3 quán hủ tiếu nức tiếng trên 4 thập kỉ đáng thử khi đến TP.HCM
Nếu như phở là món phải thử khi đến Hà Nội thì chắc chắn ghé TP.HCM bạn không nên bỏ qua món hủ tiếu. Vậy có 3 tiệm hủ tiếu nổi tiếng lâu đời ở TP.HCM bạn đã biết?
Nguyên liệu chính trong hủ tiếu hồ phải gọi là miếng chứ không phải cọng hay sợi. Vì sau khi máy cán ra miếng hủ tiếu, thay vì cắt thành cọng người ta cắt thành miếng vuông chừng 3-4cm thoạt nhìn giống những chiếc bánh phồng tôm chưa chiên.
Món này khác hẳn với các loại hủ tiếu khác ở chỗ thay vì ăn chung với thịt heo, gà hay cá thì hủ tiếu hồ chỉ dùng chung với lòng heo và cải chua.
Hủ tiếu hồ là món ăn đặc trưng truyền thống của người Hoa
Hủ tiếu mì cá
Hơn nữa thế kỷ qua, quán hủ tiếu mì cá Phát Mập nằm ngay mặt tiền đường Calmette, Q.1 là địa điểm thu hút bao thế hệ thực khách nhờ hương vị thơm ngon với những thớ thịt cá lóc tươi, béo.
Bên cạnh nước lèo hầm từ xương ống vị ngọt thanh thì nước lèo cá luôn được nhiều thực khách ưa thích. Đặc biệt, cá lóc ở đây đã được lấy hết xương, chế biến kỹ nên không có mùi tanh.
Một tô hủ tiếu ăn kèm thịt, tôm, tim, gan heo….
Video đang HOT
Nằm ngay đầu con hẻm nhỏ trên đường Tôn Thất Thiệp, quán hủ tiếu Thanh Xuân có tuổi đời hơn 70 năm mê mẩn nhiều thực khách bởi món hủ tiếu khô chan nước sốt ăn kèm với bánh Pate Chaud lạ miệng.
Hủ tiếu Thanh Xuân được mở bán bởi một ông giáo già gốc Mỹ Tho. Hủ tiếu ở đây được chế biến theo hủ tiếu Nam Vang. Cọng hủ tiếu pha bột lọc nên có độ dai hơn và cách biến tấu nước lèo tạo nên hương vị riêng của quán.
Món hủ tiếu khô được ăn kèm với bánh Pate Chaud hay người Việt gọi là bánh Pateso đây là loại bánh kiểu Pháp.
Hơn 70 năm mở cửa trải qua 4 đời quán hủ tiếu Thanh Xuân luôn tấp nập thực khách ghé thưởng thức.
Xe hủ hiếu 20 năm làm người Sài Gòn 'ngộp' bởi gà nhiều hơn hủ tiếu
Quán hủ tiếu của anh Châu Gia Huyền nằm trên đường Tân Phước, quận 11 đã truyền đến đời thứ 2 và mở bán được hơn 20 năm nay. Ở đây có hủ tiếu gà xé độc đáo ở Sài Gòn.
Tô hủ tiếu đầy thịt gà chỉ có giá 24.000 đồng.
Sài Gòn - nơi tập trung nhiều loại hủ tiếu đến từ nhiều vùng miền khác nhau như: hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang... và có cả hủ tiếu của người Hoa mang một hương vị rất riêng, rất đặc biệt.
Gà xé hủ tiếu, vì gà nhiều hơn hủ tiếu
Anh Châu Gia Huyền, 30 tuổi, là người kế thừa quán hủ tiếu từ người mẹ quá cố gốc Hoa của mình. Quán ở đây có hủ tiếu mì, bún gạo, bánh lọt, bánh canh... giá tất cả các món đều là 24.000 đồng/tô, trong đó món hủ tiếu gà xé là món được thực khách ưa chuộng nhất.
Bước vào quán, tôi bất ngờ khi chứng kiến tất cả mọi người ở quán từ người đứng bán đến thực khách đều giao tiếp với nhau bằng tiếng Hoa. Người đứng bếp là ba cha con người gốc Hoa và người ăn đa số là người gốc Hoa và cũng có rất nhiều thực khách là người Sài Gòn.
Tô hủ tiếu gà xé được người Sài Gòn gọi ngược lại là "gà xé hủ tiếu" vì lớp thịt gà cho vào tô đầy ắp, ngang ngửa lớp hủ tiếu bên dưới. Thịt gà ở đây dai dai, ngọt ngọt của miếng ức gà. Đặc biệt sợi hủ tiếu ở đây có bản lớn, ăn rất vừa miệng.
Ăn kèm với hủ tiếu gà xé có rất nhiều hành phi vàng giòn và giá cho đỡ ngán. Một tô đầy ăm ắp, ăn đến đâu là tràn ngập gà đến đó, nói như người Sài Gòn là bao no đến chiều.
Những người trẻ như tôi đến quán thường thích ăn hủ tiếu khô vì ăn như vậy hủ tiếu sẽ ít bị nở ra và ăn rất nhanh ngán, nhưng người già thường ăn hủ tiếu nước vì mềm hơn cho người răng đã yếu.
Ông Trung Xương Văn là một người gốc Hoa, khách "ruột" của quán thường ăn món bún khô chia sẻ: "Tôi sinh ra ở Sài Gòn, nhưng gốc là người Hoa, tôi thường ăn món hủ tiếu ở đây vì thấy món này ngon, ăn vừa miệng, giá lại bình dân nữa. Bữa sáng của tôi gần như cả tuần đều ăn ở đây, rất quen miệng và dần nghiền luôn".
20 năm tô hủ tiếu chuẩn vị người Hoa
Quán hủ tiếu của anh Châu Gia Huyền bán đều đặn mỗi ngày, chỉ trừ khi gia đình có việc đột xuất thì mới nghỉ. Mỗi tháng có 2 ngày là mùng 1 và 15 (Âm lịch) quán bán hủ tiếu chay nên thực khách chủ động muốn ăn chay thì sẽ đến quán, nếu không sẽ quay lại ăn vào ngày hôm sau.
Mỗi ngày quán chỉ bán từ 6 giờ sáng đến 10 giờ rưỡi trưa, khoảng 200 - 300 tô được thực khách ăn trong ngày. Quán nằm trong khu vực chợ Thiếc, quận 11, TP.HCM, khách đến ăn chủ yếu là người Hoa và người Việt.
Quán hủ tiếu gà xé ở 319 Tân Phước, phường 6, quận 11
Nói về công thức lưu truyền hơn 20 năm từ người mẹ mình, anh Huyền kể: "Công thức nấu hủ tiếu gà xé này được lưu giữ từ 20 năm nay, từ khi mẹ của mình bắt đầu mở quán đến bây giờ. Từ khi mẹ mất đến nay, mình cũng không hề thay đổi gì trong công thức ấy".
Anh Huyền chia sẻ thêm: "Công thức món hủ tiếu ở quán mình không có gì khác biệt lắm, đa số mình dùng nước tương, dấm, gà thì mình tự làm rồi ướp để có mùi vị riêng thôi".
Nguồn gốc gia đình anh Huyền là người Hoa từ đời ông, bà, cha, mẹ. Vì vậy để giữ được nét riêng riêng trong ẩm thực gia đình thì họ chỉ để người trong gia đình đứng bán và thuê thêm một người phụ dọn dẹp.
Kể từ khi mẹ mất, anh Huyền chính thức làm chủ quán hủ tiếu này. Quán hủ tiếu đã nuôi cả gia đình anh Huyền bấy lâu nay nên người mẹ không cho các con mình bỏ cơ nghiệp, vì vậy hai anh em anh Huyền thay nhau duy trì và phát triển quán.
Anh Huyền cười kể: "Thứ 7, chủ nhật khách đến quán ăn rất đông, đông đến nỗi không thể đếm xuể. Nhiều người không có chỗ ngồi nên phải đứng đợi, có người phải đứng đợi đến tận 30 phút, đợi lâu quá có người đành mua mang về nhà thưởng thức".
Những ngày gần đây khi thịt heo tăng giá, buộc giá của các tô hủ tiếu ở đây cũng tăng 2.000 đồng/tô. "Tuy có giảm khách đi một chút ít nhưng rồi từ từ họ đi ăn nhiều chỗ thấy quán khác cũng tăng nên lại quay lại hương vị hủ tiếu chỗ mình", anh Huyền cho biết.
Theo Thanhnien
Những tô hủ tiếu ngon trứ danh ở Sài Gòn Hủ tiếu sa tế, hủ tiếu hồ hay hủ tiếu cá là nhưng món ít gặp trên phố Sài Gòn nhưng khi đã có cơ hội tận hưởng bạn sẽ bị cuốn hút và muốn tận hưởng thêm. Hủ tiếu là món ăn có mặt ở khắp các con phố của Sài Gòn, món ăn dân dã này trở nên nét văn hóa...