3 tài xế chở hàng từ TP.HCM về Hà Nội dương tính với nCoV
Những người này là lái xe chở hàng đường dài Bắc – Nam với 2 điểm đích là TP.HCM và Thường Tín, Hà Nội.
Tối 8/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết các trường hợp này đều là nam, độ tuổi từ 23-45. Trong đó, hai người có biểu hiện sốt, đau họng, ho từ ngày 7-8/7. Người còn lại không có triệu chứng.
Họ đều có địa chỉ tại Quất Động, Thường Tín, Hà Nội. Các bệnh nhân làm nghề lái xe chở hàng đường dài Bắc – Nam với 2 điểm đích là TP.HCM và bãi xe Liên Phương, Thường Tín, Hà Nội.
Lực lượng nhân viên y tế Hà Nội đang tiếp tục điều tra, truy vết thêm các trường hợp liên quan. Ảnh minh họa: Hoàng Giám .
Video đang HOT
Trước ngày 28/6, 3 người này từng chở hàng từ TP.HCM về Hà Nội một lần nhưng chưa xác định được mốc thời gian cụ thể. CDC Hà Nội cùng các đơn vị liên quan đang tiếp tục điều tra.
Từ ngày 28 đến 29/6, họ từ Hà Nội vào TP.HCM. Trong khoảng thời gian 29/6-5/7, 3 người này ở tại quận 12, TP.HCM. Ngày 5-7/7, họ rời TP.HCM về Hà Nội.
Khoảng 18h ngày 7/7, 3 trường hợp trên đỗ xe tại bãi Liên Phương, Quất Động, Thường Tín, Hà Nội và tiếp xúc với một bảo vệ trước khi về nhà.
Tới ngày 8/7, họ di chuyển về Bắc Ninh để lấy hàng trước khi được lấy mẫu xét nghiệm tại Phòng khám Đa khoa Hoàn Mỹ (Bắc Ninh). Kết quả cho thấy họ dương tính với SARS-CoV-2.
Qua điều tra sơ bộ, Trung tâm Y tế Thường Tín xác định được 4 F1 của 3 người này và đang cùng CDC Hà Nội tiếp tục truy vết.
Giàu nhất nước nhưng người dân TPHCM sở hữu xe hơi thua xa tỉnh lẻ
Dù là địa phương có tốc độ đô thị hóa, thu nhập thuộc nhóm cao nhất nước, tỷ lệ sở hữu xe hơi theo hộ dân tại TPHCM rất thấp với chỉ 6,7% hộ dân có xe, thấp hơn cả tỉnh lẻ.
Theo báo cáo về đợt tổng điều tra dân số, nhà ở của Tổng cục Thống kê, bình quân sở hữu xe/hộ gia đình của cả nước là hơn 5,7%. Trong đó, khu vực thành thị là hơn 9,5%, khu vực nông thôn chỉ 3,5%.
Đồng bằng sông Hồng hiện có tỷ lệ gia đình sở hữu xe hơi cao nhất với 7,9%, cao hơn 2,2% so với bình quân chung của cả nước. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ gia đình sở hữu xe hơi thấp nhất cả nước, chỉ đạt 2,5%.
Dù là đầu tàu, trung tâm kinh tế và có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nhì cả nước song tỷ lệ sở hữu xe hơi/hộ dân tại TPHCM rất thấp (Ảnh: Hải Long).
Hà Nội là địa phương có tỷ lệ gia đình sở hữu xe hơi cao nhất cả nước với hơn 12,9%. Đà Nẵng đứng thứ 2 với 10,7%. Thái Nguyên đứng thứ 3 với 10,3%. Tiếp đến là Quảng Ninh, Vĩnh Phúc...
Các trung tâm tỉnh lỵ (thành phố của các tỉnh), dân sống ở thành phố Lào Cai, Bắc Giang có số hộ sở hữu xe hơi cao nhất cả nước với hơn 19%, dân thành phố Thái Nguyên và Lạng Sơn có tỷ lệ số hộ có xe hơi là 17-18% số hộ.
TPHCM dù là trung tâm phát triển kinh tế năng động nhất cả nước, một trong những địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất song tỷ lệ người dân sở hữu xe hơi khá khiêm tốn, thậm chí không thuộc top 10 địa phương có tỷ lệ dân sở hữu xe hơi của cả nước.
Cụ thể, tỷ lệ người TPHCM sở hữu xe hơi chỉ đạt 6,7%, kém so với nhiều địa phương như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng và thậm chí Vĩnh Phúc.
Tỷ lệ số dân thành thị của TPHCM sở hữu xe hơi cũng chỉ đạt 7,1%, thấp hơn khá nhiều so với tỷ lệ sở hữu xe hơi của thị dân ở các đô thị nhỏ trực thuộc tỉnh Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai...
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm kinh tế theo địa phương (GRDP) năm 2020 TPHCM đứng đầu với 1,37 triệu tỷ đồng, thu nhập bình quân trên người đạt 6.328 USD/người, đóng góp 22% tổng GDP cả nước và 27% thu ngân sách. Hà Nội đứng thứ hai, Bình Dương xếp thứ 3. Các vị trí tiếp theo thuộc về Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Bắc Ninh.
Ổ dịch mới ở Hà Nội 'đã được kiểm soát' Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đánh giá ổ dịch mới xác định được nguồn gốc, phát hiện sớm và kịp thời kiểm soát nên không có nguy cơ bùng dịch. Trao đổi với VnExpress , sáng 6/7, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội, cho biết thông tin trên. Ông nói rằng hiện tất cả khu...