3 rủi ro cần vượt qua khi ngoài 40 tuổi
Sau 40 tuổi là giai đoạn vàng son của cuộc đời nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu vượt qua được những rủi ro này bạn sẽ làm nên nghiệp lớn.
1. Bệnh tật
Lưu Quốc Ân, giáo sư Đại học Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc khảo sát theo dõi trong hơn 20 năm và phát hiện ra rằng yếu tố then chốt quyết định khả năng tích lũy tài sản của một người là sức khoẻ thể chất.
Một người đến tuổi trung niên tay trái gánh vác sự nghiệp, tay phải lo toan chuyện gia đình, không có sức khoẻ bạn khó có thể hoàn thành đồng thời hai nhiệm vụ lớn này.
Trong một chương trình truyền hình thực tế “Longing for life”, Huỳnh Lỗi đã chia sẻ về một biến cố trong cuộc đời đã khiến anh phải trân trọng sức khoẻ của mình hơn bao giờ hết.
Huỳnh Lỗi cho biết có thời điểm anh đã bị ốm, sốt trong một thời gian dài “Là cha, tôi chắc chắn muốn dành nhiều thời gian để bên con nhưng trong khoảng thời gian đó tôi lại không thể dẫu đã gắng sức”, anh nói.
Để sức khoẻ không sa sút và che chở được cho con, Huỳnh Lỗi bắt đầu chạy bộ để cải thiện sức khỏe. Khi ghi hình chương trình, mặc dù các thành viên khác đang ngủ say nhưng anh vẫn duy trì thói quen dậy sớm chạy bộ. Kiên trì tập thể dục, anh đã cải thiện được tình trạng sức khoẻ và giảm được hơn 10kg.
Trong bài báo có tiêu đề “Bao nhiêu người đã không qua khỏi giai đoạn 45-55 tuổi”, tác giả đã viết: “45-55 tuổi là một trong những thời kỳ vàng son của cuộc đời nhưng cũng là thời kỳ rủi ro cao. Bởi đây là giai đoạn bệnh tật dễ kéo đến”.
Khi còn trẻ, bạn sẽ luôn cảm thấy tiền bạc và địa vị là những thứ quan trọng nhất. Tuy nhiên đến độ tuổi trung niên, bạn cần sắp xếp lại thứ tự ưu tiên và phải đặt sức khoẻ lên hàng đầu.
Tập thể dục hàng ngày, áp dụng chế độ ăn khoa học và ngủ đủ giấc… là một trong những cách giúp bạn bảo vệ được bản thân và thành quả đã làm được trong suốt những năm tháng tuổi trẻ.
2. Thất nghiệp
Khủng hoảng việc làm của người trung niên thường không phải về vấn đề tuổi tác mà là thiếu kỹ năng. Khi bị rơi vào tình cảnh khó khăn nhất, kỹ năng chính là chiếc phao cứu sinh của bạn.
Chồng của Lý Hoà đột ngột qua đời khi cô đang mang thai 8 tháng và có một cô con gái 6 tuổi. Một mình vượt cạn, nuôi thêm người con lại không có việc làm, nhiều người cho rằng cô như đang ở tận cùng của khó khăn.
Video đang HOT
Tuy nhiên sau khi sinh con, cô được giới thiệu đến một công ty giúp việc để làm bảo mẫu. Khi những người khác nghỉ ngơi, cô tận dụng mọi thời gian rảnh để học cách chăm sóc người già và trẻ em cùng các kỹ thuật xoa bóp và nấu ăn.
Hai năm sau, cô đạt được được các chứng chỉ liên quan trong nghề. Đối với mỗi khách hàng phục vụ cô đều ghi lại chi tiết khoảng thời ăn của bé, sự thay đổi trong quá trong tăng trưởng, sở thích ăn uống…
Sự chuyên nghiệp không chỉ giúp cô thu hút được một lượng lớn khách hàng mà còn nhận được tiền lương cao gấp đôi.
Vì vậy nên dẫu đang làm công việc gì, khó khăn ra sao, mức lương như thế nào, điều quan trọng là bạn phải trở thành một người không thể thay thế ở vị trí đó.
Khi đến tuổi trung niên, điều đáng sợ nhất là không có kỹ năng và ngừng học hỏi. Sau khi tốt nghiệp đại học, Lao Ly đến Bắc Kinh và tìm một công việc được trả mức lương cao và ổn định. Nhưng trong suốt 10 năm đó, kỹ năng làm việc của anh hầu như không được cải thiện. Dưới làn sòng của thế hệ trẻ giàu năng lượng và nhiệt huyết, anh đã bị đào thải khỏi công ty do không cập nhật và bắt kịp được những thông tin và kiến thức mới.
Nếu không ngừng học hỏi, bạn sẽ bị bủa vây ở mọi hướng khi bước đến tuổi trung niên. Học thêm một kỹ năng bạn sẽ mở cho mình thêm một lối thoát. Biết thêm một kỹ năng bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống.
Bắt đầu từ hôm nay, nếu bạn có thời gian để nạp thêm kiến thức, bạn có nhiều cơ hội hơn ở nơi làm việc sau tuổi trung niên.
3. Ly hôn
Một thanh niên đến cửa hàng mua bát, anh ta cầm một chiếc bát và đập nhẹ lần lượt vào những chiếc bát còn lại. Âm thanh phát ra khá đục. Anh nói rằng đây không phải là những chiếc bát tốt vì âm thanh không trong.
Ông chủ đã mỉm cười và bưng một chiếc bát lên cho cậu thử. Thật bất ngờ, âm thanh do chiếc bát này với mọi chiếc khác đều rất vui tai.
“Bản thân chiếc bát ban đầu đã là một sản phẩm lỗi thì khi thử nó với những chiếc bát khác chắc chắn sẽ không thể có được kết quả tốt. Nếu muốn tìm một chiếc bát tốt, trước hết, hãy chắc chắn rằng chiếc bát của bạn là tốt nhất”, ông chủ nói.
Khi đến tuổi trung niên, nhiều người ly hôn vì người bạn đời không như anh ta mong muốn. Song thực tế người gây ra vấn đề lại chính là bản thân bạn.
Giang Linh, một nhà tư vấn vấn tâm lý thường xuyên cãi nhau với vợ. Trong những năm qua anh cảm thấy tính cách của vợ mình đã thay đổi rất nhiều khiến bản thân không thể chịu nổi. Vợ chồng anh không thể kiên nhẫn nói chuyện với nhau quá dài.
Một đêm, trong lúc trằn trọc, anh suy nghĩ mình đã bận rộn với công việc mà ít quan tâm đến gia đình. Khi bố ốm, vợ anh vừa phải chăm sóc ông lại dạy cả con làm bài. Lúc này anh chợt hiểu, không phải tính cách của vợ thay đổi mà là do cô ấy đã quá mệt mỏi.
Từ khi hiểu được nỗi vất vả của vợ, sau tan ca, anh Tường đi làm về sớm và chủ động giúp đỡ vợ công việc nhà. Dần dần, anh thấy vợ mình đã kiềm chế được tính nóng nảy. Quan hệ của 2 người dần tốt lên.
Thực tế không có người bạn đời hoàn hảo, một cuộc hôn nhân hạnh phúc là khi 2 người dành cho nhau sự bao dung.
Khi đến tuổi trung niên bạn cần dịu dàng trong tính khí, bình tĩnh trong mọi tình huống và bao dung trong tình cảm. Như vậy bạn mới có thể duy trì mối quan hệ hôn nhân dài lâu.
Nhận biết mối quan hệ đang trên đà tan vỡ
Một vài dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn kiểm chứng mối quan hệ của mình có rơi vào tình trạng đang trên đà tan vỡ hay không.
Tình yêu của bạn tồn tại nhiều mặt tiêu cực hơn tích cực
Suy nghĩ về những mặt tích cực và tiêu cực mà tình yêu tác động đến bản thân và cuộc sống của mình sẽ giúp bạn sớm nhận ra những dấu hiệu rạn nứt của mối quan hệ. Tất nhiên tình yêu nào cũng trải qua nhiều thăng trầm, có lúc vui, lúc buồn, khi hạnh phúc, lúc khổ đau. Song nếu thời điểm hiện tại, bạn cảm thấy tình yêu đó khiến bạn mệt mỏi hơn vui vẻ, thời gian đau khổ nhiều hơn những phút hạnh phúc thì thật đáng buồn khi bạn phải đối mặt với sự thật: mối tình đó đang trên đà tan vỡ.
Hai bạn thường xuyên cãi nhau những chuyện lặt vặt
Trước đây hai bạn có thể rất tâm đầu ý hợp, nhưng dần dần theo thời gian, bạn và người ấy trở nên dễ dàng xung đột từ những câu chuyện nhỏ nhặt như đi ăn chọn món nào, xem film gì, hoặc bất cứ chuyện gì bạn cũng bị người kia "vạch lá tìm sâu" để lấy cớ cãi nhau cho bằng được. Những trận cãi vã nho nhỏ có thể trở thành chất xúc tác cho tình yêu, có thể giúp hai người sau khi tranh luận hiểu nhau hơn. Nhưng bất cứ khi nào bạn và người ấy gặp nhau hai người đều cãi vã thì nó lại là liều thuốc dễ dàng giết chết tình yêu của bạn.
Ảnh minh họa
Hai bạn không thường xuyên nhắn tin/ gọi điện
Những người đang yêu một ngày có thể nhắn tin hay gọi điện hàng giờ, nhưng đã bao lâu rồi bạn và người ấy không còn thói quen đó nữa? Có thể bạn thấy rằng yêu nhau đã lâu và nắm được lịch trình hàng ngày của đối phương thì không cần thiết phải hỏi han nhau làm gì nhưng nếu tình trạng này diễn ra kéo dài thì nó cũng vô cùng nguy hiểm.
Thực tế, nếu bạn hoặc người kia vẫn còn tình cảm nhiều với đối phương thì sẽ luôn luôn muốn biết ai kia đang làm gì, ở đâu hay chỉ đơn giản là nhắn tin nhắc nhở hay thể hiện tình cảm. Nếu một ngày bạn không còn nhận được sự quan tâm của người kia nữa, cho dù chỉ là một tin nhắn chứa đựng nội dung yêu thương, thì có nghĩa là anh chàng/ cô nàng đang muốn cao chạy xa bay khỏi bạn.
Bạn và người ấy không còn cảm thấy ghen nữa
Ghen tuông thái quá sẽ khiến tình yêu trở thành áp lực. Nhưng nếu thấy người yêu của mình cùng vệ tinh xung quanh tấn công qua lại nhau mà bạn chẳng còn cảm thấy gì nữa thì thực sự bạn nên nhanh chóng xem lại chuyện tình này. Hãy nhớ xem lần cuối cùng chàng/ nàng tỏ ra ghen là bao lâu? Hay trong trường hợp ngược lại, bạn bắt gặp những tin nhắn hay hành động của người kia đối với các anh chàng/ cô nàng khác trên mức bạn bè bình thường, bạn tỏ ra ghen tuông thì chỉ nhận được thái độ hời hợt và không rõ ràng của người ấy... Đây chính là lúc bạn phải xem lại rằng liệu có nên tiếp tục với họ được nữa không. Nếu bạn hoặc người kia cảm thấy rằng người mình yêu bấy lâu nay chẳng còn chút trọng lượng nào trong lòng nhau nữa thì tốt nhất là giải thoát cho đôi bên khỏi vướng bận.
Ảnh minh họa
Bạn và người ấy không còn hứng thú gặp gỡ
Nếu như trước đây chỉ cần xa nhau vài ngày bạn đã thấy nhung nhớ, giờ cả tháng không gặp mặt hay không liên lạc thì bạn lại cảm thấy chẳng làm sao. Hay mỗi lần bạn ngỏ ý muốn đi chơi đâu đó thì đều nhận được lời từ chối từ phía bên kia rằng "anh/ em đang mệt", " tuần này em/anh bận", " nhà anh/em có việc đột xuất"...Nếu tần số những lần "bận bịu" và "mệt mỏi" của đối phương diễn ra thường xuyên thì bạn nên hiểu những thông điệp ấy rằng họ không muốn tiếp tục với bạn nữa. Có lẽ quá lâu rồi bạn và người ấy không cùng nhau hâm nóng tình cảm nên đã trở nên ngại yêu. Xa mặt cách lòng, bạn không thể duy trì được tình cảm nếu như bạn hay người ấy không còn cảm thấy muốn gặp người mình yêu nữa.
Bạn hoặc người ấy trở về trạng thái "single"
Mặc dù vẫn trong cương vị là người yêu của nhau nhưng giờ đây tần suất người ấy đi chơi với bạn bè hoặc những đối tượng khác của người yêu bạn còn thường xuyên hơn là gặp bạn. Nếu như bạn cố gặng hỏi lí do thì sẽ nhận được những lời trách móc khó chịu của đối phương, cho rằng bạn đã tham gia quá nhiều vào cuộc sống riêng tư của người ấy.
Hay một ngày, bạn bỗng thấy họ không còn muốn công khai chuyện đã có người yêu ra nữa mà luôn tỏ ra rằng mình độc thân với các vệ tinh, những chuyện hứa hẹn dài lâu của hai bạn cũng bị lãng quên, bặt vô âm tín, thì có nghĩa là người ấy đã không còn muốn ở bên bạn nữa./.
Vì sao hôn nhân dần nguội lạnh? Em gái tôi vô cùng hạnh phúc trong ngày cưới. Em mãn nguyện nắm tay tôi lúc ra về "Chị ơi, em vô ngần hạnh phúc khi có anh ấy. Em thấy mình là người quá may mắn". Em nói đúng. Một người chồng hết mực yêu thương đến mức cuồng si. Em được chồng chiều chuộng từng ly từng tý, lúc nào...