3 tàu chiến Mỹ tuần tra gần đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép
3 tàu khu trục của Hải quân Mỹ trong 2 tuần qua đã thực hiện những cuộc tuần tra gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông.
Hai quan chức quốc phòng Mỹ nói với báo Navy Times rằng, các tàu khu trục Stethem, Spruance và Momsen đã tuần tra gần các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang bồi lấp phi pháp, cũng như quanh bãi cạn Scarborough của Philippines mà Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát.
Một nguồn tin nói các tàu duy trì khoảng cách với những thực thể này từ 14 đến 20 hải lý. Bởi nếu tàu đi vào vùng 12 hải lý quanh các bãi đá thì đây là một hoạt động khẳng định tự do hàng hải, và cần được sự cho phép từ cấp cao hơn. Vùng ngoài khoảng cách này được xem là vùng biển quốc tế và tàu Mỹ được tự do hoạt động.
Tàu khu trục Spruance của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy
Người phát ngôn của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Clint Ramsden nhấn mạnh: “Các chuyến tuần tra của những tàu khu trục như Spruance, Momsen và Stethem, cũng như của các tàu sân bay trước đó là USS Ronald Reagan, là một phần trong chính sách hiện diện thường xuyên của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Ramsden từ chối bình luận về “các chiến thuật, địa điểm tuần tra cụ thể hoặc những hoạt động sắp tới do tình hình an ninh khu vực”. Người phát ngôn nhấn mạnh “mọi cuộc tuần tra đều tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với sự hiện diện của Hạm đội Thái Bình Dương ở phía tây khu vực”.
Các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc bồi lấp trái phép. Ảnh: WSJ
Giới quan sát nhận định, việc tàu chiến Mỹ liên tục tuần tra quanh các đảo nhân tạo gửi đi một thông điệp đến Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Hành động này cũng là quyết định phô diễn sức mạnh có chủ đích trước khi Tòa án Trọng tài Phụ lục VII đưa ra phán quyết đối với vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi xướng.
Phán quyết của Tòa Trọng tài nếu có lợi cho Philippines cũng đồng nghĩa với việc khiến Trung Quốc mất mặt trên trường quốc tế và có thể tạo cho Mỹ nhiều lý do để hỗ trợ đồng minh Philippines.
Washington cũng lo ngại Bắc Kinh có thể phản ứng mạnh trước phán quyết của PCA bằng việc tuyên bố thành lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, cũng như tăng cường bồi lấp và xây dựng trái phép trên các đảo nhân tạo.
Theo Minh Anh (Zing)
Chiến thuật khó hiểu của Tổng thống Philippines trước phán quyết
Tân Tổng thống Philippines bất ngờ tuyên bố sẽ đàm phán với Trung Quốc, trước thềm Tòa Trọng tài Phụ lục VII ra phán quyết vụ kiện Biển Đông, điều này dấy lên những nghi ngờ trong dư luận.
Tân tổng thống Philippines cho biết ông tin rằng phán quyết mà Toà công bố ngày 12.7 sẽ thuận lợi cho Manila hơn là cho Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trước các sĩ quan không quân Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte bắn tín hiệu với Trung Quốc là nếu phán quyết này "thuận lợi" cho Philippines như dự kiến thì "chúng ta nên đối thoại".
Giới chuyên gia cho rằng, những động thái và tuyên bố mới đây của tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khi tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc sau phán quyết, cho thấy đó là cách "hạ màn" vụ kiện Biển Đông do người tiền nhiệm Benigno Aquino III dày công theo đuổi. Trước đó, ông Benigno Aquino từ chối mọi thảo luận song phương với Trung Quốc, vì e ngại bị đối thủ khổng lồ lấn áp.
Theo giới phân tích, đây là sự chuyển hướng so với người tiền nhiệm Benigno Aquino III - chính quyền năm 2013 đã đơn phương kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài phản đối những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Phó Giáo sư Richard Heydarian thuộc Đại học De la Salle cho biết Tổng thống Duterte "đang áp dụng cách tiếp cận rất khác, liên tục nhấn mạnh sự cần thiết phải can dự trực tiếp và khôi phục các quan hệ song phương. Ông Duterte đang phát đi tín hiệu rằng cả các vụ tranh chấp biển lẫn vụ kiện sẽ không định rõ kết cấu tổng thể các mối quan hệ song phương".
Ông Heydarian nhấn mạnh rằng Tổng thống Duterte đặc biệt sẽ chủ trương "hạ cánh mềm" sau khi Tòa Trọng tài Phụ lục VII ra phán quyết về vụ kiện trên vào ngày 12.7 tới và nhiều khả năng sẽ tìm kiếm những nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông.
Ông Heydarian khẳng định "sắp diễn ra nhiều vụ thương lượng" giữa Philippines và Trung Quốc.
Trong khi đó, nhà phân tích Steven Rood thuộc Quỹ Châu Á cho rằng ông Duterte không rút lui khỏi hành động pháp lý do chính phủ trước đây của ông Aquino nộp lên tòa, mà chỉ là thayđổi chiến thuật.
Ông Rood nói rằng, mọi dấu hiệu hiện nay cho thấy Tòa Trọng tài sẽ phán quyết có lợi cho Manila, nhưng vì còn nhiều điều không chắc chắn về ý nghĩa sâu xa của phán quyết, ông tiên liệu rằng sẽ có một loạt các cuộc họp riêng và công khai để đánh giá tác động của phán quyết.
Theo Danviet
Sau phán quyết Biển Đông, Mỹ-Trung khó tránh khỏi đụng độ? Nếu Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ngày 12.7.2016 ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc như dự đoán của nhiều chuyên gia, nguy cơ xung độ quân sự Mỹ-Trung sẽ gia tăng. Đúng vào ngày Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận ở Hoàng Sa, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đăng bài xã luận cho rằng nước này phải chuẩn bị...