3 thắc mắc ngớ ngẩn khi dùng ô tô nhiều người từng trải qua
Đôi khi những “tài già” phải bật cười trước một số thắc mắc “ngớ ngẩn” của người mới lái, nhưng đó lại là những bỡ ngỡ ban đầu có thật mà ít nhiều các tài xế đã từng trải qua.
Dưới đây là những thắc mắc thường gặp phải đối với người mới lái, đôi khi tưởng như câu hỏi “ngớ ngẩn” nhưng đó lại là bỡ ngỡ có thật với tài xế mới.
Đây là thắc mắc tưởng chừng như chuyện đùa đối với người lái xe lâu nhưng thực tế vẫn thường xuyên được hỏi bởi người lần đầu lái xe hoặc mới mua xe. Một số chủ xe thực sự hốt hoảng khi thấy vũng nước chảy loang lổ ngay dưới hốc bánh xe phía trước bên phụ.
Theo giải thích của các chuyên gia, nếu nước rò rỉ ở vị trí này không màu, không mùi và nhất là chỉ xuất hiện khi bạn bật máy lạnh thì đừng nên lo lắng, bởi nó chỉ là nước thải từ hệ đống điều hòa.
Nước chảy dưới gầm xe số lượng nhiều dễ khiến tài xế mới hốt hoảng
Nếu nghi ngờ về dung dịch rò rỉ, bạn có thể đặt một tờ giấy dưới chỗ rỉ đó để xác định mật độ và màu sắc của chất lỏng. Để phân biệt giữa nước thải thường và nước của hệ thống làm mát, các chuyên gia khuyên chủ xe nên đổ nước làm mát loại xanh hoạc đỏ, riêng nước rửa kính hoặc đèn có thể phân biệt bằng giấy lót hoặc chạm tay vào thử độ nhớt tạo bọt.
Nước bắn ra từ ống xả phía sau xe
Một số tài xế hốt hoảng khi thấy vào buổi sáng, phía sau ống xả xuất hiện khói trắng và cả nước. Tuy nhiên, nhiều người có kinh nghiệm chạy xe cho biết, việc ống xả xe ô tô có nước còn thể hiện được động cơ đang hoạt động khá tốt và không có việc gì đáng lo ngại.
Nước bắn từ phía ống xả đuôi xe khiến nhiều người lo lắng
Thành phần khí thải xe ô tô, bao gồm: CO hay còn được gọi là Carbon Monoxide, HC (Hydrogen Carbon không cháy hết), CO2 (Carbon Dioxide), H2O (nước). Khi nhìn vào các thành phần này, có thể thấy nước trong khí xả, trong quá trình khí đi trong hệ thống xả khí, chúng sẽ gặp bộ xử lý khí thải và nước sẽ được ngưng tụ và các chất khác sẽ được hấp thụ một phần và đẩy ra ngoài. Điều này lý giải hoàn toàn tại sao trong ống xả xe ô tô có nước nhỏ giọt khi xe di chuyển.
Đây là nguyên nhân chính của việc ống xả ô tô chảy nước. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác mà nhiều người không để ý đó là khi vào buổi sáng sớm, khi ống xả còn lạnh, hơi nước trong ống xả sẽ ngưng tụ lại và trở thành nước thải chảy ra ngoài.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc ống xả ô tô có nước chứng tỏ rằng thành phần khí thải của xe ít chứa muội than và những khí nặng, khiến nước chảy ra dễ dàng hơn, nó cũng chứng minh rằng bộ hơi của xe còn kín và quá trình cháy không có bất cứ vấn đề nào (tỷ lệ hòa khí tốt).
Bề mặt đĩa phanh gỉ sét khi đỗ lâu ngày
Hiện tượng gỉ sét mặt đĩa phanh thường xuất hiện sau khi rửa xe và đỗ một chỗ dài ngày, đỗ xe trong môi trường ẩm ướt, ngoài trời. Một số tài xế cho rằng chất lượng đĩa phanh xe mình có vấn đề và dễ dẫn đến đổ lỗi cho hãng xe. Thậm chí, có người còn nhanh chóng đem chiếc xe đến garage gần nhất để tìm bệnh.
Thực tế, với các loại ô tô dùng đĩa phanh bằng sắt hay hợp kim của sắt (như thép…), tiếp xúc với oxy và độ ẩm trong một khoảng thời gian dài, tạo thành một hợp chất mới gọi là oxít sắt hay còn gọi là gỉ sắt. Chất xúc tác chính cho quá trình gỉ là nước.
Phanh đĩa có thiết kế hở nên khiến các bề mặt dễ bị các tác nhân bên ngoài (bụi, cát, đất, mưa,…) tác động trong quá trình sử dụng, hình thành các lớp rỉ sét trên đĩa phanh, đặc biệt là sau khi ô tô dính nước mưa hoặc được đỗ ở ngoài trời trong một thời gian dài. Để khắc phục, chúng ta chỉ chỉ việc lái xe khoảng 1 km và có dùng phanh là sẽ hết hiện tượng này.
Đĩa phanh bị gỉ bề mặt khiến nhiều người nghĩ đến hãng xe làm ra sản phẩm kém chất lượng.
Tuy nhiên, nếu như thấy rằng lớp rỉ sét đã bám trên bề mặt đĩa phanh trong một thời gian dài, cũng nên cẩn trọng vì rất có thể khi đó đĩa phanh đã bị ăn mòn, làm ảnh hưởng đến chất lượng phanh. Lúc này cần đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng để thợ láng lại bề mặt đĩa phanh hoặc thay mới.
Ngoài ra, nếu như xe của bạn sử dụng phanh đĩa gốm carbon, thì có thể yên tâm rằng đĩa phanh ô tô không bao giờ bị rỉ sét. Lý do là loại phanh này có khả năng chịu nhiệt tốt và có khả năng chống oxy hóa và chống sốc nhiệt. Tuy nhiên, giá của chúng rất đắt và thường chỉ áp dụng cho xe thể thao hoặc siêu xe hoạt động ở tốc độ cao.
Bảo dưỡng phanh ô tô đúng cách để yên tâm đi Tết
Hệ thống phanh trên ô tô là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành. Để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của xe thì việc kiểm tra bảo dưỡng cần được thực hiện thường xuyên.
Khi nào nên bảo dưỡng phanh?
Rất khó để có một "công thức" chung xác định chính xác khi nào cần kiểm tra, bảo dưỡng phanh vì nó phụ thuộc vào điều kiện đường sá mà xe thường di chuyển, thói quen của lái xe cũng như loại phụ tùng mà chủ xe sử dụng trước đó.
Các chuyên gia về ô tô khuyên chúng ta hãy kiểm tra và thay má phanh sau khoảng 30.000 km di chuyển, hoặc sau 2 năm hoạt động của xe. Thời gian này này có thể ngắn hơn nếu ô tô thường xuyên đi tại khu vực đông dân cư hay phải sử dụng phanh.
Ngoài việc kiểm tra định kỳ thì bất cứ lúc nào trong quá trình lái xe xuất hiện một số hiện tượng sau, bạn cũng nên đưa xe đi kiểm tra phanh.
Các chuyên gia về ô tô khuyên chúng ta hãy kiểm tra và thay má phanh sau khoảng 30.000 km di chuyển
- Nếu đạp lên chân phanh không thấy chắc, hoặc bàn đạp gần như chạm sàn mới "ăn" thì đó là những dấu hiệu phải kiểm tra. Nguyên nhân có thể là thiếu dầu phanh hoặc má phanh quá mòn, cần thay thế.
- Nếu đạp phanh thấy rung xe hoặc rung tay lái là dấu hiệu cần phải thay đĩa phanh hoặc đĩa phanh đã quá mòn cần phải tráng lại mặt.
- Khi phanh xe xuất hiện tiếng rít ken két, hoặc âm thanh kim loại chà vào nhau cho biết lớp bố phanh xe đã mòn. Nếu không để ý sửa chữa kịp thời sẽ dẫn tới nhiều nguy hại trầm trọng khác.
- Khi không nhấn phanh nhưng tại bộ phận phanh vẫn phát ra tiếng kêu; xe bị ghì phanh và nặng hơn là bị bó phanh.
Khi xuất hiện các hiện tượng trên có nghĩa là chiếc xe của bạn đang gặp vấn đề về phanh, hãy đưa xe đến các gara hoặc trung tâm bảo dưỡng càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn.
Quy trình bảo dưỡng phanh ô tô
Đối với quá trình bảo dưỡng phanh ô tô có thể tiến hành trong vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, chúng lại đảm bảo được tính an toàn cho bạn mỗi khi tham gia giao thông.
Bước 1: Tháo ốc phía sau bộ giá phanh
Hãy sử dụng cờ lê chuyên dụng để thực hiện công việc tháo ốc phía sau bộ giá phanh. Nếu xe có hệ thống cảm biến độ mòn, rút chốt cắm ra. Sau đó bạn nhấc lên bộ giá đỡ ra khỏi đĩa phanh rồi mới tiến hành tháo đến các má phanh.
Đối với quá trình bảo dưỡng phanh ô tô có thể tiến hành trong vài giờ đồng hồ
Bước 2: Rút suốt trượt bên ngoài đĩa phanh
Sau khi đã tháo rời tất cả các bộ phận suốt trượt bên ngoài đĩa phanh rồi. Hãy giữ chúng vào một chiếc hộp hoặc để ở một vị trí sạch sẽ nào đó.
Bước 3: Sử dụng dung dịch vệ sinh phanh ô tô
Ở bước này bạn sử dụng các loại dung dung dịch vệ sinh phanh chuyên dụng để vệ sinh chiếc cùm đỡ má phanh, giá đỡ phanh. Thực hiện vệ sinh các chi tiết bằng nhựa, cao su nhẹ nhàng. Lau chùi sạch sẽ bụi bẩn, gỉ sắt trong khe rãnh, ngóc ngách của bộ giá đỡ.
Bước 4: Bôi mỡ lên phanh ô tô
Sau khi suốt trượt hãy tiến hành bôi mỡ vào bộ phận này. Sử dụng cá mỡ bò chuyên dụng để bảo vệ má phanh, loại bỏ tiếng rít, tăng độ cứng, tuổi thọ cho má phanh được lâu. Đưa phần chốt vào lỗ thực hiện kiểm tra độ trơn trượt xem đã đạt yêu cầu chưa.
Bước 5: Hoàn thành công việc bảo dưỡng
Tiến hành lắp ráp các chi tiết vào nguyên vị trí ban đầu lần lượt sẽ là bộ cùm phanh, má phanh, bộ giá phanh, siết chặt con ốc rồi cắm đường dây hệ thống cảm biến vào.
Bước 6: Lắp bánh xe lại
Lắp bánh xe, vặn lại đủ và chặt các con ốc đã tháo ra trước đây. Hạ kính để cho bánh xe được chạm xuống đất. Siết chặt lại các ốc bánh xe.
Hơn 5.300 ô tô tại Việt Nam 'lãnh án' triệu hồi sau giãn cách xã hội Sau khi các tỉnh thành nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội, ngày 1.10 đến nay hơn 5.300 ô tô gồm các mẫu xe phổ thông cho đến các mẫu xe hạng sang mang thương hiệu Mercedes-Benz, Volvo... tại Việt Nam lần lượt "lãnh án" triệu hồi do lỗi kỹ thuật. Lượng ô tô bị lỗi và phải triệu hồi để kiểm...