3 nữ xạ thủ “tử thần” Liên Xô gieo kinh hoàng cho quân Đức
Trong Thế chiến 2, hàng trăm ngàn phụ nữ Liên Xô tham gia chiến đấu chống phát xít Đức và nhiều người trong số đó gia nhập đơn vị bắn tỉa, gieo kinh hoàng cho kẻ thù, giúp thay đổi cục diện chiến trường.
Bức ảnh Lyudmila Pavlichenko sau khi được phục dựng.
76 năm trước, ngày 22.6.1941, phát xít Đức phát động chiến dịch Barbarossa, đưa hàng triệu quân đồng loạt tấn công vào các phòng tuyến biên giới phía tây của Liên Xô.
Trang mạng Nga RBTH mới đây đã đăng tải bài viết kể câu chuyện về 3 nữ xạ thủ nổi tiếng nhất của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến 2.
“Quý cô tử thần”
Lyudmila Pavlichenko được coi là nữ xạ thủ nổi bật nhất trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, với thành tích tiêu diệt 309 kẻ địch. Tất cả đều là binh sĩ hoặc sỹ quan đối phương.
Phóng viên chiến trường nước ngoài đặt biệt danh cho Pavlichenko là “Quý cô Tử thần”. Cô trở thành niềm cảm hứng cho nhiều bài hát, phim ảnh. Ở Liên Xô, hình ảnh của Pavlichenko từng hai lần xuất hiện trên tem bưu chính.
Pavlichenko tình nguyện ra mặt trận chiến đấu ở độ tuổi 25. Cô được đưa ra chiến trường ngay sau khóa huấn luyện bắn tỉa đầu tiên.
Pavlichenko tham gia chiến đấu ở mặt trận Odessa và Sevastopol. Trong vòng chưa đầy một năm, nữ xạ thủ bắn tỉa này đã tiêu diệt 300 mục tiêu trong nhiều trận đánh khác nhau.
Có thông tin nói Đức đã cử một số xạ thủ bắn tỉa hàng đầu tới Sevastopol để đối phó với cô, nhưng 36 người trong đội bắn tỉa đó đã bị Pavlichenko hạ gục. Một trong những đối thủ của cô là tay bắn tỉa thiện xạ của Đức, với hơn 400 lần hạ gục mục tiêu.
Pavlichenko là nữ xạ thủ hạ gục nhiều lính phát xít nhất trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Trên chiến trường Sevastopol, cô gặp và đem lòng yêu một người lính bắn tỉa cùng đơn vị. Nhưng ngay sau khi cả hai đăng ký kết hôn, hôn phu của Pavlichenko bị thương nặng và qua đời tại bệnh viện. Câu chuyện này về sau truyền cảm hứng cho bộ phim nói về cuộc đời Pavlichenko, mang tên “Trận đánh Sevastopol”.
Video đang HOT
Pavlichenko tham gia chiến đấu bảo vệ Sevastopol tới những ngày cuối cùng. Trong điều kiện khó khăn nhất, Hồng quân Liên Xô vẫn trụ vững trong 8 tháng trước những đợt tấn công của quân Đức. Tháng 6.1942, cô bị thương và được sơ tán khỏi thành phố.
Sau khi bình phục, Pavlichenko tới Mỹ và Canada cùng Đoàn thanh niên Liên Xô. Cô gặp Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Đệ nhất phu nhân Eleanor, người đưa cô đi du lịch khắp nước Mỹ.
Trong cuộc gặp ở Mỹ, Pavlichenko kêu gọi phe Đồng minh đẩy nhanh việc mở thêm mặt trận thứ hai ở châu Âu. “Thưa quý vị, tôi mới 25 tuổi. Tôi đã tiêu diệt được 309 lính phát xít Đức xâm lược. Các vị có nghĩ rằng mình đã nấp sau lưng tôi quá lâu rồi không?”, cô phát biểu tại Chicago.
Pavlichenko được tặng một khẩu súng lục Colt khi ở thăm Mỹ, còn tại Canada là một khẩu súng trường Winchester. Năm 1943, Pavlichenko được trao danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Cô không trở lại tiền tuyến mà chỉ chuyên tâm huấn luyện các xạ thủ mới.
Chiến đấu đến hơi thở cuối cùng
Sinh ra ở Kazakhstan, Aliya Moldagulova chuyến đến sống ở Leningrad khi Thế chiến 2 nổ ra. Tháng 3.1942, thiếu nữ 16 tuổi được sơ tán khỏi thành phố khi phát xít Đức siết chặt vòng vây.
Ở độ tuổi 17, Aliya theo học tại Trường Đào tạo Lính bắn tỉa Trung ương. Thành tích xuất sắc giúp cô được tặng riêng một khẩu súng trường. Tháng 7.1943, Aliya lần đầu được đưa ra chiến trường.
Aliya Moldagulova chiến đấu gan dạ đến hơi thở cuối cùng.
Hai tháng phục vụ trong lữ đoàn bắn tỉa, cô đã tiêu diệt 32 kẻ địch. Những đồng đội của Aliya kể rằng cô đặc biệt gan dạ, trực tiếp bắt sống binh lính Đức, cũng như chăm sóc và đưa người bị thương rời chiến trường.
Đáng tiếc rằng Aliya đã thiệt mạng trong trận đánh giải phóng vùng Pskov ở phía tây bắc nước Nga vào tháng 1.1944. Các nhân chứng kể lại, cô là người dẫn đầu đoàn quân với lời kêu gọi, “các anh em, đồng đội, theo tôi!”.
Trong một cuộc tấn công, dù bị mảnh bom làm bị thương, Aliya vẫn xung phong về phía đối phương. Cô bị một sĩ quan Đức bắn bị thương, nhưng vẫn kịp hạ gục đối thủ. Aliya sau đó hy sinh vì vết thương quá nặng.
Trong 2 năm phục vụ trên chiến trường, Aliya tiêu diệt tổng cộng 78 kẻ thù. Và được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Vở ballet “Aliya” được sáng tác để tưởng nhớ người nữ xạ thủ và câu chuyện về cuộc đời Aliya được dựng thành bộ phim “Lính bắn tỉa” năm 1985.
“Nỗi khiếp sợ vô hình”
Roza Shanina từng là một giáo viên mầm non. Cô ra tiền tuyến chiến đấu ở độ tuổi 19, sau 2 năm đấu tranh tại văn phòng quân sự địa phương. Tháng 6.1943, Shanina gia nhập Trường Đào tạo Lính bắn tỉa Trung ương và tốt nghiệp loại ưu tú.
Bức ảnh Roza Shanina sau khi được phục dựng.
Các đồng đội kể lại rằng, khi nổ súng tiêu diệt tên lính Đức đầu tiên vào tháng 4.1944, cô bàng hoàng nói: “Tôi đã giết người”.
Vài ngày sau, cô bắn hạ thêm 10 mục tiêu nữa. Trong một tháng, Roza được trao Huân chương Vinh quang hạng ba. Roza nổi tiếng với kỹ thuật “bắn phát đôi”, khai hỏa hai viên đạn chỉ trong một lần nhịn thở.
Không lâu sau, Roza được trao tặng Huân chương Vinh quang hạng hai. Là người phụ nữ đầu tiên nhận được vinh dự này, cô đã trở nên nổi tiếng khắp Liên Xô. Nhiều tờ báo đưa Roza Shanina lên trang nhất, trong khi các nhà báo nước ngoài gọi cô là “nỗi khiếp sợ vô hình đến từ Nga”.
Trong nhật ký thời chiến, Roza viết rằng cô không xứng đáng với tất cả lời ca ngợi đó. Cô tin mình đóng góp rất ít cho cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Roza hy sinh vào tháng 1.1945, chỉ ba tháng trước khi chiến tranh kết thúc, khi đang bắn yểm trợ cho một chỉ huy đơn vị pháo binh bị thương. Người ta cho rằng, Roza đã lập chiến công bắn hạ 59 lính phát xít trong suốt 9 tháng làm nhiệm vụ.
Theo Danviet
Anh: Trục vớt kho vàng 5,5 tỷ USD trong hàng loạt tàu đắm
Nhóm các chuyên gia hàng hải Anh đã mất 25 năm để giải mã bí ẩn thời chiến và cuối cùng đã phát hiện hàng loạt tàu chở vàng, trị giá lên đến 5,5 tỷ USD của Anh, bị phát xít Đức đánh đắm.
Các nhà nghiên cứu Anh sẽ trục vớt hàng loạt tàu đắm chở kho vàng khổng lồ.
Theo Daily Mail, tháng 9.1940, con tàu 11.000 tấn mang tên The City of Benares, chở 262 người tị nạn từ Anh sang Canada chủ yếu là trẻ em đã bị trúng ngư lôi của Đức và chìm xuống đáy biển vĩnh viễn.
Bi kịch này được các chuyên gia ở Anh thảo luận nhiều năm về sau, về lý do tại sao tàu ngầm U-boat của phát xít Đức lại nhắm vào tàu chở trẻ em.
Một nhóm chuyên gia hàng hải Anh thuộc tổ chức Britannia's Gold, đã mất 25 năm để tìm hiểu sự việc. Gần đây, họ tin rằng đã giải mã được bí mật này.
Đó là việc nhiều con tàu tị nạn bí mật chở theo một số lượng lớn tài sản bằng vàng, từ Anh sang Mỹ và những quốc gia khác trong Thế chiến thứ I và II. Tổng số vàng ước tính trị giá lên tới 5,5 tỷ USD, hiện vẫn còn đang nằm lại rải rác dưới đáy đại dương.
Con tàu The City of Benares, chở 262 người tị nạn từ Anh sang Canada vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển.
Số vàng này của chính phủ Anh hoặc các tổ chức tư nhân để thanh toán các hóa đơn thời chiến cho các quốc gia khác. Theo nhóm nghiên cứu, phát xít Đức sẽ xác định con tàu nào trong số hàng chục con tàu tị nạn đang trôi nổi trên Đại Tây Dương là tàu chở vàng, sau đó sẽ ra lệnh cho tàu ngầm U-boat đánh chìm.
Kho vàng bị mất sẽ gây khó khăn trong việc mua vũ khí, đạn dược và thực phẩm của Anh. Quân Đức dự định quay lại trục vớt số tài sản bằng vàng sau khi giành chiến thắng nhưng điều này đã không bao giờ xảy ra.
Britannia's Gold cũng có kế hoạch sử dụng "robot dưới nước được điều khiển từ xa thông qua cáp dẫn (ROV)" để trục vớt kho vàng. Các chuyên gia sẽ trục vớt nhóm 3 tàu đầu tiên trong cùng một khu vực, với số vàng ước tính trị giá hơn 900 triệu USD.
Số vàng thu thập được sẽ được chia cho chính phủ Anh, các nhà đầu tư và quỹ từ thiện.
Đối với những con tàu đắm có số người thương vong lớn và được xếp vào danh sách "nghĩa trang chiến tranh", nhóm nghiên cứu quyết định sẽ không trục vớt. Website của Britannia's Gold viết: "Mọi con tàu sẽ được đối xử bằng sự tôn trọng. Chúng tôi sẽ tránh đụng đến những con tàu mang yếu tố nhạy cảm, cụ thể là tàu chở trẻ em sơ tán".
"Để thể hiện sự tôn trọng, một tấm biển tưởng niệm sẽ được đặt tại vị trí mỗi con tàu đắm sau khi chúng tôi hoàn thành trục vớt", đại diện Britannia's Gold cho biết.
Will Carrier, giám đốc điều hành tổ chức Britannia's Gold nói, chính phủ Anh đã nhiều lần muốn che giấu kho vàng khổng lồ dưới đáy đại dương. "Chính phủ không muốn công chúng biết được số vàng đã bị mất trên biển. Thậm chí, chính phủ còn muốn tiêu hủy các tài liệu liên quan đến những con tàu chở vàng này".
Nếu tìm được kho vàng, Britannia's Gold dự định chia một phần cho chính phủ Anh, chủ sở hữu những con tàu. Sau khi quyết toán kinh phí chiến dịch trục vớt, số vàng còn lại sẽ được chia cho các nhà đầu tư. Khoản còn lại sẽ được trao cho các quỹ từ thiện tàu buôn.
Theo Danviet
Trung sĩ New Zealand khiến lính bắn tỉa Đức khiếp đảm Clive Hulme là ác mộng với lính Đức trong trận đổ bộ chiếm đảo Crete khi liên tục di chuyển, áp sát và tiêu diệt các tay súng bắn tỉa đối phương. Lính Đức đổ bộ xuống đảo Crete. Ảnh: War History. Cuối tháng 5/1941, phát xít Đức huy động hàng nghìn lính dù tiến hành chiến dịch đổ độ đường đánh chiếm...