3 tàu chiến Trung Quốc án ngữ phi pháp Gạc Ma nhằm “biến tốt thành xe”
Trung Quốc sử dụng 3 chiếc tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn loại 5000 tấn đến Gạc Ma và Tư Nghĩa diễn ra từ đầu năm nay và triển khai tác nghiệp (bất hợp pháp).
Tàu đổ bộ xe tăng lớp 072 hải quân Trung Quốc cải trang đưa ra Trường Sa phong nền đắp đất, xây đảo nhân tạo trái phép, hình minh họa.
Tờ Tin tức Thanh Đảo ngày 6/9 cho hay, gần đây sóng gió Biển Đông nổi lên liên tục, việc Trung Quốc đang ra sức đắp đất phong nền biến đá thành đảo tại Gạc Ma, Gaven, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Su Bi và Châu Viên (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc cất quân xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988 – PV) đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Động thái này sẽ giúp Bắc Kinh khống chế (bất hợp pháp) một cách hiệu quả gần như toàn bộ quần đảo Trường Sa.
Tờ báo Trung Quốc thừa nhận rằng đá Gạc Ma trước năm 2013 chỉ là một bãi đá nhỏ nhưng lại có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Đầu năm nay tờ Quân giải phóng Trung Quốc tiết lộ, một quân cảng của hạm đội Nam Hải chỉ trong 25 ngày đã đưa 3 tàu đổ bộ cải trang thành tàu dân sự đến “1 công trường thực hiện nhiệm vụ quan trọng”. Tin tức Thanh Đảo cho rằng 3 tàu này là đổ bộ hạm xe tăng cỡ lớn lớp 072 cải trang được sử dụng vào việc đắp đất phong nền xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa.
Việc Trung Quốc sử dụng 3 chiếc tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn loại 5000 tấn đến Gạc Ma và Tư Nghĩa diễn ra từ đầu năm nay và triển khai tác nghiệp (bất hợp pháp). Phương án đắp đất phong nền biến đá thành đảo (phi pháp) này do Viện Quy hoạch công trình hải quân Trung Quốc thiết kế. Một khi chiến đấu cơ J-11 được bố trí tại đây, toàn bộ Biển Đông sẽ nằm trong phạm vi tác chiến của nó.
Tin tức Thanh Đảo cũng cho biết, từ hình ảnh vệ tinh chụp lại hiện trường có thể thấy 6 bãi đá ở Trường Sa đã bị Trung Quốc dùng thủ đoạn đảo hóa với quy mô lớn chưa từng có và chi phí rất đắt, thể hiện quyết tâm (dã tâm bành trướng) khống chế toàn bộ Biển Đông.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 6/9 cho biết, bình luận các động thái leo thang của Trung Quốc gần đây trên Biển Đông, Lâm Trung Bân, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan đã ví vụ giàn khoan 981 là nước cờ “phi tượng quá hà” của Trung Quốc, tức gấp chiếm lợi gần không theo thường quy. Còn vụ đảo hóa (trái phép) 6 bãi đá ở Trường Sa hiện nay lại là nước cờ càng nguy hiểm gấp bội, hóa tốt thành xe, âm mưu tăng cường đáng kể khả năng khống chế và kiểm soát toàn bộ bàn cờ Biển Đông.
Video đang HOT
Ảnh hiện trường một trong những công trình biến đá thành đảo bất hợp pháp Trung Quốc đang triển khai tại Trường Sa được báo chí Trung Quốc sử dụng, bình luận.
Các loại chiến đấu cơ đang trong biên chế quân đội Trung Quốc hiện nay như J-11 hay J-16 có bán kính tác chiến khoảng 1500 km. Một khi chúng được đặt tại căn cứ mới xây dựng trên 6 bãi đá đang bị biến thành đảo ở Trường Sa hiện nay sẽ khiến phạm vi tác chiến của không quân Trung Quốc bao trùm toàn bộ Đông Nam Á nên tầm quan trọng của nó không phải bàn cãi, ông Bân nhấn mạnh.
Mặt khác, Trung Quốc hoàn toàn có thể lắp đặt hệ thống radar và thiết bị nghe trộm tại các địa điểm này, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines đều rơi vào tầm ngắm của radar Trung Quốc. Lâm Trung Bân cho rằng, việc đảo hóa (bất hợp pháp) 6 bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc đã và đang triển khai sẽ giúp Bắc Kinh tạo ra gần 10 “điểm cao chiến lược” ở Biển Đông, theo cách ví mới nhất của ông Tập Cận Bình.
Trong phiên họp gần nhất của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã đưa ra khái niệm mới: Bảo vệ điểm cao chiến lược tất yếu ở hải ngoại đã trở thành lợi ích “nối dài hợp lý” của Trung Quốc.
Theo Thông tấn xã Đài Loan hôm 1/9, ngày 29/8 Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức đợt học tập tập thể lần thứ 17, tại đây lần đầu tiên Tập Cận Bình đưa ra khái niệm “điểm cao chiến lược” mà ông gọi là lợi ích “nối dài hợp lý” của Trung Quốc ở hải ngoại.
Ông Tập Cận Bình chủ trì phiên học tập tập thể của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 29/8 vừa qua.
Xã luận trên tờ Nhân Dân nhật báo hôm 1/9 gọi cuộc họp Bộ chính trị ngày 29/8 là đợt học tập tập thể chuyên đề tập trung vào quân sự. Trong phiên họp này ông Bình cho rằng thông tin hóa và tác chiến tổng hợp là trào lưu quân sự chủ yếu trong tương lai, quân đội Trung Quốc cần tập trung xây dựng thực lực thực chiến, chỉ có như thế mới tranh thủ được tối đa điều kiện bên ngoài.
Nhân Dân nhật báo cũng nói rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc đang không ngừng bị Mỹ thách thức, thậm chí ngay cả Nhật Bản và Philippines cũng “xâm hại” càng làm tăng tính cấp bách của “cải cách quân đội” nên chỉ thị của Tập Cận Bình có thể xem như là một sự phát triển quan trọng về đối ngoại khi nhấn mạnh, sáng tạo quân sự cũng là nhằm đối phó với uy hiếp trong tương lai.
Thông tấn xã Đài Loan bình luận, kể từ cuộc Chiến tranh Biên giới Trung – Việt 1979 (Trung Quốc cất quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam) đến nay, lãnh đạo Trung Quốc hầu như chỉ tập trung vào phát triển kinh tế và đối phó với Đài Loan, rất ít khi nhắc tới việc phát triển sức mạnh quân sự ở hải ngoại. Do đó việc Tập Cận Bình đưa ra chỉ thị mới “bảo vệ các điểm cao chiến lược ở hải ngoại là lợi ích nối dài hợp pháp của Trung Quốc” đặc biệt đáng chú ý.
Cũng trong phiên họp này, ông Bình còn đưa ra khái niệm 4 chuyển biến nhằm vào 4 hướng, trong đó bao gồm viêc thiết lập tư tưởng thông tin hóa chiến tranh; thiết lập tư tưởng, quan điểm, chiến lược tỏng hợp bảo vệ an ninh quốc gia. Mặt khác, một lần nữa Tập Cận Bình nhấn mạnh đến khái niệm thực chiến trong xây dựng quân đội trên cơ sở tư tưởng “toàn quân 1 bàn cờ, toàn quốc 1 bàn cờ”.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc sắp xây đảo nhân tạo ở Trường Sa
Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng một đảo nhân tạo gần đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo Thời báo Hoàn cầu, tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tàu công trình hiện đại của Trung Quốc tại Gạc Ma - Ảnh: Mai Thanh Hải
Cơ quan nghiên cứu, thiết kết và đóng tàu Trung Quốc số 9 (trụ sở ở thành phố Thượng Hải) sẽ chịu trách nhiệm xây dựng một hòn đảo nhân tạo gần đảo Gạc Ma, theo Thời báo Hoàn cầu ngày 27.5.
Theo Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc cũng sẽ xây dựng các cơ sở quân sự trên đảo nhân tạo này, bao gồm một căn cứ không quân và một cảng hải quân.
Tờ báo này cho biết thêm hòn đảo nhân tạo giúp các tàu chiến Trung Quốc phản ứng nhanh nếu có xung đột trong khu vực.
Ngoài ra, còn có một khu nhà nghỉ, tòa nhà văn phòng, nhà thi đấu thể thao và một nông trại sẽ được xây trên đảo nhân tạo này, theo Thời báo Hoàn cầu.
Trước đó, Philippines ngày 14.5 đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc xây dựng trái phép một đường băng trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong một diễn biến có liên quan, Reuters dẫn lời một quan chức Đài Loan ngày 26.5 cho rằng chậm nhất là vào cuối năm 2015, Đài Loan sẽ hoàn tất bến cảng trị giá 100 triệu USD gần đường băng mà Đài Loan xây dựng trái phép ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo TNO
Trung Quốc định xây dựng sân bay trái phép trên đảo Gạc Ma? Chính quyền Trung Quốc có thể sớm xây dựng trái phép một sân bay trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một góc đảo Trường Sa Lớn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Công Nguyên Các chuyên gia quân sự cho rằng Trung Quốc có thể sớm xây dựng trái phép một sân bay...