3 nữ nhân đáng thương của “Như Ý Truyện” vì tranh quyền đoạt sủng mà đánh mất chính mình
Phía sau cánh cổng Tử Cấm Thành là cung điện nguy nga lộng lẫy. Nhưng hào quang, địa ví ấy cũng chẳng đổi lấy được bình yên của 3 nữ nhân này trong Như Ý Truyện.
Xưa nay, các bộ phim về cung đấu ít nhiều cho khán giả hiểu rõ những trò tranh đoạt khốc liệt nơi Hoàng cung. Đã có không ít người bất chấp mọi thủ đoạn để được đắc sủng, cũng có người từ trên cao ngã xuống và mãi chẳng thể đứng dậy.
Có thể thấy trong Hậu Cung Như Ý Truyện , dàn thê thiếp của vua bổng lộc vô biên, người hầu kẻ hạ tấp nập nhưng có mấy ai cảm thấy hạnh phúc thật sự. Nếu như Như Ý ( Châu Tấn) may mắn có được tình yêu của Càn Long (Hoắc Kiến Hoa), được vua yêu thương, hết mực tin tưởng thì Phú Sát Lang Hoa (Đổng Khiết), Cao Hi Nguyệt (Đồng Dao), Kim Ngọc Nghiên (Tân Chỉ Lôi) lại không được như thế. Những nữ nhân này làm ra bao nhiêu chuyện xấu rồi tự mình chuốc về đau đớn, ngẫm cho thật kỹ càng, lại cảm thấy những con người này vô cùng đáng thương.
Phú Sát Lang Hoa – người gánh trên vai cả gia tộc
Lang Hoa (Đổng Khiết) vốn là nữ nhi của Sa Tế Phú Sát thị, Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ đại thế tộc danh giá. Xưa nay bao đời phò tá dưới triều Thanh chiến công hiển hách, uy nghiêm đầy mình. Được chọn làm Đích phúc tấn của Càn Long Đế khi còn là Bảo Thân Vương. Với địa vị tôn quý, nàng xuất giá mang theo trên mình sự kỳ vọng của gia tộc, hy vọng cơ đồ thịnh an.
Lang Hoa sinh ra là để trở thành mẫu nghi thiên hạ như Hoàng thượng vẫn tin tưởng. Một vẻ ngoài hiền từ, nhu thục của nàng cũng không che nổi tâm địa sâu bên trong. Đằng sau những âm mưu thâm độc khiến Như Ý nhiều lần suýt bỏ mạng là nỗi ám ảnh khôn nguôi của Lang Hoa về Như Ý. Con đường đến với ngôi vị Hoàng hậu chẳng dễ dàng gì khi vị trí của mình cúng suýt bị cướp mất. Nỗi uất hận đêm tân hôn không được sủng ái khiến nàng hận, dần nghi ngờ vị trí đứng đầu của mình ra tay thâm độc với Như Ý và Hi Nguyệt. Ngôi vị càng cao người ta càng sợ, càng đa nghi, toan tính với mọi thứ xung quanh.
Để bảo toàn hậu vị, bảo vệ cả gia tộc Phú Sát, người thiếu nữ khuê các trong sáng năm nào đã trở thành một hoàng hậu thâm độc. Dùng mạng sống của người khác làm bàn đạp cho mình. Đến khi những đứa con của mình lần lượt không từ mà biệt, Lang Hoa mới đau lòng oán trách. Cuối cùng lại chính nàng cũng lại bị Càn Long chất vấn, uất ức mà chết. Cả một đời nàng sống không vì bản thân mình, sống để gồng mình gánh vác sức nặng của thế tộc, của uy quyền. Xét cho cùng ông trời cũng thích đáng lấy đi của Lang Hoa những gì nàng đã cướp đi của người khác. Cứ coi như ở đời này Hoa đã nhẹ nhỏm trút hết gánh nặng mà ra đi.
Cao Hi Nguyệt – Trung thành một cách ngây ngốc
Cuộc tuyển tú năm ấy Hi Nguyệt (Đồng Dao) không được đích thân Càn Long lựa chọn nhưng sau lại là phi tần được sủng ái nhiều nhất. Xuất thân là con gái của đại học sĩ Cao Bân, người được vua hết lòng trọng dụng, nên Hi Nguyệt trở thành kẻ hống hách nhất hậu cung.
Buổi tuyển tú năm đó Hi Nguyệt như bông hoa chớm nở.
Tính cách cao ngạo, tâm cơ nông cạn, ác nhưng không tới. Hi Nguyệt vốn chẳng sân si tranh hậu, một lòng muốn cùng tỷ tỷ sống đời mặn ngọt nhưng nàng chẳng ngờ, người tỷ tỷ nàng luôn gọi lại chính là kẻ khiến mình chẳng thể nào có con. Cao Hi Nguyệt giống như người “ruột để ngoài da”, mọi điều nàng nghĩ đều thể hiện hết ra ngoài mà khi mới nhìn vào khán giả biết ngay “chị này đóng vai ác” nhưng thực chất Nguyệt chỉ là con bò bị dắt mũi.
Hết lần này đến lần khác, Qúy phi cùng Hoàng hậu bày mưu ám hại những phi tần khác, Như Ý, Mai tần rồi Nghi quý nhân. Đến lúc biết Gia phi có hỉ, Hi Huyệt theo thói quen muốn hãm hại con của Gia phi nhưng rồi bất giác nhận ra con người nàng đã thay đổi từ bao giờ? Tại sao bây giờ nàng lại trở thành một độc phụ nhẫn tâm đến thế?
Cao Hi Nguyệt có tài chơi đàn tì bà xuất chúng.
Cả một quãng thời gian dài chưa lúc nào Hi Nguyệt có một chút tâm cơ với Hoàng hậu. Một lòng cúc cung tận tụy, không ngờ lại đổi lấy trái đắng. Thứ nàng cần duy nhất chỉ là một đứa con nhưng cũng chẳng thể nào có. Trận tuyết mùa đông năm ấy, bầu trời Hàm Phúc Cung một màu u ám. Cao Hi Nguyệt một mình bước đi trời mưa tuyết ngước mắt nhìn trời cao lần cuối trước khi ngã gục trên tuyết trắng.
Video đang HOT
Kim Ngọc Nghiên – Kẻ lữ thứ độc hành
Kim Ngọc Nghiên (Tân Chỉ Lôi) vốn xuất thân danh gia Ngọc thị Bắc Quốc vì lợi ích đất nước mà phải gả tới Đại Thanh. Nàng đành nhắm mắt gác lại mối tình khắc cốt ghi tâm với Thế tử Bắc Quốc đi làm dâu xứ người.
Một mình trên đất khách, kẻ độc hành lại phải càng mạnh mẽ để chống chọi lại mọi thứ. Với nhan sắc mỹ miều, tâm cơ thâm hiểm được lòng Hoàng đế nàng dần trở thành Gia quý nhân, Gia Tần, Gia phi chẳng còn là Kim Ngọc Nghiên hiểu điều biết chuyện của Bắc Quốc ngày nào.
Cuộc sống trong cung vốn khắc nghiệt, nàng hiểu rằng nếu mình không phải là kẻ mạnh thì sẽ bị người khác chà đạp. Một mặt, lại chính vì bảo vệ các con của mình, nàng tìm mọi cơ hội để đưa con trai Vĩnh Thành lên ngôi. Cuối cùng bị Càn Long nghi ngờ tâm cơ, bị sỉ nhục đến mức đau lòng sinh bệnh mà chết.
Tạm kết
Thân làm nữ nhân của vua, sống trong hoàng cung tranh quyền đoạt sủng, mấy ai giữ được tâm tính hiền lành thục đức. Nếu không đủ mạnh mẽ sẽ bị những kẻ tàn độc nuốt chửng, hơn nữa, những nữ nhân ấy còn vì trăm vạn lý do mà buộc lòng phải kiên cường, tàn nhẫn. Tử Cấm Thành là một nơi giống như cánh cửa phép thuật của những ảo thuật gia, bước vào là một người nhưng khi bước ra lại thành một người khác.
Cuối cùng xin mượn lời của Tuệ Hiền Hoàng Qúy Phi để thay cho câu kết: “Chỉ mong kiếp sau, được vào nhà của một người bình thường, nhờ chồng dạy con, được làm một người hiền lương thục đức.”
Theo Trí Thức Trẻ
Đây chính là điều khiến khán giả mở mang tầm mắt nhất khi xem Như Ý Truyện
Nếu như những phim cung đấu khác chỉ mô tả mơ hồ thì khi xem Như Ý Truyện mới thấy cuộc sống nơi lãnh cung của những phi tần bị bỏ rơi mới khắc nghiệt và đáng sợ nhường nào.
Như Ý Truyện không hổ danh là "con ông cháu cha" của Hậu Cung Chân Hoàn Truyện đình đám năm nào. Xem những bộ phim cung đấu thuần chất thế này mới thấy được sự khốc liệt của chốn thâm cung. Những mưu hèn kế bẩn của các phi tần trong Như Ý Truyện không những thâm độc mà còn vô cùng tàn nhẫn. Đặc biệt là phân đoạn khi Như Ý bị giam vào lãnh cung khiến khán giả nổi da gà vì lãnh cung trong phim được khắc hoạ thật đáng sợ, không mơ hồ như các phim khác.
Như Ý quá đen khi là phi tần đầu tiên của Càn Long bị giam vào lãnh cung
Nhân vật chính Như Ý (Châu Tấn) ngay những tập đầu đã bị cho "ăn hành" tơi tả. Do liên lụy cô mẫu là Ô Lạt Na Lạp Hoàng hậu (Trần Xung) mà Như Ý vuột mấy chức vị Đích Phúc tấn của Bảo Thân Vương Hoằng Lịch (Hoắc Kiến Hoa) vào tay Phú Sát Lang Hoa (Đổng Khiết). Khi Hoằng Lịch đăng quang, Như Ý năm lần bảy lượt bị Sùng Khánh Thái hậu (Ô Quân Mai) gây khó dễ trong việc phong tần vị, thậm chí suýt nữa nàng còn bị Thái hậu bức tử.
Cận cảnh lãnh cung
Đỉnh điểm là việc Như Ý bị Phú Sát Lang Hoa, Cao Hi Nguyệt (Đồng Dao) và Kim Ngọc Nghiên (Tân Chỉ Lôi) "đánh hội đồng", câu móc với người hầu của Như Ý, vu oan cho nàng tội mưu hại hoàng tự. Kết quả là Như Ý bị đẩy vào lãnh cung khi phim mới chiếu được 20 tập.
Bên ngoài đổ nát hoang sơ
Trước đây trong phim cổ trang nói chung, bối cảnh lãnh cung thường được lướt qua, không được khắc họa chi tiết vì nhân vật vào lãnh cung là coi như hết vai, ít ai còn sống sót trở ra chứ đừng nói đến chuyện khôi phục chức vị. Nhưng Như Ý thì khác, nàng là nhân vật chính, chưa hết phim thì tất nhiên nàng không thể chết. Quãng thời gian 3 năm bị giam cầm trong lãnh cung của Như Ý được khắc họa hết sức chi tiết và không kém phần rùng rợn.
Bên trong nội thất tất nhiên là không nên thơ hữu tình.
Đêm đêm "cô hồn" đói khát dọa người
Ngay từ lúc mới bước chân vào lãnh cung, a hoàn Tỏa Tâm đã phải thốt lên: "Nơi này âm khí nặng quá!" Ban ngày mà ở đây vẫn âm u, lạnh lẽo, lúc nào cũng thiếu ánh nắng. Đêm đêm, phòng của Như Ý bị những người xung quanh rình rập không khác gì những bóng ma. Họ đều là những phi tần của Ung Chính, bị giam giữ nhiều năm ở đây, đói rách, bệnh tật và ai cũng điên điên dại dại. Như Ý đem ra một chút bánh mời họ, họ lao vào xâu xé, tranh giành, trông chẳng khác gì những cô hồn tháng bảy.
Đang ngủ mà thấy cảnh này thì...
Chỉ còn biết hoảng hốt mà ôm nhau, lấy hết can đảm bước ra ngoài thì...
Chị em đã thấy hết hồn chưa?
Cận cảnh những "con ma" trong Lãnh cung.
Khi Cát Thái tần chậm rãi bước ra, ai nấy đều hết hồn. Bà ta không đói ăn như những người khác mà vẫn tỏ vẻ bình tĩnh. Điều kỳ cục nhất là dù đã già đến mức da nhăn nheo, tóc điểm bạc, bà ta vẫn còn trang điểm "lồng lộn", kẻ mắt đậm, môi tô son đỏ chót. Nói ra mới biết bà năm nay mới ngoài 30 mà trông không khác gì bà lão 80. Cả Như Ý và a hoàn Tỏa Tâm đều rùng mình khi nghĩ đến số phận của mình từ đây về sau.
"Trùm cuối" xuất hiện.
Phải chạy từng bữa ăn
Ở lãnh cung, nếu không đút lót ngân lượng cho thị vệ thì chỉ được đưa cho những thức ăn ôi thiu, mốc xanh mốc đỏ. Để có được bữa cơm tử tế, Như Ý và a hoàn đã phải thức đêm đan từng cái túi thơm, thêu những chiếc khăn tay, móc nối với thị vệ đem bán ra ngoài.
Tỏa Tâm nhận đồ ăn
Nhưng mốc thiu không nuốt được
Phải thức đêm làm đồ "handmade"
Và móc nối với thị vệ để bán đồ "handmade" kiếm cơm
Thiếu thốn và bệnh tật
Nếu để ý sẽ thấy trang phục của Như Ý càng lúc càng sơ sài trong 3 năm ở đây. Lúc vào lãnh cung, nàng đã bị tước bỏ hết y phục, nữ trang của một phi tần, số nữ trang ít ỏi còn lại cũng dùng để đổi lấy cơm ăn. Từ chỗ vẫn còn vấn tóc cao, đeo hộ giáp, nàng chỉ còn buộc một cái khăn lên đầu, mặc áo nâu sòng đơn sơ như một dân nữ.
Như Ý sinh bệnh khi ở lãnh cung.
Lãnh cung không khác gì một khu nhà bỏ hoang, bên trong mục nát, ẩm ướt, lâu rồi không được tu sửa nên ở đây lâu ai cũng bị viêm khớp mãn tính. Đã vậy đồ ăn của chủ tớ Như Ý còn bị kẻ ác nhúng tay vào, khiến bệnh không đỡ mà ngày càng nặng hơn.
Bị truy cùng giết tận
Những tưởng Như Ý vào đến lãnh cung là bước đường cùng rồi nhưng những kẻ khác vẫn không buông tha cho nàng. Nàng bị truy sát đến cùng, bị thả rắn độc cắn nhưng chưa chết, nàng còn suýt chút nữa bị thiêu sống. Cuối cùng, phải dùng đến khổ nhục kế, nàng mới có thể sống sót rời khỏi lãnh cung.
Rắn độc bò lổm ngổm trong phòng Như Ý
Trong phim, Như Ý bị đày vào Lãnh cung đúng 3 năm, kéo dài đến 8 tập phim, chịu đựng đủ mọi tủi nhục. Xem những cảnh khắc nghiệt nơi này mới thấy trong Diên Hi Công Lược, phi tần bị giam trong lãnh cung vẫn còn sung sướng chán. Nhớ lại cảnh Lệnh phi Anh Lạc bị biệt giam, bỏ đói mà xem, nàng vẫn có thể trở mình trong một nốt nhạc, lại còn ăn vận, trang điểm đẹp đẽ như chưa hề có cuộc giam giữ nào. Kế Hoàng hậu thì bị cấm túc, thu hết phong ấn vẫn có được bữa ăn tươm tất nhờ chút tình lưu lại của Hoằng Trú. Nói chung không ai phải chịu đựng những thứ khủng khiếp như Như Ý phải chịu đựng.
A Nhược đã thắt cổ chết vì không chịu được cảnh khổ sở ở lãnh cung
Sức sống bền bỉ và mãnh liệt của Như Ý
Như Ý đàng hoàng rời lãnh cung
Những người bị đày vào lãnh cung nếu không hóa điên hay chết dần chết mòn vì bệnh tật thì cũng tự kết liễu cuộc đời mình để không phải chịu khổ. A Nhược sau khi bị đày vào Lãnh cung đã treo cổ tự sát. Vậy mà Như Ý vẫn kiên nhẫn sống, bền bỉ sống vì nàng bị oan và luôn tin rằng một ngày nào đó nàng sẽ đường đường chính chính rời khỏi nơi đó.
Cuối cùng thì nàng cũng đã trở ra ngoài và bắt đầu công cuộc tranh sủng. Cùng chờ xem chặng đường đấu đá đầy chông gai, nước mắt và cả máu xương của Như Ý trong phim sẽ kinh khủng đến đầu nhé. Phim đang sóng lúc 20h thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên Tencent.
Theo Trí Thức Trẻ
Như Ý Truyện: "Đỏ mặt" với màn nhảy múa quyến rũ Càn Long của Gia Tần - mỹ nữ đẹp nhất Tử Cấm Thành Về sau, chị gái bán sâm Kim Ngọc Nghiên từ Gia Tần được phong thành Gia Phi, nàng sẽ một tay che trời và gây ra tiếng than khóc khắp Tử Cấm Thành. Cuộc chiến tranh giành quyền lưc ở Tử Cấm Thành ngày càng khốc liệt khi người ra - kẻ vô nườm nượp. Sau khi Cao Quý Phi ( Đồng Dao)...