3 sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về bộ phim hình sự Barry Seal
Được ra mắt tại Việt Nam vào những ngày cuối tháng 8 – Barry Seal: Lách Luật Kiểu Mỹ (Tựa gốc: American Made) là bộ phim đang khiến tất cả các fan hâm mộ của nam tài tử Tom Cruise mỉm cười mãn nguyện.
Hiện tại tác phẩm mới nhất của nam tài tử đang gặt hái được khá nhiều lời khen từ cộng đồng những người yêu điện ảnh quốc tế cũng như giới phê bình khó tính. Chuyên trang điện ảnh Rotten Tomatoes dành tặng thành viên mới nhất của đại gia đình Universal 89% “tươi” (certified fresh, thường dùng đối với những bộ phim hay) với vô số lời khen phóng khoáng dành cho lối diễn xuất lôi cuốn của Tom Cruise và tài năng của đạo diễn Doug Liman.
Nhân dịp bộ phim đang khởi chiếu tại Việt Nam, hãy cùng tìm hiểu một số sự thật thú vị liên quan đến Barry Seal: Lách Luật Kiểu Mỹ:
1. American Made không phải là tên gọi đầu tiên của dự án
Khi bắt đầu khởi quay vào tháng 05.2015, toàn thể báo giới đều biết đến bộ phim qua cái tên Mena. Đây là lựa chọn của hãng Universal với chủ ý nhấn mạnh địa điểm hoạt động mạnh mẽ nhất trong quãng thời gian “oanh liệt” của ông trùm buôn lậu chất trắng vùng “tam giác bạc” Barry Seal.
Những năm 80 của thế kỷ trước, thị trấn Mena bé nhỏ, yên bình đến tẻ nhạt của tiểu bang Arkansas chứng kiến những phi vụ vận chuyển ma túy và súng đồ sộ của Barry Seal. Với sự bành trướng dần về quy mô, gã phi công láu cá Barry Seal ban đầu vốn chỉ hoạt động một mình, sau đã phải tuyển mộ thêm 4 phi công khác để cùng gã vận chuyển tất cả ma túy từ khu vực Trung Mỹ vào Bắc Mỹ.
Tuy nhiên đến tháng 08.2016, quyết định đổi tên được nhà sản xuất thông qua, American Made trở thành tên gọi chính thức của dự án. American Made – tạm dịch: những gì nước Mỹ đã tạo nên là cú giáng mạnh tay, đề cập trực diện đến vấn đề chính trị – xã hội nóng hổi thời bấy giờ. Với tên gọi này, bộ phim muốn khơi gợi để khán giả tự đặt ra những câu hỏi: Tình hình chính trị những năm 80 tại Mỹ Quốc thế nào? Chính phủ và giới quan chức lâm thời đã làm được gì cho dân? Barry Seal phải chăng là một sản phẩm tuyệt hảo được nuôi dưỡng bởi những kẽ hở trong luật pháp, những bê bối chính trị đáng xấu hổ của quốc gia này?
2. Thị trấn Ball Ground, Georgia đã được phù phép để trở thành Mena những năm 1980
Để hạn chế công tác di chuyển, thị trấn Ball Ground với những nét đẹp gần nhưng được giữ nguyên từ những năm 80 đã được đoàn làm phim lựa chọn để tái hiện thị trấn Mena.
Sau hơn một tháng chuẩn bị, thiết kế sản xuất Dan Weil và bộ phận mỹ thuật của phim đã thành công trong việc tạo dựng bối cảnh hoàn hảo. Loạt tuyến đường chính, những tiệm đồ cổ cùng những quán café yên tĩnh của thành phố thành trở thành một không gian mang màu sắc hoài cổ hơn nữa. Các biển hiệu và những bảng quảng cáo hiện đại đã được gỡ bỏ. Các nhà băng, những công ty “ma” mà Barry Seal rửa tiền lần lược được dựng lên. Một trong những chi tiết mang tính sáng tạo nhất của nhóm sản xuất là đặt 26 trạm điện thoại công cộng ở khu trung tâm Ball Ground – nơi thực hiện các cảnh quay khi Seal liên lạc với các đối tác: phía CIA cũng như trùm ma túy Escobar.
3. Bộ phim tiểu sử thứ ba trong sự nghiệp diễn xuất 36 năm của nam tài tử Tom Cruise
Với người hâm mộ, một trong những vai diễn thú vị nhất của Tom Cruise mà họ không thể nào không nhắc đến chính là cựu binh Ron Kovic trong siêu phẩm hậu chiến Born on the Fourth of July (1989) của đạo diễn Oliver Stone. Trong phim, nam tài tử hoàn toàn thoát khỏi hình tượng điển trai ngọt ngào để trở thành anh thương binh ngồi trên xe lăn với mái tóc dài bù xù, râu ria lởm chởm và được công nhận bởi tài năng diễn xuất thượng đẳng. Tom Cruise thực sự đã gây ấn tượng mạnh khi thể hiện được tinh thần háo hức, sôi nổi của một thanh niên trẻ tuổi pha lẫn sự hoang mang, mệt mỏi của một người lính khi bước vào chiến tranh.
Trong Born on the Fourth of July (1989), Tom Cruise vào vai Ron Kovic – một cựu binh tại Việt Nam, luôn tích cực tham gia các phong trào phản chiến
Video đang HOT
Năm 2008, Tom Cruise tiếp tục tham gia bộ phim Mỹ nói về đề tài chiến tranh – lịch sử Valkyrie do đạo diễn Bryan Singer cầm trịch. Khi này, anh vào vai Đại tá Claus von Stauffenberg, một trong những kẻ âm mưu chính trong vụ ám sát Adolf Hitler vào năm 1944 nhằm kết thúc Thế chiến I và cũng nhận được khá nhiều bình luận tích cực.
Nhân vật Stauffenberg do Tom Cruise thủ vai đã gác chuyện gia đình để tập trung vào cứu nhân dân và đất nước.
Thế nhưng sau đó, Tom Cruise hầu như chuyển hướng hoàn toàn sang những bộ phim hành động giải trí, phù hợp với thị hiếu số đông như Edge of Tomorrow (2014), Mission: Impossible – Rogue Nation (2015), Jack Reacher: Never Go Back (2016) The Mummy (2017). Phải đến tận nửa cuối năm 2017 này nam diễn viên mới trở lại thể loại phim tiểu sử mà anh tham gia khá thành công trước đó.
Khác với mẫu phản anh hùng vốn có một quá khứ phức tạp rồi bị đưa đẩy và sa ngã, Barry Seal: Lách Luật Kiểu Mỹ khắc họa chân dung một tay phi công cự phách, đam mê tốc độ, đồng thời thừa khôn ngoan và đủ độ láu cá để có thể cùng lúc dắt mũi cả chính phủ Mỹ lâm thời và những ông trùm ma túy khét tiếng. Barry Seal của Tom Cruise thực sự hấp dẫn khán giả bởi sự thông minh, mưu mẹo, nguy hiểm “ngầm” và luôn khiêm tốn khi nhận mình chỉ là “một gã ngoại quốc luôn giao hàng đúng giờ”.
Doug Liman còn khéo léo cài cắm nhiều tình tiết làm bộc lộ sự ngọt ngào và đáng yêu cho nhân vật của Tom Cruise bởi lẽ Barry Seal kiếm tiền nhiều nhưng tiền chưa bao giờ là điều anh coi trọng nhất trong cuộc sống. “Rõ ràng Barry là một kẻ theo chủ nghĩa cơ hội. Cùng một lúc, anh ta đã làm việc cho cả Chính phủ Mỹ lẫn băng nhóm buôn lậu ma tuý của Colombia, và không ai hay biết điều đó. Nhờ vậy, Barry đã trở nên vô cùng giàu có. Nhưng những gì mà anh ấy làm không bao giờ là vì tiền. Những phi vụ đó mang lại cho anh những thử thách, những sự phấn khích, và nhất là cơ hội được vút bay trên không trung trên chiếc máy bay của mình.”, đạo diễn tài hoa Doug Liman chia sẻ.
Và Barry Seal kiếm tiền để gia đình mình có thể có một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc. Với diễn xuất của Tom Cruise, Barry Seal đầy bí hiểm còn là người chồng mẫu mực, thủy chung với người vợ kề vai ấp gối.
Hiện tại, tờ The Times đã dành cho vai diễn của Tom Cruise trong Barry Seal: Lách Luật Kiểu Mỹ những lời khen giá trị: “Anh ấy đã trở lại. Tom Cruise một lần nữa làm tất cả mọi người ngạc nhiên vì diễn xuất xuất thần của mình”. Mike McCahill của trang Indiewire cũng không tiếc lời khen ngợi: “Tom Cruise cuối cùng cũng kiếm được vai diễn xứng đáng với tài năng của mình”.
Thật thế, sau Edge Of Tomorrow (2014) người hâm mộ mới thấy một Tom Cruise thú vị tới thế trên màn ảnh.
Theo PNN
Tom Cruise và những pha hành động mạo hiểm thách thức mọi độ cao trên màn ảnh rộng
Trong thế giới điện ảnh, một diễn viên phim hành động không nhất thiết phải tự mình thực hiện những cảnh quay hành động mạo hiểm.
Thay vào đó, những cascadeur (diễn viên đóng thế) dạn dày kinh nghiệm sẽ là sự lựa chọn tối ưu để có thể cho ra đời những cảnh quay đẹp mắt và giảm thiểu tối đa những tai nạn bất ngờ trên phim trường khốc liệt. Tuy nhiên cũng có không ít những diễn viên mong muốn được tự mình thực hiện những cảnh quay mạo hiểm đó để có thể cho ra đời những thước phim chân thật nhất.
Tom Cruise chính là một trong số đó. Trong anh luôn tồn tại một ngọn lửa đam mê, khao khát được chinh phục những đỉnh cao mới và "máu liều" không sợ đương đầu với khó khăn, nguy hiểm. So với những ngày đầu mới vào nghề ở thập niên 80s, Tom càng lúc càng "chịu chơi" hơn với những pha hành động mạo hiểm tăng tiến dần.
Không hề ngơi nghỉ, vào ngày 25.08.2017 vừa qua, Tom Cruise lại tiếp tục chiêu đãi khán giả những màn hành động đẹp mắt trong Barry Seal: Lách Luật Kiểu Mỹ (Tựa gốc: American Made). Tác phẩm đánh dấu sự kết hợp của Tom Cruise đạo diễn Doug Liman sau Edge of Tomorrow ra mắt hồi năm 2014 hiện đang được đánh giá cao trên các bảng xếp hạng cũng như nhận được nhiều lời ngợi khen từ giới phê bình điện ảnh bởi màn nhập vai hoàn hảo của Tom Cruise cùng sự nỗ lực của anh khi đã tự mình thực hiện các cảnh quay khó để có thể mang tới những trải nghiệm điện ảnh mãn nhãn.
Nhân dịp bộ phim đang được khởi chiếu tại Việt Nam, hãy cùng điểm lại 5 màn hành động kinh điển được thực hiện trên máy bay mà nam diễn viên Tom Cruise đã từng thực hiện trên màn ảnh rộng:
1. Màn tiếp đất bất ngờ trên "máy bay điên" kinh hoàng tại Atlanta trong Barry Seal: Lách Luật Kiểu Mỹ
Là siêu phẩm thứ hai của Tom trong năm 2017, Barry Seal: Lách Luật Kiểu Mỹ tiếp tục ghi dấu ấn với khán giả bởi những pha mạo hiểm đặc sắc cộp mác "Tom Cruise". Đạo diễn Doug Liman nhận định rằng: "Tom Cruise liên tục tự đẩy mình vào những cảnh hành động khó và dường như "không có giới hạn nào" tồn tại trong thế giới của anh ấy... Thực sự Tom Cruise đang "lão hóa ngược" và những quy luật thời gian thông thường thì đã bỏ qua anh ấy mất rồi."
Trong Barry Seal: Lách Luật Kiểu Mỹ, Tom Cruise sẽ vào vai Barry Seal, một phi công cự phách của hãng TWA được CIA chiêu mộ làm người cung cấp thông tin mật, rồi sau đó trở thành một kẻ buôn lậu ma túy. "Tom thật sự dành rất nhiều tâm sức cho nhân vật Barry Seal nên không có gì nghi ngờ khi Tom quyết định tự làm các màn mạo hiểm. Màn có tính phiêu lưu và nguy hiểm nhất chúng tôi thực hiện trong cả bộ phim là đoạn Tom hạ cánh xuống bên ngoài một ngôi nhà ở Atlanta, và dĩ nhiên là Tom nói "Làm thôi, làm thôi", đạo diễn Edge of Tomorrow nói thêm.
Một Tom Cruise liều lĩnh đã xuất sắc hoàn thành cảnh quay khi Barry Seal liều lĩnh bất ngờ điều khiển máy bay tiếp đất để trốn chạy khỏi sự truy nã
Chính Tom Cruise cũng chia sẻ về cảnh quay "nhớ đời" này của mình: "Với kiểu phim này và với kiểu nhân vật này, chúng tôi muốn những cảnh quay đó phải thật chân thực. Khi cánh máy bay bất ngờ bị gãy, tôi thầm nghĩ "Được rồi, làm tới đi" và tôi đã quyết định không dừng lại. Tôi chỉ muốn đưa vào đó tinh thần rằng Barry Seal là ai, và thế giới này như thế nào"
Các nhân viên có mặt tại hiện trường khi chứng kiến sự nguy hiểm mà Tom Cruise đã phải trải qua khi thực hiện cảnh quay này đều cảm thấy kinh hãi. Họ đã thốt lên rằng: "Tôi tự hỏi cái quái gì đang xảy ra vậy? Liệu có gì sai ở đây không?"
2.Vừa lái máy bay, vừa rải ma túy trong Barry Seal: Lách Luật Kiểu Mỹ
Nhằm qua mặt các cơ quan chấp pháp, Barry Seal vận chuyển hàng trắng bằng cách chất đầy máy bay những khối ma túy được bọc phao cứu hộ xung quanh và thả chúng xuống đúng địa điểm đã hẹn với các ông trùm buôn lậu. Và ngay giữa không trung, Barry Seal một mình vừa lái máy bay vừa thả vô số khối ma túy từ trên cao. Cảnh quay đòi hỏi kĩ thuật và sức tập trung cao độ này cũng do chính Tom Cruise tự thực hiện.
Cảnh phim chiếc máy bay vụt lượn qua và từng khối ma túy bắt đầu rơi như mưa xuống để lại ấn tượng khó quên trong lòng khán giả
Để tận dụng tối đa khối lượng ma túy chứa được trên máy bay, Barry Seal phải tự xoay sở một mình vừa lái vừa thả hàng xuống đúng địa điểm mà không cần ai trợ giúp. Cảnh quay rải ma túy trong Barry Seal: Lách Luật Kiểu Mỹ diễn ra với nhịp độ vô cùng gấp gáp. Vừa quan sát đường bay, nam tài tử vừa nhấn nút tự lái và lui về phía sau nhanh chóng đẩy hàng qua chiếc lỗ nhỏ bên dưới.
Sử dụng máy quay cầm tay với độ rung lắc cố ý, các nhà làm phim Barry Seal: Lách Luật Kiểu Mỹ đã rất thành công trong việc tạo nên không khí căng thẳng đến nghẹt thở khi diễn tả chi tiết Barry Seal đã gián tiếp đặt tính mạng mình vào thế ngàn cân treo sợi tóc nhằm thực hiện được phi vụ bạc tỷ.
3. Lơ lửng trên máy bay không trọng lực với áp lực cực lớn trong The Mummy
Để hoàn thành phân cảnh Tom Cruise và nữ diễn viên Annabelle Wallis ở trong khoang máy bay ở độ cao gần 25.000 mét đang mất trọng lực, ê-kíp sản xuất đã tạo ra môi trường không trọng lực để đem lại cho khán giả cảm giác chân thật nhất về sự sống - chết trước mắt. Quá trình này tái hiện đến 90% trình tự rơi máy bay trong đời thực. Ron Frankel - Giám đốc sáng tạo của bom tấn The Mummy chia sẻ rằng việc thiết kế bối cảnh "Máy bay không trọng lực" trong phim là một trong những thử thách lớn nhất anh từng gặp trong sự nghiệp của mình.
"Việc này là cực kì khó đối với cả ekip lẫn diễn viên", Ron Fankel nhấn mạnh. "Bởi vì diễn viên sẽ không có nhiều cơ hội mà diễn thử. Kết quả sẽ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng của Tom. Bởi anh sẽ phải mô phỏng những động tác không trọng lực, diễn xuất, và cùng lúc đó phải ngã về các hướng. Vì vậy nên việc có một cảnh quay mô phỏng dựng sẵn là rất quan trọng, diễn viên biết mình phải làm gì và đạo diễn cũng vậy".
4. Treo mình trên trực thăng ở độ cao gần 2.000m - Mission Impossible 5: Rogue Nation
Trong Mission Impossible 5: Rogue Nation ((Nhiệm Vụ Bất Khả Thi 5: Quốc Gia Bí Ẩn) ra mắt vào 2015, Tom Cruise đã nâng cao độ "chịu chơi" của mình lên tầm điên rồ khi chạy trên chiếc trực thăng quân sự chuyên dụng Airbus A400M ở độ cao gần 2.000m tại một làng quê nước Anh cho một cảnh trong phần 5 Mission: Impossible. Không chỉ thế, nam tài tử còn tiếp tục bám cánh máy bay khi nó đang cất cánh với tốc độ khủng khiếp để lao lên không trung mà không cần người đóng thế.
Cảnh quay trên của nam tài tử còn được xem là pha hành động ở độ cao kỷ lục mà chưa từng ngôi sao hành động nào từng trải qua. Wade Eastwood - người phụ trách điều phối các cảnh mạo hiểm trong phim - chia sẻ không ai muốn treo một ngôi sao trị giá nhiều triệu USD bên ngoài máy bay rồi lượn lờ vòng quanh thế giới. "Nhưng Tom lại muốn tự mình làm điều đó" dù bị thương tới 8 lần khi thực hiện cảnh quay này.
5. Cảnh không chiến cự ly gần trong Top Gun
Ra mắt khán giả vào năm 1986, Top Gun là bộ phim đã đưa tên tuổi nam diễn viên Tom Cruise trở thành ngôi sao hàng đầu ở Hollywood. Trong phim, Tom Cruise thể hiện vai diễn Maverick. Và đây cũng chính là một trong những vai diễn được yêu thích nhất của Tom Cruise trong hơn 30 năm hoạt động nghệ thuật.
Dù ban đầu Tom Cruise tỏ ra miễn cưỡng với vai diễn chàng phi công tài ba này, nhưng sau đó anh đã ngay lập tức thay đổi ý định khi được bay thử với phi đội Blue Angles. Trong phim có những cảnh không chiến cự ly gần (dog fight) cực kỳ hoành tráng giữa tiêm kích cánh cụp cánh xòe F-14 Tomcat và một loại máy bay lạ mang tên MiG-28. Vào thời điểm thực hiện bộ phim, công nghệ CGI chưa hoàng tráng và có thể can thiệp phần lớn trong những cảnh quay hành động, thế nên ekip đã thực hiện những cảnh quay trong buồng lái, kết hợp với một số mô hình máy bay.
Dù không thực sự tham gia nhiều vào cảnh này nhưng lương duyên cùng Top Gun đã khiến Tom Cruise bắt đầu yêu thích và quyết tâm phải có nhiều pha hành động cộp mác chính mình hơn. Đến tận bây giờ, khi nhắc đến những cảnh không chiến đỉnh nhất trong phim hành động, Top Gun vẫn là một tượng đài không dễ gì vượt qua.
Lấy bối cảnh nước Mỹ những năm 80 của thế kỷ trước, Barry Seal: Lách Luật Kiểu Mỹ kể câu chuyện một nhân vật có thật trong lịch sử: phi công - trùm lừa đảo Barry Seal. Được chiêu mộ vào tổ chức CIA để thực hiện loạt nhiệm vụ chính trị vùng Trung Mỹ nhưng Barry Seal lợi dụng việc này để trở thành kẻ chuyên vận chuyển ma túy cho các băng đảng Medellin và hợp tác với trùm buôn lậu ma túy khét tiếng Pablo Escobar. Trong 3 năm, hắn đã vận chuyển thành công số lượng lớn cocaine và khiến Nhà Trắng có một phen bẽ mặt khi sự việc được phanh phui.
Bên cạnh tên tuổi của Tom Cruise, Barry Seal: Lách Luật Kiểu Mỹ còn quy tụ những gương mặt sáng giá nhất của làng điện ảnh thế giới hiện nay gồm Domhnall Gleeson, Sarah Wright Olsen, E. Roger Mitchell, Jesse Plemons, Lola Kirke, Alejandro Edda, Benito Martinez, Caleb Landry Jones và Jayma Mays.
Theo PNN
Những phân cảnh 'đã' nhất trong siêu phẩm hình sự 'Barry Seal: Lách Luật Kiểu Mỹ' Với gia tài đồ sộ hơn 40 phim trong sự nghiệp, Tom Cruise đã chứng minh được vị trí không thể thay thế của mình trên ngai "ông hoàng hành động" của Hollywood. Nam tài tử đã trở thành cái tên bảo chứng cho những bộ phim tràn ngập pha hành động hấp dẫn cùng cốt truyện ly kỳ, đem đến cho khán...