3 nông dân Trung Quốc bị lính Triều Tiên bắn chết?
Giới chức tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc ngày 29/4 xác nhận 3 nông dân tại đây đã bị sát hại, sau khi có thông tin về việc 3 người bị sát hại cuối tuần trước bởi một nhóm người mặc quân phục Triều Tiên.
Một binh sỹ Triều Tiên đi tuần gần khu vực biên giới với Trung Quốc (Ảnh: AFP)
Thông tin được phòng tuyên truyền của huyện Shilong, tỉnh Cát Lâm đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của cơ quan này.
Theo đó, sau nửa đêm thứ Bảy tuần trước, cảnh sát địa phương nhận được báo cáo về việc một người đàn ông 67 tuổi, một người đàn ông 55 tuổi và con gái 26 tuổi của người này bị sát hại.
Thông cáo cho biết, công an các cấp ở địa phương đang tiến hành điều tra vụ việc.
Trước đó hôm thứ Ba, kênh KBS của Hàn Quốc đưa tin 3 binh sỹ có vũ trang, những người đào ngũ khỏi quân đội Triều Tiên đã vào một ngôi làng nhỏ ở vùng núi của Cát Lâm trong chiều thứ Sáu, và sát hại 3 người Trung Quốc trước khi tẩu thoát.
Thông tin không cho biết nguyên nhân của vụ tấn công, nhưng khẳng định 3 binh sỹ được cho là của quân đội Triều Tiên có mang vũ khí.
Bản tin cũng khẳng định giới chức Trung Quốc triển khai một lực lượng hùng nhậu nhân lực, bao gồm cả cảnh sát vũ trang để tìm kiếm các khu vực nghi có hung thủ ẩn náu.
Phát biểu với tờ Tin tức Bắc Kinh, người dân địa phương cho biết họ bị sốc. “Chúng tôi đều sợ hãi sau những gì xảy ra”, một dân làng ở kế bên của ngôi làng xảy ra án mạng cho biết.
Hồi tháng 12 năm ngoái, một binh sỹ đào ngũ của Triều Tiên đã bắn chết 4 dân làng Trung Quốc, sau khi vào một ngôi làng khác gần Shilong. Tên này bị cảnh sát Trung Quốc bắt ngay trong ngày gây án.
Trước đó, hồi tháng 9, cũng tại ngôi làng trên, cả 3 người Trung Quốc trong một gia đình bị một người Triều Tiên sát hại.
Thanh Tùng
Video đang HOT
Theo SCMP
Nhìn lại Sài Gòn trước ngày giải phóng
Trong khi binh sỹ chính quyền Sài Gòn co cụm cố thủ, lính Mỹ cùng phóng viên báo giới và gia đình các quan chức vội vã tháo chạy. Cảnh cướp bóc, hôi của diễn ra ngay tại tòa đại sứ Mỹ trước khi quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập trưa 30/4/1975.
Một nhân viên CIA điều phối việc di tản tại nóc tòa nhà số 22 phố Gia Long (nay là đường Lý Tự Trọng), cách đại sứ quán Mỹ chừng 800m (Ảnh: Corbis)
Các binh sỹ Mỹ được trực thăng chuyển tới sân bay Tân Sơn Nhất để vào khu Văn phòng tùy viên quân sự Mỹ, chờ di tản khỏi Sài Gòn. (Ảnh: Getty)
Những công dân Mỹ cuối cùng, bao gồm một số phóng viên, được tập trung lại để rời đi trong chiều 29/4. (Ảnh: Getty)
Một nhóm người chầu trực bên ngoài đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn tìm cách leo qua tường để tới vị trí trực thăng đón đi di tản ở bên trong (Ảnh: AP)
Đám đông chờ đợi tại đại sứ Mỹ với hy vọng kịp lên chuyến bay cuối. (Ảnh: Getty)
Đám đông leo qua tường đại sứ quán cao hơn 4 m, bất chấp cảnh báo từ binh sỹ. (Ảnh: AP)
Một lính bảo vệ bên trong tòa đại sứ chĩa súng về phía những người leo tường (Ảnh: History.com)
Giao thông tắc nghẽn trên đường phố về Sài Gòn do dòng người đổ xô về trung tâm (Ảnh: History.com)
Rất nhiều quân phục của binh sỹ chính quyền Sài Gòn bị bỏ lại trên đường tháo chạy. (Ảnh: History.com)
Ngay sau khi lính gác tòa đại sứ Mỹ được di tản, người dân Sài Gòn đã ùa vào tòa đại sứ cướp phá đồ đạc. Bất chấp lệnh giới nghiêm 24 giờ, đường phố vẫn đầy người người khuân vác "chiến lợi phẩm". (Ảnh: Corbis)
Một số phụ nữ ôm trong tay nhiều hộp đồ ăn lấy được từ các tòa nhà của Mỹ sau các cuộc di tản khỏi Sài Gòn. (Ảnh: AP)
Một người bị thương chống nạng trên tay cầm thực phẩm lấy được từ các tòa nhà của Mỹ. (Ảnh: AP)
Binh sỹ Mỹ cúi rạp người trên boong tàu USS Blue Ridge để tránh mảnh vỡ từ một trực thăng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, bị rơi trong khi hạ cánh xuống boong tàu. (Ảnh: AP)
Binh sỹ Mỹ trên tàu USS Blue Ridge đẩy một trực thăng xuống biển, để có chỗ cho những trực thăng khác hạ cánh, chở theo người được di tản từ Sài Gòn. (Ảnh: AP)
Một phụ nữ khóc trong khi cùng 3 đứa con di tản khỏi Sài Gòn trên trực thăng Mỹ. (Ảnh: AP)
Một người đàn ông bị đấm vào mặt khi cố gắng đu bám lên trực thăng di tản. (Ảnh: History.com)
Một số đã chọn cách di tản bằng tàu biển xuất phát từ Sài Gòn, trong khi quân giải phóng áp sát thành phố. (Ảnh: AP)
Xe tăng của quân giải phóng hướng về Dinh Độc Lập (Ảnh: Getty)
Thanh Tùng
Theo Dantri/ Time
"Điệp khúc" ùn tắc nông sản: Trách nhiệm Bộ Công Thương ở đâu? Liên quan đến câu chuyện ùn tắc nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), ngày 17/4, Bộ Công Thương đã chính thức có văn bản trả lời PV Dân trí, phân tích thực trạng, nguyên nhân cũng như đưa ra giải pháp khắc phục. Tình trạng ùn tắc nông sản tại biên giới Trung Quốc cứ "đến hẹn lại lên" Trong...