3 nỗi khổ khi người phụ nữ có ‘cái tôi’ quá lớn
‘Cái tôi’ quá lớn không giúp phụ nữ hạnh phúc hơn, ngược lại, còn là căn nguyên của muôn vàn khổ đau.
Trong tâm lý học, “ego” là từ được dùng để miêu tả “cái tôi” của một người. Hiểu một cách đơn giản, “cái tôi” (ego) là phần cốt lõi của tính cách, liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội.
Một người có “cái tôi” quá lớn là người luôn xem mình là nhất, không chịu thua kém bất cứ ai, luôn xem thường suy nghĩ, lời nói của người khác, không cần biết điều mình làm đúng hay sai, tốt hay xấu,…
Là một người phụ nữ, nếu bạn luôn cảm thấy bản thân không thể hạnh phúc, nhìn đâu cũng thấy những chuyện chướng tai, gai mắt mà chẳng hiểu vì sao, hãy thử tự vấn về “cái tôi” của chính mình. Cái gì quá cũng không tốt và “cái tôi” quá lớn cũng không phải ngoại lệ.
Phụ nữ có “cái tôi” quá lớn thường rơi vào 3 nỗi khổ dưới đây, một cách vô thức.
Tranh minh họa
Đời sống tình cảm không suôn sẻ
Trong chuyện tình cảm, những người phụ nữ có “cái tôi” quá lớn thường có một điểm chung: Họ coi bản thân là trung tâm trong cuộc đời của đối phương. Chỉ cần một khoảnh khắc người bạn trai hoặc người bạn đời hành động không đúng như kỳ vọng, cũng đủ để phụ nữ có “cái tôi” cảm thấy như vừa trải qua một cơn địa chấn.
“Em luôn phải là nhất, là ưu tiên số 1 trong tâm trí lẫn cuộc đời anh” là suy nghĩ chung của những người phụ nữ có “cái tôi” cao trong chuyện tình cảm.
Video đang HOT
Nhưng chẳng phải đó là mong muốn chính đáng của tất thảy phụ nữ khi yêu hay sao? Có người phụ nữ nào đang yêu mà lại không muốn mình là số 1 trong lòng đối phương?
Để giải đáp được thắc mắc này, bạn chỉ cần tự hỏi chính mình rằng mong muốn ấy từng hoặc đang được thể hiện ra bên ngoài bằng muôn vàn hành vi kiểm soát, trói buộc đối phương hay không? Nếu câu trả lời là có, mong muốn ấy không còn là điều chính đáng nữa.
Chúng ta cần hiểu rằng dù đang hẹn hò hay đã kết hôn, mỗi người đều là một cá thể riêng biệt, có suy nghĩ và cách hành động, nhìn nhận vấn đề hoàn toàn khác nhau. Việc bước vào tình yêu hay bước vào hôn nhân chưa bao giờ đồng nghĩa với việc họ luôn phải nghe theo và đáp ứng mọi yêu cầu, mong muốn của bạn.
Mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp lúc nào cũng trắc trở
Không riêng gì chuyện tình cảm, những người có “cái tôi” quá cao nói chung và phụ nữ có “cái tôi” quá lớn nói riêng đều khó duy trì được những mối quan hệ chất lượng trong cuộc sống.
Cần nhắc lại một đặc điểm nhận biết người có “cái tôi” cao: Luôn cho mình là đúng, mình không bao giờ sai!
Giống như việc chẳng có ai là hoàn hảo trên đời, việc một người luôn đúng, không bao giờ mắc lỗi gần như là điều không thể. Chúng ta đều có lúc mắc sai lầm, dù lớn dù nhỏ nhưng người có “cái tôi” cao lại không nghĩ như thế.
Trong công việc, phụ nữ có “cái tôi” lớn thường dễ có bất đồng với cộng sự, nhất là khi làm việc nhóm vì họ luôn coi quan điểm của mình là hoàn hảo và khó chấp nhận cách tư duy, cách làm khác.
Trong tình bạn, phụ nữ có “cái tôi” lớn thường mặc định bạn bè phải luôn hết lòng với mình, giúp đỡ và hỗ trợ mình một cách vô điều kiện.
Liệu có ai có đủ tự tin để khẳng định bản thân thích làm việc hoặc làm bạn với một người như thế hay không? Câu trả lời có lẽ đã quá rõ ràng.
Không thể thoát khỏi cảm giác cô độc trong cuộc sống
Chuyện tình cảm không suôn sẻ, bạn bè lẫn công việc cũng chẳng khá hơn, cảm giác cô độc, thậm chí tuyệt vọng, là điều không khó để dự đoán trong hoàn cảnh này. Lúc này, nếu vẫn cứ cố chấp tin rằng “mình chẳng làm gì sai” hoặc đổ thừa cho số phận kém may mắn, sẽ rất khó để phụ nữ có “cái tôi” cao thoát khỏi vòng lặp chán chường, quẩn quanh của những chuyện không như ý.
Chỉ đến khi nào họ hiểu và thực sự tin rằng mình có thể cũng đã sai, và không ai có nghĩa vụ phải đáp ứng toàn bộ mong muốn hay răm rắp nghe theo lời mình, đó mới là lúc họ cân bằng, kiểm soát được “cái tôi” để dứt khỏi những nỗi khổ vốn là do họ tự tạo ra trong đời.
Nữ giúp việc nấu ăn vào ban ngày, 'ngủ cùng' vào ban đêm và cú lừa tình ngoạn mục
Ngoài giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp vệ sinh, nữ giúp việc còn kiêm thêm "dịch vụ cá nhân", phục vụ đời sống tình cảm và rồi chốt hạ bằng một cú lừa khoắng sạch tài sản của những vị chủ nhà cô đơn.
Theo truyền thống, các gia đình Trung Quốc sẽ chăm sóc cho bố mẹ cao tuổi. Nhưng do tác động của chính sách "một con" và hiện tượng di cư diện rộng tới các thành phố lớn, số người có thể chăm sóc cho nhóm dân số già đang gia tăng đã trở nên ít đi. Bởi thế, ở đất nước tỷ dân, nhu cầu dịch vụ bảo mẫu, giúp việc ngày càng tăng.
Để thu hút khách hàng, một bộ phận công ty ở Trung Quốc thậm chí còn tung ra dịch vụ "bảo mẫu tận giường". Ngoài giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp vệ sinh, những người này còn kiêm thêm "dịch vụ cá nhân", phục vụ đời sống tình cảm.
Họ chủ yếu những phụ nữ trung niên ở độ tuổi 40-50, đa phần đã ly hôn và đến từ nông thôn. Điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người trẻ chấp nhận sự tồn tại của những bảo mẫu không lành mạnh kể trên. Họ cho rằng mình không ở bên cạnh bố mẹ được, do đó có thể làm tròn chữ hiếu bằng cách mua gói "dịch vụ cá nhân" cho các cụ.
Nhưng những rắc rối cũng nảy sinh từ đây khi người già trở thành đối tượng bị lừa tình, lừa tiền.
Những vụ người giúp việc lợi dụng người già cô đơn để chiếm đoạt tài sản đã được ghi nhận ở quốc gia tỷ dân. Ảnh minh hoạ
Một giáo sư 70 tuổi ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã bị cô bảo mẫu 30 tuổi lừa mất 500 nghìn tệ (tương đương 1,7 tỷ đồng).
Do các con của giáo sư bận rộn với công việc nên thường xuyên vắng nhà. Dưới sự chăm sóc của bảo mẫu họ Li, "mưa dầm thấm lâu" khiến ông nảy sinh tình cảm với cô. Sau đó, ông tin tưởng giao quyền nắm kinh tế cho cô Li.
Thế nhưng, cô bảo mẫu không những không quản lý tiền giúp ông, mà còn bắt đầu tiêu xài hoang phí, mua đồ hiệu đắt đỏ. Thậm chí cô ta còn thế chấp căn nhà của giáo sư để đổi lấy tiền tiêu xài. Cũng may mà các con của ông đã kịp thời phát hiện ra mọi chuyện trước khi quá muộn.
Trước đó, vào tháng 9 cùng năm, một cụ ông 92 tuổi ở tỉnh Liêu Ninh được người nhà thuê bảo mẫu 35 tuổi họ Cai. Sau một thời gian, người này thổ lộ tình cảm và nói muốn kết hôn với ông.
Nửa tháng sau ngày cưới, ông cụ chuyển nhượng bất động sản duy nhất đứng tên mình cho vợ mới. Ngay sau đó, nữ giúp việc này bỏ đi và trở mặt lạnh nhạt. Ông lão phải chuyển thêm 50.000 tệ để mời về.
Tuy nhiên, khi vừa trở về nhà, Cai đã đánh đập ông cụ, làm ông gãy xương ngực, xương sườn và phải nhập viện.
Những người già không ngờ rằng các bảo mẫu trá hình ấy có thể trở thành cái bẫy ngầm nguy hiểm. Ảnh minh hoạ
Dịch vụ "bảo mẫu cá nhân" thực chất chính là một loại phục vụ trá hình thiếu lành mạnh, phản ánh một số vấn đề lớn trong điều kiện sống của người cao tuổi. Chung quy cũng chỉ bởi họ quá cô đơn và thiếu thốn tình yêu thương.
Thống kê cho thấy từ năm 2000 đến năm 2010, tỷ lệ "nhà trống" ở các khu vực thành thị của Trung Quốc đã tăng từ 42% lên 54% và ở các khu vực nông thôn tăng từ 37,9% lên 45,6%. Năm 2013, dân số người cao tuổi ở Trung Quốc đã vượt quá 100 triệu người.
Người trẻ trong cuộc sống hiện đại còn thường xuyên cảm thấy lạc lõng và trống trải, huống chi người cao tuổi? Khi sự sống ngày một ngắn lại, sự cô đơn sẽ trở thành một nỗi ám ảnh vô cùng khủng khiếp.
Cái kết oan nghiệt nhất không gì khác chính là cái chết của một người trong căn phòng trống, không ai hay biết, cho đến khi trong căn phòng toả ra mùi khó chịu thu hút sự chú ý của hàng xóm. Cảnh tượng khủng khiếp ấy đã xuất hiện ở Nhật Bản, quốc gia đang bị già hóa nghiêm trọng. Tại Nhật Bản, 30.000 người chết một mình tại nhà mỗi năm. Hiện tượng này được gọi là "cái chết cô độc".
Trung Quốc nói chung và các đất nước đang chịu cảnh già hóa dân số nói riêng hiện phải đối mặt với vấn đề hàng chục triệu người "cô đơn chờ chết" cùng vấn đề nan giải trên.
33 tuổi thành góa phụ, mẹ hai con khiến cả trường quay rơi nước mắt "Nấc thang đầu tiên của hạnh phúc luôn là khổ đau". Kiều Vân Xuất hiện trong chương trình Vợ chồng son tập 514, Kiều Vân (34 tuổi) là khách mời có phần đặc biệt hơn so với những cặp vợ chồng khác. Cô bước vào trường quay một mình khiến NSND Hồng Vân và danh hài Quốc Thuận - 2 MC của chương...