3 quyết định sai lầm lớn nhất của các hãng xe lớn trong năm 2020
Một năm 2020 đầy biến động của làng xe đang tiến dần đến hồi kết với không ít thương hiệu lớn như Tesla, BMW hay GM phải nhìn nhận lại những sai lầm của mình để đưa ra quyết định hợp lý hơn trong tương lai.
1. GM bắt tay với Nikola Motor
Trong năm 2020, General Motors đã quyết định “đánh bạc” với startup xe điện đồng hương non trẻ là Nikola. Xét tới việc các đối thủ lớn của mình phần lớn đều đã có “cạ cứng” chẳng hạn Ford với Rivian hay Hyundai với Rimac, việc GM chọn Nikola – thương hiệu phần nào đã chứng tỏ được khả năng với thiết kế bán tải Badger khá ấn tượng là điều có thể hiểu được.
Tuy vậy, cho tới thời điểm hiện tại, có thể nói khoản đầu tư 2 tỉ USD của GM vào Nikola đã đổ sông đổ bể sau khi Hindenburg Research phát hiện ra Nikola cũng như CEO của hãng là Trevor Milton chỉ là… đồ lừa đảo. Nếu cắt đứt quan hệ ngay vào thời điểm đó, ít nhất tập đoàn Mỹ có thể giữ lại thể diện cũng như phần nào vốn đầu tư của mình nhưng không, GM lại ngoan cố khẳng định ủng hộ đối tác…
Dù vậy, mối tình giữa GM và Nikola chỉ kéo dài được tròn 2 tháng khi liên minh chính thức tan vỡ, dự án Badger cũng bị vứt xó. GM cố gỡ gạc thể diện bằng việc khẳng định sẽ cung cấp động cơ pin hydrogen cho Nikola trong tương lai nhưng có thể nói đến lúc này canh bạc của tập đoàn Mỹ đã thất bại thảm hại.
2. BMW thử hình thức thuê bao ứng dụng và phải trả giá đắt
Video đang HOT
Cùng với việc nâng cấp phần mềm trên xe nay hỗ trợ khả năng cập nhật qua kết nối Internet, thương hiệu xứ Bavaria cũng bổ sung thêm một hình thức… không ai yêu cầu. Cụ thể, một số phần cứng/phần mềm trên xe BMW sẽ yêu cầu người dùng phải trả phí thuê bao hàng tháng/năm để có thể sử dụng chẳng hạn ghế sưởi, khởi động xe từ xa hay tính năng ghi nhớ vị trí ngồi ưa thích.
Phép thử đầu tiên của BMW với hình thức này là cắt Apple CarPlay sau hàng rào thuê bao 80 USD/năm. Tất nhiên khách hàng của thương hiệu Đức không chịu ngồi yên và làn sóng phản đối dữ dội tới mức BMW phải thừa nhận sai lầm và tạm thời ngưng chưa áp dụng hình thức mới. Tuy nhiên, BMW chắc chắn vẫn chưa từ bỏ ý định “vắt sữa” bằng thuê bao trong tương lai không xa.
Thực tế, các loại hình giải trí phổ biến như stream nhạc chẳng hạn Spotify hay xem phim như Netflix đều ứng dụng hình thức thuê bao. Tuy vậy, ứng dụng chung hình thức này với trang bị/công nghệ vốn đã có trên xe và không cần kết nối Internet để sử dụng chắc chắn không phải một ý hay khi khiến khách hàng có cảm giác xe… không phải của mình dù đã bỏ tiền ra mua và có thể dẫn tới hệ lụy khó lường.
3. Tesla và cái kết coi thường COVID-19
Hồi đầu năm nay Tesla chắc chắn đã mất điểm trong mắt không ít người Mỹ khi CEO của họ là Elon Musk công khai lên tiếng coi thường đại dịch COVID-19. Chính sách của Tesla cũng thể hiện rõ quan điểm này khi mở cửa lại nhà máy Fremont mà không được sự cho phép của bang California (rồi sau đó dọa… bỏ bang, đổi vị trí nhà máy).
Bên cạnh đó, hãng cũng làm mất lòng chính nhân viên của mình khi cho phép họ có thể nghỉ ở nhà không lương nếu không muốn đi làm lại rồi sau đó… thẳng tay sa thải những người không đến do lo ngại dịch. Động thái chữa cháy của họ là quyên góp máy thở cho các bệnh viện cũng vô tác dụng vì… nhầm loại máy (không đủ mạnh để sử dụng cho bệnh nhân nhiễm COVID-19).
Startup ôtô điện bị tố gian lận, xe bán tải chết yểu
General Motors tuyên bố rút lui khỏi kế hoạch đầu tư vào Nikola Motor, nguyên nhân chính khiến mẫu pick-up chạy điện Badger bị khai tử.
Ít nhất trong vòng 6 tháng qua, những nỗ lực của Nikola nhằm đi theo quỹ đạo của hãng đồng hương Tesla đã đối mặt với nhiều cơn sóng dữ, từ cáo buộc, bị điều tra gian lận và những vụ từ chức gây tác động lớn.
Ngày 30/11, trời nổi bão tố khi Nikola thông báo, rằng General Motors (GM) sẽ rút lui khỏi quan hệ đối tác - kế hoạch từng được đưa tin hồi tháng 9. Khi đó, GM cho biết sẽ mua 2 tỷ USD cổ phần trong hãng xe điện Nikola - tin tức được các nhà đầu tư đánh giá là thắng lợi lớn của Nikola.
Badger - mẫu bán tải điện không được sản xuất sau khi đối tác GM-Nikola tan rã. Ảnh: Nikola
Cũng theo thỏa thuận cùng thời điểm, GM có thể cung cấp pin và công nghệ pin nhiên liệu cho Nikola, đồng thời sản xuất mẫu bán tải điện Badger cho đối tác. Đổi lại, GM sẽ nhận 11% cổ phần ở Nikola - điều sẽ giúp "ông lớn" của ngành công nghiệp ôtô Mỹ có chỗ đứng vững chắc hơn trong thị trường xe không khí thải.
Giờ đây, GM sẽ chỉ như một nhà cung cấp cho Nikola. Theo thỏa thuận mới, GM có khả năng không lấy cổ phần như dự kiến. Thay vào đó, Nikola có thể thanh toán chi phí để GM chế tạo pin nhiên liệu Hydrotec phù hợp với dòng xe tải của Nikola. Sau đó, Nikola tiếp tục trả tiền để mua loại pin này.
Một điểm quan trọng khác, là GM không còn tham gia vào việc sản xuất dòng bán tải Badger - sản phẩm mà Nikola nói rằng sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn.
Trong thông báo, GM cũng cho biết đã trở lại thành một nhà cung ứng cho Nikola, nhưng không bình luận về nguyên nhân cũng như thỏa thuận bị thu hẹp ra sao.
Dù thỏa thuận cuối cùng vẫn chưa được quyết định, các nhà phân tích vẫn cho đây là tín hiệu tiêu cực đối với Nikola. Giá cổ phiếu của hãng đã giảm đáng kể ngay trong ngày 30/11.
Nikola Badger từng là dự án gây tiếng vang của startup xe điện. Chiếc bán tải hứa hẹn là đối thủ tương lai của Tesla Cybertruck. Thậm chí Trevor Milton, nhà sáng lập hãng kiêm giám đốc điều hành, còn tuyên bố mục tiêu hạ bệ "vua doanh số" Ford F-150 bằng Badger.
Thông báo mới từ hai bên đã kết thúc nhiều tháng nghiên cứu cũng như suy đoán về thỏa thuận GM-Nikola từng lần đầu được đưa tin hồi tháng 9. Khi đó, chỉ sau vài ngày, một báo cáo đầy đụng chạm từ Hindenburg Research tố một loạt thông tin sai lệch về công nghệ của Nikola. Quan trọng nhất, Hindenburg cáo buộc Nikola đã tạo ra một video giả để khoe một chiếc bán tải dùng khí hydro đang di chuyển. Sau đó, Nikola thừa nhận chiếc xe đơn giản là đang lăn bánh xuống dốc.
Sau đó, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (S.E.C) cho biết bắt đầu điều tra gian lận, và Milton rời khỏi vị trí giám đốc điều hành. Cổ phiếu của Nikola giảm mạnh.
Giới phân tích và các nhà đầu tư lập tức suy đoán khả năng GM tiếp tục thỏa thuận, đề cập về tương lai không mấy sáng sủa của Nikola. Đến tháng 10, có dấu hiệu cho thấy Nikola có thể không tạo được đối tác.
Tin mới thậm chí đặc biệt xấu đối với nhân vật chính: Milton. Dù đã từ bỏ chức CEO, nhà sáng lập hãng vẫn sở hữu 85,6 triệu cổ phiếu của Nikola, hoặc gần 25%. Milton từng bị cấm bán số cổ phần này trong những tháng sau khi Nikola bắt đầu niêm yết hồi tháng 9, nhưng lệnh cấm hết hiệu lực vào hôm nay, 1/12.
Xe tải hạng nặng sẽ sử dụng pin nhiên liệu thay cho xăng dầu Các kế hoạch của Honda và Isuzu, Hyundai Motor, Daimler và Volvo, Nikola Motor đang vẽ lên bức tranh tổng quát về xu hướng xe tải chạy bằng pin. Xe tải hạng nặng chạy pin nhiên liệu do Toyota hợp tác với nhà sản xuất xe tải Hoa Kỳ Kenworth Trucks, Inc. phát triển. Ảnh: Toyota Một báo cáo của Công ty dữ...