3 sai lầm phổ biến của bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích gây ra những cơn đau co thắt mạnh, khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, phân không ổn định, ăn uống không thoải mái.
Khi bị hội chứng ruột kích thích, người bệnh thường chủ quan và mắc phải 3 sai lầm phổ biến dưới đây khiến bệnh tình kéo dài, khó trị dứt điểm và dễ biến chứng.
Chỉ chữa trị triệu chứng
Khi có các triệu chứng đau bụng, đau quặn, đi ngoài phân lỏng, sống…, nhiều người bệnh chỉ chú trọng điều trị tạm thời như uống thuốc giảm đau, chống co thắt, thuốc cầm tiêu chảy, nhuận tràng hoặc bổ sung một số loại men tiêu hóa và men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa.
Hội chứng ruột kích thích kéo dài dễ biến chứng các bệnh đường ruột nguy hiểm.
Tuy nhiên, các triệu chứng chỉ dừng lại ở mức thuyên giảm. Cách chữa này chỉ chữa phần ngọn, chưa chữa được nguyên nhân gốc rễ, từ đó các triệu chứng cứ liên tục tái phát mà không chấm dứt. Nguyên nhân sâu xa là nhiều lần đau bụng đi ngoài cộng với uống thuốc đặc trị làm chết lợi khuẩn đường ruột. Vì vậy, chỉ cần ăn những thức ăn lạ, tanh, tái, sống là bị đau bụng, đi ngoài.
Thường xuyên lo lắng, căng thẳng
Những biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đi ngoài, đầy bụng, trướng hơi, ăn uống khó tiêu, phân lúc lỏng lúc táo… triền miên cùng những cơn đau gây ra tâm lý bất an, lo lắng sợ bị bệnh hiểm nghèo hoặc biến chứng thành ung thư đối với người bệnh. Như vậy, lo lắng, căng thẳng càng làm bệnh tình nặng hơn.
Thực tế, ít người biết rằng trong đường ruột của con người có khoảng 100 triệu tế bào thần kinh kết nối với não bộ được gọi là hệ trục não ruột. Não bị căng thẳng sẽ tác động xuống làm rối loạn nhu động ruột, co bóp thất thường gây nên các cơn đau dữ dội, đồng thời lợi khuẩn bị tiêu diệt một lượng lớn nên mỗi khi đau bụng sẽ đi ngoài.
Video đang HOT
Vì vậy, để giảm các căng thẳng trong công việc và cuộc sống, người bệnh nên tập yoga, thiền, khí công, thể dục nhẹ nhàng…
Bỏ qua tầm quan trọng của lợi khuẩn
Chúng ta thường bỏ qua một yếu tố quan trọng khi điều trị hội chứng ruột kích thích là bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là lợi khuẩn bifidobacterium (bifido). Đây là lợi khuẩn chính yếu chiếm hơn 90% lợi khuẩn của đường ruột, cư trú chủ yếu ở đại tràng.
Lợi khuẩn có nhiệm vụ tiết enzym tiêu hóa thức ăn, cân bằng hệ vi sinh vật, là chìa khóa giúp đường ruột tiêu hóa bình thường, ổn định. Bên cạnh đó, lợi khuẩn còn sản xuất vitamin nhóm B là thức ăn giúp não bộ an thần, ổn định hệ trục não ruột. Vì vậy, bổ sung đầy đủ lợi khuẩn bifido giúp người bệnh hội chứng ruột kích thích cải thiện các triệu chứng dai dẳng, tiêu hóa ổn định, hạn chế tình trạng tái phát.
Lợi khuẩn bifido hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Tuy nhiên, lợi khuẩn bifido lại nhạy cảm với môi trường axit dạ dày và thường bị tiêu diệt gần như hoàn toàn khi đi qua dạ dày. Để khắc phục điều này, các nhà khoa học Nhật Bản đã sáng chế ra công nghệ bao bọc giúp đưa lợi khuẩn bifido sống đi qua môi trường khắc nghiệt của dạ dày xuống đến ruột non và đại tràng an toàn.
Như vậy, việc bổ sung lợi khuẩn bifido từ các loại men vi sinh sử dụng công nghệ cao của là giải pháp hỗ trợ cải thiện hội chứng ruột kích thích, hỗ trợ hạn chế tình trạng phân lỏng, táo bón, đầy bụng, trướng hơi…
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe – men vi sinh Bifina Nhật Bản dành cho người bị hội chứng ruột kích thích, tăng cường chức năng tiêu hóa. Sản phẩm được sản xuất bởi hãng dược phẩm lâu đời 125 năm tuổi của Nhật Bản – Morishita Jintan. Men vi sinh bifina có công thức 3 trong một gồm 2 lợi khuẩn bifidobacterium (2,5 tỷ), lactobacillus (1 tỷ) và chất xơ hòa tan oligosaccharide là thức ăn cho lợi khuẩn. Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Ecopath Việt Nam, bán tại tất cả nhà thuốc lớn trên toàn quốc.
Công ty TNHH Ecopath Việt Nam: tầng 4, số 35A, ngõ 45, đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: (024) 73046969 – 0936404366 – 0912224836.
Website: bifina.vn.
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Mộc Trà
Theo Zing
Những sai lầm của cha mẹ khi con bị bệnh sởi
Ngày 3/10, ThS.BS Huỳnh Minh Thu, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết trong tháng 7, 8 vừa qua tình hình bệnh sởi nội trú và ngoại trú đều gia tăng, đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện đang có từ 10-20 ca điều trị nội trú tại khu cách ly của khoa nhiễm.
Bác sĩ Trần Ngọc Lưu, khoa Nhiễm BV Nhi đồng 2 cho biết, khi con bị bệnh sởi nhiều phụ huynh thường mắc các sai lầm khi áp dụng phương pháp dân gian như giữ con trong phòng kín, tránh gió, nước, không được tắm. Thậm chí là cắt, lể chỗ ban làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết.
Theo bác sĩ Lưu khi trẻ bị bệnh sởi cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ để đề phòng các biến chứng. Nếu trẻ ở trong phòng tối cha mẹ sẽ không quan sát được diễn tiến của bệnh, trẻ có thể viêm giác mạc và ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
Trẻ bị sởi nằm trong phòng cách ly.
"Một số phụ huynh lại có xu hướng dẫn con đến thầy lang để cắt, lể chỗ ban. Đó là hành động rất nguy hiểm vì việc cắt, lể đó vừa khiến cho trẻ đau, tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bé. Thậm chí có những trường hợp nhiễm trùng huyết từ những vết cắt, lể trên da", bác sĩ Lưu nhấn mạnh.
Bác sĩ Lưu cho biết, nếu bệnh không được chẩn đoán, điều trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề như gây viêm phổi, não, viêm tai giữa, loét giác mạc, suy dinh dưỡng kéo dài do biến chứng của tiêu chảy, nặng có thể gây tử vong.
Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn.
- Giai đoạn ủ bệnh, chưa có triệu chứng rõ rệt nhưng vẫn có thể lây lan mầm bệnh.
- Giai đoạn khởi phát bệnh nhân sẽ sốt, viêm lông hô hấp bệnh nhân bị đỏ mắt, giác mạc, ho, sổ mũi.
- Giai đoạn toàn phát, nổi ban điển hình của sởi, sẽ nổi lên từ sau tai đến mặt xuống ngực, bụng. Khi bệnh kết thúc ban cũng sẽ lặn theo thứ tự đó.
- Giai đoạn hồi phục ban sẽ thâm và lặn.
Bác sĩ Lưu khuyến cáo khi nghi ngờ trẻ bị bệnh sởi, nên đưa đến các cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá giai đoạn, diễn tiến bệnh, cần thiết phải nhập viện hay không. Khi trẻ có biểu hiện ho, sổ mũi... ở dạng nhẹ phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách vệ sinh đường hô hấp của trẻ với nước muối sinh lý, không sử dụng các chế phẩm không rõ nguồn gốc làm tăng nguy cơ viêm loét giác mạc của bé.
Cha mẹ, người chăm sóc nên cho trẻ uống nhiều nước, mặc đồ thoáng, đề bé ở phòng có đủ ánh sáng để quan sát. Bệnh sởi có thể phòng ngừa được bằng vắc xin thường được chích khi trẻ 9 tháng.
NGUYỄN OANH
Theo thegioitiepthi
Như thế nào là bị táo bón và khi nào nên dùng thuốc? Hầu hết trong chúng ta đều từng bị táo bón nhưng trong phần lớn các trường hợp, táo bón nhanh chóng được giải quyết. Ăn thực phẩm nhiều chất xơ có thể giúp cải thiện táo bón - SHUTTERSTOCK Trường hợp bị táo nặng có thể dùng thuốc nhuận tràng, nhưng nếu dùng lâu sẽ gây ra hậu quả không mong muốn. Một...