đòi hoàn lại thặng dư dầu hỏa mà phía Iraq cho là Kuwait đã bơm trong vùng Roumeillah, một tầng dầu khổng lồ được khai thác chung giữa biên giới hai nước.
Mâu thuẫn không được giải quyết, tháng 8/1990, Quân đội Iraq mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào Kuwait và chiếm đóng đất nước này một cách dễ dàng. Baghdad thông báo việc thôn tính, biến Kuwait trở thành tỉnh thứ 19 của Iraq và được gọi với tên Al-Saddam.
Hậu quả, Hội đồng Bảo an LHQ được triệu tập lên án các hành động của Iraq và đưa ra đề xuất thành lập một liên minh do Mỹ đứng đầu. Những hành động quân sự của liên minh nhằm giải phóng Kuwait được bắt đầu vào tháng 1/1991
Đống đổ nát để lại trong cuộc chiến tranh Iraq
"Chiến tranh vịnh Ba Tư" hay "Chiến dịch Bão táp Sa mạc" được mở màn bằng các cuộc ném bom, đến tháng 2/1991 lực lượng bộ binh mới tiến vào, kết quả là một thất bại nặng nề đối với quân đội Iraq.
Tháng 4 cùng năm, cuộc chiến kết thúc. Cuộc xung đột có lúc quân số quân đội Mỹ tham chiến lên đến 665.500, trong số họ có 383 binh sĩ đã bị tử trận và 467 người khác bị thương. Thiệt hại của phía Iraq là 40.000 người chết và khoảng 100.000 người khác bị thương.
Kết quả là nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về cuộc xung đột đã được thực hiện, đất nước Kuwait được giải phóng.
Somalia, 1993, sự can thiệp quân sự của Mỹ và một số quốc gia khác với sự cho phép của LHQ
Hoạt động quân sự ở Somalia là một trong những thành công khá nổi tiếng của Mỹ, chính vì sự thành công này mà nó đã được xây dựng thành bộ phim cực kỳ ăn khách "Black Hawk Down" (Chiến dịch Diều hâu).
Trong đầu những năm 1980, diễn ra cuộc nội chiến ở Somalia, phe đối lập ở đất nước này bắt đầu đấu tranh chống lại chính phủ hợp pháp, dẫn đến cuộc nội chiến quy mô lớn và rất khó kiểm soát đầu từ năm 1990. Somalia đang trên bờ vực của một thảm họa nhân đạo. Theo các chuyên gia, nạn đói ở Somalia trong đầu những năm 1990 đã gây ra cái chết của gần 300.000 cư dân.
Trong tháng 12/1992, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đã được điều đến quốc gia này với sứ mệnh "sự trở lại của hy vọng".
Lính Mỹ và những người dân Somalia
Trong thực tế, các hoạt động quân sự bắt đầu bằng việc đổ quân xuống thủ đô Mogadishu của thủy quân lục chiến Mỹ. Năm 1993, mở màn bằng chiến dịch "tiếp tục hy vọng", mục đích của chiến dịch này là tóm được một trong những nhà lãnh đạo của các nhóm vũ trang địa phương Mohamed Farrah Aidid.
Tuy nhiên, hoạt động này không thành công. Cuộc giao tranh kéo dài chỉ hai ngày, 3-4/10/1993. Phía Mỹ đã mất 18 binh sĩ, 84 người bị thương, 1 người bị bắt, mất 2 trực thăng và nhiều xe hơi bởi các phiến quân. Mỹ quyết định rút quân chỉ sau hai ngày tham chiến, cho đến hiện nay, cuộc xung đột ở Somalia vẫn chưa được giải quyết.
Nam Tư 1995, cuộc tấn công của NATO, đứng đầu là Mỹ, trước sự bất lực của LHQ
Đây là hoạt động quân sự quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử của NATO, đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã không thông qua nghị quyết, cho phép sử dụng biện pháp quân sự từ các nước Liên minh NATO.
Năm 1992, trong cuộc chiến tranh Bosnia, Washington và các đồng minh NATO đã công khai chống Serbia bằng việc hỗ trợ những người hồi giáo Bosnia.
Trong năm 1995, NATO đã tiến hành chiến dịch "sức mạnh cân nhắc" được đi kèm với các cuộc không kích vào Serbia. Đây là lần đầu tiên kể từ thế chiến lần thứ hai, các máy bay của không quân Đức tham chiến.
Kết quả hoạt động quân sự này đã làm cho lực lượng quân đội Serbia tổn thất đáng kể, buộc nhà lãnh đạo của Serbia ngồi vào bàn đàm phán hòa bình.
Binh sĩ bên xác một chiếc xe tăng tại cuộc chiến tranh Nam Tư
Năm 1998, Afghanistan và Sudan - cuộc tấn công quân sự đơn phương của Mỹ
Trong năm 1998, đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania bị tấn công với quy mô lớn. Theo tình báo Mỹ, các vụ tấn công trên có sự liên quan đến nhóm khủng bố ít được biết đến trước đó Al-Qaeda.
Để đáp trả trước các cuộc tấn công này, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã cho phép tiến hành cuộc không kích bằng tên lửa hành trình vào các trại tập trung của Al-Qaeda ở Afghanistan và một nhà máy sản xuất dược phẩm ở Sudan, mà theo các nhà chức trách Mỹ, tại đây vũ khí hóa học đã được sản xuất.
Các cuộc tấn công bằng tên lửa được thực hiện trong khuôn khổ chiến dịch "không giới hạn phạm vi". Cần lưu ý, đây là nhà máy sản xuất dược phẩm lớn nhất ở quốc gia Sudan.
Hiện nay, các sử gia và các chuyên gia phân tích cho rằng, các hoạt động quân sự này của Mỹ lại làm cho uy tín Bin Laden tăng lên, Bin Laden đã từng nói đùa, các cuộc tấn công hàng không của Mỹ chỉ để giết những con gà và lạc đà, như sự bất lực của Mỹ trong việc tham gia vào cuộc đối đầu với lực lượng của mình. Và hành động này chỉ khiêu khích các hoạt động khủng bố.
Chính vì thế, trong tháng 10/2000, một nhóm đánh bom tự sát Al-Qaeda đã cho nổ tung tàu khu trục USS Cole của Mỹ trong thời gian nó tiếp nhiên liệu tại cảng Aden ở Yemen. Vụ nổ này làm cho 77 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Một năm sau đó, các vụ đánh bom khủ bố kinh hoàng vào chính nước Mỹ, vụ 11/9 tại New York và Washington đã giết chết gần 3.000 dân thường.
Theo Báo Đất Việt
Thế giới sẽ có 9,7 tỉ người vào năm 2050 Một báo cáo mới được công bố của Viện Nghiên cứu Nhân khẩu Pháp cho thấy dân số thế giới sẽ tăng lên mức 9,7 tỉ người vào năm 2050. Ngày 2/10, một nghiên cứu của Pháp dự đoán dân số thế giới sẽ tăng từ mức 7,1 tỉ người hiện nay lên 9,7 tỉ người vào năm 2050 và Ấn Độ sẽ...