3 sự buông bỏ giúp cuộc sống tinh giản mà vẫn đủ đầy
Tình bạn chân chính là không ồn ào, khoe khoang. Bạn bè không cần phải nhiều, chỉ quý ở chân tâm. Bạn thân hay tri kỷ, hai ba người là đủ.
Sống ở đời phải biết kịp thời giảm nhẹ gánh nặng trong cuộc sống.
Không làm nô lệ cho vật chất, không bị trái tim trói buộc, không bị tình cảm giam cầm, cắt bỏ sự phức tạp và tìm về sự giản đơn, đó là trạng thái sống tốt nhất của một người.
1. Không làm nô lệ cho vật chất, sống khoáng đạt tự do
Chỉ có con tim không bị trì trệ bởi những ham muốn vật chất mới nhẹ nhàng, nhẹ gánh. Cuộc sống không thể mang quá nhiều đòi hỏi, càng muốn quá nhiều thì đôi vai càng bị đè nặng, bước đi nặng nề như đi trên vũng lầy sụt lún.
Ngược lại, càng ít chạy theo vật chất, không bị cái gọi là “có thứ này còn muốn thứ khác, đã sở hữu còn muốn nhiều hơn” đeo bám trong tâm hồn, cuộc sống mới dễ dàng tìm về cảm giác hạnh phúc.
Người thông minh đều hiểu rằng tự do chân chính là khi bản thân không trở thành nô lệ của vật chất. Ai cũng hiểu giàu có mới giúp ta tiến gần với hạnh phúc hơn, nhưng hãy theo đuổi nó với tâm thái dung dị, chứ không phải liều mạng đánh đổi và đến khi nhìn lại thì hối hận khôn nguôi.
Cuộc sống sẽ không tinh tế hơn khi phủ đầy vật chất, mà là sự tinh giản, không cầu kỳ. Bớt ham muốn vật chất cũng là nới lỏng xiềng xích của cuộc đời.
Video đang HOT
2. Không bị trái tim trói buộc, rộng mở để bình yên
Trong cuộc sống, một số người luôn cảm thấy họ muốn làm tốt điều này, và cũng muốn làm tốt điều kia. Nhưng đến khi mọi thứ không như ý, họ lại bất an và nghi ngờ bản thân.
Thời gian và năng lượng của một người là có hạn, đôi khi chúng ta phải biết nhìn nhận lại bản thân và làm những điều vừa sức, vừa tầm.
Buông bỏ tạp niệm, để tinh thần nhẹ gánh, không quá để ý những thứ tiêu hao cảm xúc, chuyên tâm làm tốt một việc trước rồi mới chuyển sang việc khác.
Trải nghiệm nhiều rồi mới nhận ra, chỉ khi biết sống cho hiện tại, chúng ta mới tìm thấy ý nghĩa. Sự chú ý của bạn đặt vào đâu, cuộc sống sẽ nở hoa ở đó.
Thế giới này đã quá nhiều thứ khiến chúng ta mệt mỏi thể xác, vậy thì tại sao không tìm cách để giảm tải gánh nặng cho tâm hồn? Hãy làm phong phú thế giới của mình bằng sự tập trung, nhổ bớt những cái gai trong lòng, mới có thể giúp cuộc đời thăng hoa.
3. Không bị tình cảm giam cầm, chỉ cầu được tự tại
Tình bạn chân chính là không ồn ào, khoe khoang. Bạn bè không cần phải nhiều, chỉ quý ở chân tâm. Bạn thân hay tri kỷ, hai – ba người là đủ.
Thay vì tốn nhiều thời gian và năng lượng để duy trì những mối quan hệ hời hợt vô giá trị, chi bằng kết thân với những người cùng “tần số” để cùng giúp cuộc sống đôi bên thêm muôn màu muôn vẻ.
Hơn nữa, quá chú ý đến mối quan hệ với người khác sẽ chỉ khiến bạn rơi vào chiếc lồng chật hẹp của tình cảm.
Bỏ những đoạn quan hệ không cần thiết, bớt những vòng xã giao vô ý nghĩa, để tâm hồn nhẹ nhàng, cuộc đời trong sạch hơn.
Tối giản không chỉ là vứt bỏ, mà là phân loại mọi thứ trong trái tim của chúng ta, sàng lọc các mối quan hệ và thanh lọc môi trường sống.
Không cần gì cao sang, chỉ hy vọng bạn có thể học cách giảm bớt gánh nặng của cuộc sống, tiến về phía trước một cách nhẹ nhàng và thanh thản.
'Bắt' được cột sắt, ngư dân bán 200 nghìn, chuyên gia định giá ít nhất 1.000 tỷ
Cho rằng cây cột sắt không đáng giá nên lão Trần bán đồng nát được hơn 200 nghìn đồng, nào ngờ chuyên gia nói giá trị của nó lên tới nghìn tỷ đồng.
Trung Quốc có hàng nghìn năm lịch sử, trải qua nhiều triều đại với các nền văn hóa khác nhau nên di tích văn hóa và lịch sử nhiều không kể hết. Qua nhiều cuộc chiến, số bảo vật đang lưu lạc trên khắp đất nước. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách nhận biết cổ vật, vì vậy, mới có câu chuyện di tích văn hóa bị phá hủy vì sự vô ý của nhiều người. Thậm chí, có người biết rõ đó là cổ vật mà vẫn cho rằng chúng là thứ đồ "đồng nát" vô giá trị.
Câu chuyện tương tự xảy ra vào những năm 1980 với một ngư dân họ Trần sống tại một ngôi làng ở Trùng Khánh. Ngày nọ, ông cùng con đến sông Gia Lăng từ sáng sớm để đánh cá. Ông tự nhủ hôm nay phải bắt thật nhiều cá mới có thể kiếm được món hời.
Ông Trần thả lưới rồi chờ đợi. Không lâu sau, lão ngư phát hiện lưới đánh cá rất nặng, ông hào hứng nghĩ bắt được mẻ cá lớn, bèn nhanh chóng thu lưới.
Trong lúc đánh cá trên sông, ngư dân tình cờ thấy một cột sắt lớn. (Ảnh: Sohu)
Thế nhưng, nhìn thấy thứ mắc trong lưới, lão Trần chẳng thể vui nổi. Một cây cột sắt khá lớn nằm gọn trong lưới chứ không có con cá nào. Cột sắt mà ông Trần "bắt" được đã gỉ sét, nặng khoảng 90kg, cao khoảng 75cm, bên trên thân có khắc chữ nhưng ông không đọc được. Lần đầu gặp phải tình huống như vậy, lão ngư dân và con trai sau khi đánh cá quyết định đem cột sắt về nhà.
Mọi người trong nhà bắt đầu quan sát cây cột sắt, hàng xóm biết tin cũng kéo đến, không ai biết nó dùng để làm gì. Sau một hồi ngắm nghía mà không ra kết quả, lão Trần khẳng định cây cột sắt này chỉ là thứ đồ đồng nát vô giá trị. Ông ta quyết định mang nó đến nơi thu mua phế liệu trong thị trấn và bán nó.
Cây cột sắt là trụ xây cầu có từ thời Hán Vũ Đế. (Ảnh: Sohu)
Lão Trần bán cây cột sắt được 65 NDT (hơn 200.000 đồng). Ông rất vui vì số tiền này ở thời điểm đó bằng thu nhập nửa năm. Việc lão Trần bán cột sắt được giá lan truyền khắp làng, ai ai cũng đem ra để bàn tán.
Dần dần, tin tức lan tới Cục Di tích Văn hóa địa phương. Cán bộ của cục hay tin liền tìm tới nhận nhà lão Trần. Sau khi nghe ông Trần kể đầu đuôi sự việc, người này vội chạy đến trạm thu phế liệu để yêu cầu mua lại cây cột sắt. Anh ta đã tốn rất nhiều công sức ngồi bới đống phế liệu mới tìm thấy nó. Cuối cùng, anh chấp nhận chi 200 NDT (hơn 680.000 đồng) để mua lại cây cột sắt.
Đem về Cục, các chuyên gia khảo cổ thực hiện kiểm định cây cột sắt. Họ xác định nó là một trụ sắt dùng để xây cầu từ thời Hán Vũ Đế (156 TCN - 87 TCN). Chữ viết được khắc trên trụ sắt cũng là văn tự của triều đại Hán Vũ Đế. Nó được đánh giá là cổ vật bằng sắt hoàn chỉnh nhất, với niên đại sớm nhất được tìm thấy ở Trung Quốc. Giá trị nghiên cứu lịch sử của nó vô cùng lớn.
Các chuyên giá đánh giá theo giá trị thị trường, cây cột trụ sắt này phải 300 triệu NDT (hơn 1.020 tỷ đồng).
Những hoa văn được chạm khắc trên cây cột sắt có niên đại từ thời Hán Vũ Đế. (Ảnh: Sohu)
Cuối cùng, cột trụ sắt được đưa vào bộ sưu tập của bảo tàng Tứ Xuyên. Rất may, vị chuyên viên của Cục Di tích văn hóa
Don Nguyễn và bạn trai Thanh Tú tình tứ đón năm mới Don Nguyễn và Thanh Tú là cặp đôi LGBT nhận được nhiều sự yêu mến từ khán giả. Cả hai luôn đồng hành cùng nhau trong công việc lẫn cuộc sống. Lại thêm 1 cái Tết bên nhau, Don Nguyễn cùng bạn trai tung bộ ảnh tình tứ, "phát đường" khiến người hâm mộ cũng có chút ghen tị. Don Nguyễn và Mai...