3 sai lầm dễ mắc phải khi bạn tự build PC
Để có một bộ PC ngon nghẻ trong từng phân khúc giá tiền khác nhau lại là điều không hề đơn giản.
Với nhiều game thủ, việc tự tay build một dàn PC là điều cực kỳ thích thú, thậm chí là niềm đam mê khó bỏ. Tuy nhiên, để có một bộ PC ngon nghẻ trong từng phân khúc giá tiền khác nhau lại là điều không hề đơn giản. Bạn phải có đủ kiến thức hoặc được sự tư vấn tận tình của những người có kinh nghiệm thì mới có thể tự xây dựng được một bộ PC hợp lý về giá cả cũng như hiệu năng. Sau đây là một vài sai lầm mà game thủ thường mắc phải khi tự build dàn máy cho mình.
Chi quá nhiều tiền vào một linh kiện khủng
Có một thực tế hiện nay là phần đông những người dùng máy tính ở Việt Nam hiện nay vẫn tin rằng bộ máy tính chơi game của mình phải có chip khủng, VGA khủng mới là tốt nhất để chơi game.
Điều đó dẫn đến một hiện trạng là khi Build PC chơi game mới, thay vì quan tâm đến như cầu chơi game của mình, quan tâm đến hiệu năng của các thiết bị phần cứng thì một bộ phận không nhỏ người dùng chỉ chăm chăm tìm mua những Chipset mới nhất, những chiếc VGA khủng bố nhất có thể hay những bộ nguồn mạnh mẽ nhất có thể.
Video đang HOT
Hậu quả là chỉ đến khi mua xong, sau khi hả hê với những thiết bị phần cứng đắt tiền đầy sức mạnh chúng ta mới biết rằng mình đã “Lấy dao mổ trâu để diệt gà”, khi mà không phải ai cũng chơi những trò chơi sử dụng hết sức mạnh của các thiết bị đó.
Ngoài ra các thiết bị phần cứng còn cần sự tương hợp với nhau để đem lại hiệu năng xử lí tốt nhất mà chúng có thể đem lại, cho nên việc lựa chọn riêng rẽ các thiết bị phần cứng theo sở thích sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng “thắt cổ chai” thường thấy đối với những người xây dựng cấu hình PC nghiệp dư.
Thiếu những vật dụng cần thiết khi lắp ráp máy
Phải là những người đã trải qua những tình huống dở khóc dở cười khi thiếu dụng cụ mới thấy nó khó chịu đến nhường nào. Nó sẽ là những câu chuyên nhỏ tí xíu như việc bố trí lắp ráp các con vít dài ngắn ở các vị trí sao cho phù hợp, mà chúng ta vẫn làm đi làm lại vì lắp sai (nhất là với các dàn máy cầu kì nhiều chi tiết).
Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta thường tự tin vào khả năng của mình đến mức không thèm xem hướng dẫn lắp ráp kèm theo thiết bị. Rồi cho đến cả việc thiếu những dây cáp kết nối (thiếu dây SATA chẳng hạn) do trong lúc nhận sản phẩm bạn quá vui với “đồ chơi mới” nên không để ý xem cần bao nhiêu dây kết nối là phù hợp với nhu cầu của mình ở nhà (lắp 2-3 HDD cùng lúc chẳng hạn). Rồi đồ nghề lắp ráp máy, rồi việc một số GPU cần cáp điện riêng biệt mà ổ cắm nhà bạn không tương thích,…
Tất cả đều gây ra sự phiền toái đến khó chịu mà đáng ra chúng ta có thể tránh được nếu cẩn thận và tỉ mỉ hơn.
Chạy đua công nghệ một cách mù quáng
Một lẽ dĩ nhiên là mục đích của chúng ta khi đầu tư tiền của vào những chiếc PC thật khủng là để có thể trải nghiệm những trò chơi tuyệt vời nhất có thể. Thế nhưng dù đã bạo tay chi những thiết bị phần cứng thuộc top hàng khủng, bạn vẫn sẽ phải chấp nhận một sự thật là đời không như là mơ. Với cỗ PC khủng của mình, bạn rõ ràng có quyền đẩy các tuỳ chọn Graphic trong game lên Max setting và tận hưởng các hiệu ứng lung linh của nó.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường công nghệ thế giới đang không ngừng phát triển, những phần cứng xịn xò nhất cũng nhanh chóng lỗi thời chỉ sau vài ba năm. Khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều tựa game có yêu cầu phần cứng cao hơn. Và đương nhiên, bạn sẽ phải hạ các tùy Graphic trong game xuống mức thấp hơn để phù hợp với PC của mình.
Bạn sẽ phải chấp nhận một thực tế là chúng ta không nên chạy đua công nghệ một cách mù quáng. Nếu không, cứ sau vài ba năm, bạn sẽ lại phải bỏ cả núi tiền ra để nâng cấp PC, mặc dù theo mặt bằng chung thì bộ máy cũ của bạn vẫn đang rất ổn.
Đối với những Gamer chúng ta, việc sở hữu một cỗ máy PC đầy sức mạnh để chơi game luôn là niềm mơ ước từ thuở bé. Thế nhưng ngay cả khi đã hiện thực hoá được ước mơ của mình thì chính chúng ta lại bị ảnh hưởng bởi sự cầu toàn của mình, luôn muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo. Sự chuẩn bị và lên kế hoạch kĩ lưỡng sẽ giúp bạn tránh gặp phải những vấn đề phiền toái được nhắc đến ở trên. Hãy sáng suốt và tỉnh táo để có thể có cho mình sự thoải mái nhất khi sắm sửa một cỗ máy mới.
Theo tổ quốc
Xuất hiện máy chơi game đối thủ của Switch - Sức mạnh như PC, chơi game như Mobile
Ý tưởng công nghệ "Second screen" hay "Màn hình thứ hai" là điểm nhấn của Alienware tại hội chợ CES năm nay
Mỗi năm tại hội chợ CES, các công ty đều lần lượt ra mắt công chúng các ý tưởng công nghệ khác nhau, một số sau đó thực sự đã trở thành sản phẩm hoàn thiện, số còn lại vẫn chỉ "nằm trên giấy". Liệu ý tưởng " Màn hình thứ hai" của Alienware cuối cùng sẽ thuộc về số nào ở trên, hiện vẫn chưa có câu trả lời nhưng ít nhất đây là một sản phẩm thú vị. Ý tưởng trên của Alienware không thực sự có tính đột phá bởi việc coi điện thoại thông minh thành thiết bị phục vụ cho hoạt động chơi game đã có từ lâu. Nhưng theo ý tưởng hiện tại, "màn hình thứ hai" sẽ đồng bộ hóa với trung tâm điều khiển Alienware - tiện ích cài đặt trong máy tính để bàn và máy tính xách tay của Alienware, đồng thời cung cấp khả năng giám sát CPU, GPU và RAM theo thời gian thực. Sản phẩm này cũng có vai trò như trung tâm điều khiển ánh sáng RGB của thiết bị Alienware.
Tuy nhiên, ý tưởng trên không thu hút được sự chú ý như kỳ vọng. Nhiều người nhận xét rằng "màn hình thứ hai" có phạm vi sử dụng quá hạn chế vì thiết bị chỉ hoạt động với máy tính Alienware (các sản phẩm G-series của Dell cũng có thể được hỗ trợ). Ngoài ra, tiềm năng thị trường tiêu thụ cũng là một vấn bởi hầu như các game thủ không hề muốn lãng phí thời gian để quan sát chỉ số hệ thống của thiết bị khi họ đang chơi game. Mặc dù, "màn hình thứ hai" sẽ có ích trong một số trường hợp như theo dõi mức độ điều chỉnh CPU và GPU thường xuyên của thiết bị chơi game, từ đó kiểm tra hiệu suất của bộ phận làm mát. Điều đáng mừng là Alienware sẵn sàng cân nhắc các trường hợp sử dụng khác, nếu họ quyết định biến ý tưởng này thành một sản phẩm thực tế: "Mặc dù đây hoàn toàn là một ý tưởng khám phá, nhưng chúng tôi đang tìm cách để tăng cường tính phổ biến của phần mềm trong tương lai và sẵn sàng tiếp nhận phản hồi từ cộng đồng về các tính năng mới mà họ muốn trang bị cho sản phẩm. Chúng tôi nghĩ rằng ý tưởng này sẽ thu hút sự quan tâm của các game thủ trên điện thoại, những người luôn muốn theo dõi hiệu suất hoạt động của thiết bị nhưng không có khả năng thực hiện điều đó khi đang đăng nhập trong trò chơi".
Ý tưởng thêm bản đồ, HUD và các nội dung khác trong trò chơi được đưa lên thiết bị di động vẫn rất đáng cân nhắc. Alienware đang ám chỉ điều đó, rằng việc có thể theo dõi số kill, quản lý túi đồ và nhiều thứ khác trên màn hình thứ hai nhằm tiết kiệm không gian trên màn hình chính sẽ rất có lợi cho game thủ. Về cơ bản, thiết lập trên tương tự như việc build PC với hai màn hình, tuy nhiên, kích thước của hai màn hình di động sẽ nhỏ hơn nhiều.
Theo Kenh tin game
Game thủ đen nhất năm: Sắp phá kỷ lục thế giới thì gặp lỗi màn hình xanh Nguyên nhân gây lỗi BSOD thường là do sự cố phần cứng: bộ nhớ RAM bị lỗi, HDD hoặc VGA, nguồn cung cấp điện bị lỗi (PSU), hoặc thiết bị quá nóng. Đối với rất nhiều thế hệ game thủ Việt Nam cũng như những người thường xuyên sử dụng máy tính thì lỗi màn hình xanh của hệ điều hành Windows đã...