3 phòng cách ly áp lực âm ở bệnh viện dã chiến Củ Chi
Phòng áp lực âm Bệnh viện dã chiến Củ Chi hoạt động từ ngày 13/3, cách ly bệnh nhân nghi nhiễm có kết quả dương tính hoặc đang chờ xét nghiệm lần 2.
Sở Y tế TP HCM cho biết các phòng cách ly áp lực âm được trang bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị cấp cứu. Người bệnh được cách ly và giám sát qua màn hình camera, y bác sĩ trao đổi với người bệnh qua hệ thống camera.
Nhân viên y tế có thể trao đổi với người bệnh trong phòng áp lực âm, bệnh viện dã chiến Củ Chi, qua hệ thống camera. Ảnh: Sở Y tế TP HCM.
Phòng được thiết kế theo nguyên tắc không khí chỉ lưu thông một chiều, áp lực âm hút không khí vào bên trong rồi chạy ra ngoài qua màng lọc cực kỳ đặc biệt, lọc được cả virus rất nhỏ. Thiết kế này nhằm đảm bảo mầm bệnh không phát tán ra môi trường xung quanh.
Bệnh viện dã chiến Củ Chi hoạt động từ ngày 10/2, có nhiệm vụ thực hiện cùng lúc “2 vòng cách ly”. Cách ly vòng một là điều trị những trường hợp có xét nghiệm dương tính và những trường hợp nghi ngờ. Cách ly vòng 2, tức cách ly tập trung những trường hợp có yếu tố dịch tễ như đến từ vùng dịch, tiếp xúc với bệnh nhân nhưng chưa có triệu chứng.
Sau hơn một tháng hoạt động, công suất sử dụng của bệnh viện hiện 90%, chủ yếu cách ly vòng 2. Bệnh viện giữ 10% công suất giường bệnh để sẵn sàng cho ca dương tính hoặc nghi ngờ.
Phòng cách ly áp lực âm tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi hoạt động từ ngày 13/3. Ảnh: Sở Y tế TP HCM.
Hiện nay những người có yếu tố dịch tễ nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng được TP HCM đưa vào khu cách ly tập trung. Thành phố đang có 3 khu cách ly tập trung tại huyện Nhà Bè (108 giường), huyện Củ Chi (350 giường), huyện Cần Giờ (200 giường). Ngoài ra các quận huyện đều có cơ sở cách ly tập trung riêng.
Ba khu cách ly dã chiến đã sẵn sàng hoạt động, do Bộ Quốc phòng quản lý, gồm ở quận 12 (1.000 giường), huyện Hóc Môn (500 giường) và khuôn viên Bệnh viện Quân y 175 (200 giường).
Thời gian qua, phần lớn trường hợp cách ly theo dõi tại bệnh viện dã chiến Củ Chi. Hiện thành phố lập thêm các khu cách ly tập trung mới, bệnh viện dã chiến Củ Chi chuyển sang tập trung tiếp nhận điều trị các trường hợp có triệu chứng từ các khu cách ly tập trung chuyển đến.
Bệnh viện dã chiến Củ Chi hiện được xem như cơ sở hai của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Nữ tiếp viên hàng không những chuyến bay mùa dịch Covid-19: Khách Nhật dương tính, tính sao?
Sau những chuyến bay trong mùa dịch Covid-19, các nữ tiếp viên hàng không đã vui vẻ vào ở tại khu cách ly để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
Những ngày phải cách ly ở Bệnh viện dã chiến Củ Chi (TP.HCM), các nữ tiếp viên hàng không luôn xót lòng vì cảnh chồng con ở nhà cũng phải tự cách ly và chăm sóc nhau nhưng động viên ngược lại để vợ yên tâm.
Tiếp viên của hãng Vietnam Airlines ở khu cách ly Củ Chi vì phục vụ chuyến bay có hành khách Nhật dương tính Covid-19 - Ảnh: NVCC
Khi dịch Covid-19 lan rộng nhiều nước trên thế giới, những tiếp viên hàng không vẫn bay và không hề sợ hãi, luôn trong tâm thế sẵn sàng cách ly 14 ngày. Dù vậy, họ vẫn còn nhiều nỗi lo toan và xót lòng khi là người phụ nữ của gia đình, nhìn chồng con ở nhà cũng trong cảnh tự cách ly, tự chăm sóc lẫn nhau.
Bệnh nhân thứ 35 nhiễm Covid-19 là cô gái bàn hàng siêu thị Điện Máy Xanh
Bay cùng chuyến khách Nhật nhiễm Covid-19
Bất ngờ nhận thông tin chuyến bay mình phục vụ có hành khách Nhật dương tính với Covid-19 nên phải đi cách ly, chị Cù Kim Chi lập tức xếp thêm các đồ dùng cá nhân vào va li và gọi y tế đến để đưa đi theo hướng dẫn.
Chị Chi kể, lúc đó là 10 giờ, chị may mắn vì những nhân viên y tế đến đưa chị đi cách ly rất lịch sự, họ chỉ đeo khẩu trang và đậu xe cấp cứu cách chung cư nhà chị khoảng 30m để tránh gây sự chú ý. Chị được đưa vào tập trung cách ly tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, chồng và hai con của chị phải tự cách ly ở nhà, theo dõi nhiệt độ và báo y tế mỗi ngày.
Tránh đưa tay sờ mặt để phòng ngừa Covid-19, bạn làm được không?
Hình ảnh công ty tới cung cấp đồ dùng hỗ trợ tổ cách ly khiến nhiều tiếp viên rơi nước mắt - Ảnh: VNA
Chị Chi tâm sự, sau mỗi chuyến bay chị rất ít tiếp xúc với mọi người để bảo đảm sức khỏe cộng đồng.
Hiểu và thông cảm cho nghề thường xuyên bay trên bầu trời suốt 25 năm qua, chồng chị Chi là người chăm con nhiều hơn, anh là người đi chợ nấu cơm cho con ăn, bảo con học bài nên chị khá yên tâm khi ba cha con tự cách ly ở nhà.
Dù vậy, là người phụ nữ quán xuyến của gia đình, chị vẫn cảm thấy xót lòng khi nhìn ba cha con phải đặt shipper giao đồ ăn tới tận cửa mỗi ngày.
"Vậy mà cả chồng và hai con của tôi đọc rất nhiều thông tin liên quan dịch bệnh để động viên ngược lại tôi ở trong khu cách ly. Tôi rất xúc động khi cả nhà lo lắng cho mình, tôi cảm nhận được các con trưởng thành hơn rất nhiều", chị Chi hạnh phúc nói.
Vào diện cách ly cả gia đình, mọi việc đều phải gác lại, cách nhà chị chọn là lạc quan để thích nghi. Bà ngoại của chồng chị ở Hà Nội vừa mất, cả nhà cũng không thể ra chịu tang nhưng họ hàng đều hiểu và chia sẻ.
Nghi vấn nhà vệ sinh chuyến bay VN0054 là tụ điểm lây lan Covid-19
Kỳ "nghỉ dưỡng" đặc biệt
Chị Chi cho biết, va li của tiếp viên hàng không phải tuân theo nguyên tắc luôn có đồng phục, thường phục và những vật dụng cá nhân đủ để sinh hoạt trong 1 tuần nên việc phải đi cách ly đường đột cũng không có gì quá bối rối.
Mọi người chào nhau qua hàng rào khu cách ly - Ảnh: Cù Kim Chi
Với kinh nghiệm đi bay 25 năm, chị Chi từng trải qua nhiều mùa dịch từ H1N1, SARS đến tiêu chảy cấp,... nhưng chưa mùa dịch nào chị Chi cảm thấy căng thẳng như mùa dịch Covid-19 này.
Nguyên tắc đầu tiên của chị khi bay trong mùa dịch là chăm sóc người bệnh trước và bảo vệ an toàn bản thân bằng cách đeo khẩu trang, găng tay khi tiếp xúc, xịt kháng khuẩn và rửa tay thường xuyên. Sự an lạc trong tâm là điều quan trọng nhất.
Hằng ngày, trong khu cách ly, chị Chi chọn cách ngồi thiền, đọc sách, động viên cả tổ bay cùng giữ tinh thần lạc quan.
"Chúng tôi thường phụ với bộ đội dọn dẹp phòng ốc, nhà vệ sinh nữ để môi trường sạch sẽ, có trách nhiệm với nơi mình đang cách ly. Thay vì phải gượng ép khi bị cách ly, hãy biến nó thành một kỳ nghỉ dưỡng đặc biệt thì tâm trạng sẽ khác. Nhiều bài nghiên cứu cũng nói những người có tinh thần lạc quan thì sức đề kháng sẽ tốt hơn người hay suy nghĩ tiêu cực", chị Chi bày tỏ.
Lạc quan làm đẹp trong khu cách ly - Ảnh: Cù Kim Chi
Từ khi vào khu cách ly đến nay, tổ bay của chị Chi đã nhận được rất nhiều hoa, trái cây, thiệp và quà của mọi người từ công ty gửi vào. Chị nói chưa bao giờ nhận thấy sự đoàn kết, chia sẻ của đồng nghiệp lớn đến như vậy. Công đoàn công ty cũng thường hỏi các chị cần thêm gì thì sẽ ngay lập tức đem vào.
Chị Chi xúc động kể lại: "Có những tổ bay bị cách ly ngay khi vừa xuống sân bay thì công ty sẽ trang bị bình nước nóng, mì gói, bánh trái, chăn gối mang vào tận nơi. Ngày 8.3, đoàn của công ty xuống thăm, đứng dưới hàng rào cách ly, chúng tôi đứng trên lầu nhìn xuống vẫy tay chào mà những đồng nghiệp trẻ khóc ngon lành luôn, vì dưới đó có cả người yêu của họ. Tôi nhìn vừa thấy thương vừa thấy tội".
Lần xa nhà lâu nhất
Chị Vũ Thúy Hoa (34 tuổi), tiếp viên của Vietnam Airlines đang trong khu cách ly tại Củ Chi cũng cho biết, với đặc trưng của nghề, chị thường xuyên phải xa nhà, nhưng lần này có lẽ là lần xa nhà lâu nhất.
Trong khu cách ly, tổ bay thường động viên nhau giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, xem như đây là những ngày được nghỉ xả hơi nên mỗi ngày thường trôi qua rất nhanh.
Trái cây được công ty chuẩn bị gửi vào khu cách ly - Ảnh: Cù Kim Chi
Những lời chúc gửi vào động viên tiếp viên - Ảnh: Cù Kim Chi
Theo lời chị Hoa, việc nghỉ bay 14 ngày có thể ảnh hưởng đến thu nhập vì không có tiền giờ bay, nhưng vấn đề này không quá quan trọng với mọi người, mà hơn hết đó là đảm bảo sức khỏe, thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.
Tiếp viên hàng không đi bay trong mùa dịch đối mặt với nhiều nguy hiểm, mọi người đều có những tâm sự riêng nhưng họ lại có chung một nỗi lo lắng. Lúc nào, chị Hoa cùng đồng nghiệp của mình cũng tự động viên nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
Hoa ngày 8.3 cũng thật đặc biệt - Ảnh: Cù Kim Chi
"Trên các chuyến bay, tiếp viên hàng không đều được trang bị cồn sát khuẩn, bao tay, khẩu trang và rửa tay thường xuyên nên mình nghĩ cũng đảm bảo được 90% rồi. Tụi mình đeo khẩu trang từ lúc ở công ty tới khi về nhà luôn nên cũng khá yên tâm. Không thể vì lo sợ cách ly mà phải xin nghỉ bay, đó là trách nhiệm với công việc", chị Hoa kể.
Theo thanhnien
Dịch Covid-19 tối 10/3: Nghe đồn uống cồn chống được virus, 27 người ở Iran tử vong Nghe đồn việc uống cồn có thể giúp chống lại Covid-19, ít nhất 27 người tại Iran đã tử vong vì ngộ độc cồn. Dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Để độc giả nắm được những diễn biến quan trọng nhất liên quan đến dịch bệnh này trên thế giới...