3 quán bún ngan cho bữa trưa mưa rét ở Hà Nội
Các quán trên phố Cầu Giấy, Hai Bà Trưng hay Phùng Hưng là những địa chỉ luôn đông khách bất kể trời mưa bụi, gió rét với bát bún đầy đặn và giá cả phải chăng.
Bun miên ngan Câu Giây
Quán nằm ở mặt đường Cầu Giấy nhưng mặt tiền khá nhỏ, thực khách đến gần sẽ được hướng dẫn ra chỗ gửi xe và ngồi ở một trong ba nơi: ngay lối đi hoặc hai khu đằng sau rộng hơn.
Thực đơn chỉ gồm 4-5 món cho thực khách chọn lựa như bún miến trộn (35.000 đồng), bún miến nước (30.000 đồng)…. nhưng món nào cũng đầy đặn, nóng hổi. Thịt ngan mềm ngọt, măng giòn và nước dùng khá đậm đà. Quán mở bán cả ngày nên bạn có thể ghé thăm, thưởng thức bất cứ lúc nào.
Địa chỉ: 101 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy. Ảnh: Lê Thương.
Bun ngan Hai Ba Trưng
Năm ngay măt đương Hai Ba Trưng, quán có không gian thoáng, lịch sự và sạch sẽ. Thực đơn tại đây khá phong phú với nhiều món như bún nước, bún chấm, ngan chặt, tiết luộc nóng, tiết canh ngan. Bí quyết để món ăn ở đây thu hút đông thực khách đến vậy là nhờ nước dùng ngọt tự nhiên, thịt ngan mềm, dày thớ.
Một bát bún ngan ở đây có giá khoảng 30.000 đồng và bát tiết luộc là 25.000 đồng. Quán phục vụ cả ngày đến khoảng 10h đêm và nếu đến vào giờ cao điểm, có thể bạn sẽ phải đợi hơi lâu một chút.
Video đang HOT
Địa chỉ: 73 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Trà Anh.
Bún ngan chặt phố Phùng Hưng
Quan nhỏ với sức chứa khoang 20 người ngồi ca trong nha lân via he. Tuy nằm trong lòng phố cổ, giá cả ở đây cũng khá mềm, chỉ từ 30.000 đến 60.000 đồng. Có lẽ vì thế mà giờ cao điểm buổi trưa, nếu không nhanh chân, thực khách sẽ bị hết chỗ ngồi.
Bún ngan ở đây được bày riêng ra đĩa, ngan chặt nhỏ, thơm mềm, dai và ngấm kỹ gia vị, canh măng tiết ngọt nước, mặn mà và tròn vị, rau tươi bày rổ sạch sẽ.
Địa chỉ: 115E Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Thu Trang
Hấp dẫn bánh bèo ngọt Nha Trang
Bánh bèo ngọt là một trong những món quà vặt hấp dẫn của Nha Trang. Bánh bèo ngọt cũng đổ trong chén như bánh bèo thường nhưng nhỏ hơn, vừa đủ "một miếng", vừa miệng rất ngon.
Ngoài loại bánh bèo mặn tôm chấy, nhiều nơi còn có bánh bèo ngọt, với cách chế biến khác nhau tùy theo mỗi vùng. Có nơi trộn bột với lá dứa, ăn với nước cốt dừa. Có nơi ăn với đậu xanh rắc trên bề mặt. Hoặc bánh bèo ngọt Hội An trộn chung với đường nhưng lại ăn với nước mắm mặn...
Riêng ở Nha Trang, có một loại bánh bèo ngọt mà chúng tôi ghiền đến nỗi vài ngày không ra "thăm" là "nhớ". Nơi bán bánh bèo có 3 loại chính, ngoài bánh bèo ngọt chủ đạo còn có chuối nướng và chuối hấp, ăn với nước cốt dừa.
Quán bánh bèo nhỏ luôn đông khách
Tùy theo yêu cầu của khách, chị chủ quán sẽ nhanh nhẹn gắp vào những chiếc đĩa sứ vài cái bánh bèo, dăm miếng chuối hấp, nửa trái chuối nướng... Quay sang bên phải, chị múc một vá nước dừa, chan lên bánh. Khâu cuối cùng là xúc một thìa đậu phộng và mè rang giã nhỏ, rắc đều lên những cái bánh hay chuối.
Chỉ mới nhìn đĩa bánh, các giác quan đã bắt đầu hoạt động, thôi thúc cảm giác thèm: Màu trắng sữa của nước dừa chen với màu tím của chuối hấp, màu vàng nhạt của bánh bèo, màu vàng sáng của mè trông thật "đã mắt".
Vừa thưởng thức bánh, vừa nhẩn nha hỏi bà chủ bí quyết chế biến. Chị chủ quán cho biết, cũng làm từ bột gạo, nhưng bánh bèo ngọt có trộn thêm bột năng và đường. Phải là loại đường cát vàng hoặc đường thốt nốt hòa cho mặn mòi chứ không dùng đường kính trắng. Trộn đường với nước, đổ vào nồi đun thật sôi, nhấc xuống để bớt nóng, đổ vào bột gạo đã pha sẵn chút nước ấm, khuấy đều tay. Làm vậy, bánh sẽ dẻo mà không dính tay, không nát.
Bánh bèo ngọt
Cũng khác với bánh bèo mặn bột loãng, bánh bèo ngọt đổ bột đặc và dày bánh hơn, khi ăn sẽ dai chứ không bị "bã". Bánh bèo ngọt cũng đổ trong chén như bánh bèo thường nhưng nhỏ hơn, vừa đủ "một miếng", vừa miệng. Hấp xong, phải để thật nguội, bánh "hồi" lại, ăn mới ngon. Mâm bánh bèo ngọt nhìn luôn rất đẹp. Những cái bánh tròn trịa, mịn màng, lõm giữa, giống nhau chằn chặn, xếp chồng lên nhau như một bông hoa cúc nhiều cánh duyên dáng.
Nước dừa ăn kèm được nấu với bột báng, đường và chút muối
Cách chế biến nước cốt dừa cũng kỳ công. Nước dừa nấu với bột báng, đường và chút muối để có vị hơi mặn và không ngọt lắm thì khi ăn mới béo mà không ngán. Theo chủ quán, khi làm nước dừa đừng ham nhiều mà trộn thêm nước hay bột, sẽ làm mất đi vị béo thơm hấp.
Chuối nướng
Chuối nướng ngon nhất là chuối xiêm (giống chuối mốc, nhưng trái nhỏ hơn). Khi chuối hườm hườm, đem lột vỏ, phơi hai nắng thì khi nướng ăn mới dẻo. Đừng chọn loại chuối còn xanh sẽ chát. Chuối chín ngọt quá mà nát, không ngon.
Chuối hấp
Nấu chín gạo nếp để làm lớp vỏ áo cho chuối. Cuốn chuối trong lớp nếp, bọc lá chuối bên ngoài, nướng trên bếp than hồng. Khi nướng phải trở đều tay, thấy nếp hơi se mặt, vàng và giòn là được.
Chân giò ngâm chua cay đổi vị ngày Tết Thịt chân giò heo được ninh mềm sau đó kết hợp hỗn hợp chua ngọt và ớt tươi mang lại cho người nội trợ món ăn đậm vị, hấp dẫn trong ngày Tết.