3 nơi “ẩn náu” của vi trùng dễ bị bạn bỏ qua
Có những vật dụng tưởng như không nguy hại gì và chúng ta tỏ ra chủ quan khi sử dụng chúng. Nhưng thực tế chúng lại là những ổ vi trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Con người thường nghĩ rằng ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì sẽ có sức khỏe tốt, điều này đúng nhưng chưa đủ. Có những thứ chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày và không thấy được nguy cơ tiềm ẩn của chúng. Đừng lơ là nếu không muốn rước bệnh vào người!
Dưới đây là những vật được coi như ổ vi trùng có thể gây bệnh mà bạn dễ bỏ qua.
1. Bàn chải đánh răng
Tuyệt đối không được mượn dùng bàn chải đánh răng của người khác, cho dù là người thân thiết trong gia đình. Hội y học nha Anh quốc chỉ ra rằng, các vi khuẩn và mầm bệnh trong khoang miệng sẽ ở lại trên bàn chải đánh răng và có thể sống trong khoảng 2 ngày cho dù là bàn chải đã khô ráo.
Vi khuẩn trong bàn chải đánh răng sẽ khiến cho răng trở nên quá mẫn cảm. Theo các chuyên gia, bàn chải đánh răng của mỗi người chỉ cần sau khi dùng 1 tháng thì bề mặt của nó sẽ sinh sôi rất nhiều vi khuẩn như nấm candida, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn gây viêm phổi và khuẩn tụ cầu. Vì vậy, họ cho rằng, bàn chải đánh răng không sạch sẽ là nguồn truyền nhiễm nhiều loại bệnh tật. Sử dụng bàn chải đánh răng mang theo vi khuẩn thế này thật sự là một nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe con người, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém và người được cấy ghép nội tạng, những vi khuẩn này có thể trở thành nhân tố gây bệnh.
Một trong những tác hại do vi khuẩn trú ngụ ở bàn chải đánh răng gây ra là chứng quá mẫn cảm răng, đây là triệu chứng thường gặp ở người trung niên trở lên và nam giới bị nhiều hơn nữ giới. Đó là chứng mẫn cảm của răng đối với các kích thích từ nhiệt độ, hóa học hay máy móc, gây ra cảm giác đau nhức răng. Răng quá mẫn cảm là phản ứng sinh lý bình thường, là một tín hiệu. Khi răng đau nhức sẽ cho chúng ta ý thức rằng răng đã bị bệnh, cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Nếu triệu chứng này càng nặng thì sẽ gây biến chứng thành bệnh khác.
Răng quá mẫn cảm là do phần mô cứng của răng bị hư hại, nếu như không điều trị sớm thì dần dần sẽ biến chứng thành viêm tủy răng, viêm nha chu…
Vậy nên, bạn cần nhớ rằng không đặt bàn chải đánh răng quá gần nguồn nước; những lúc bị cảm hay triệu chứng ban đầu của những bệnh hô hấp thường gặp thì nên kịp thời thay bàn chải mới; mỗi lần chải răng xong nên đặt bàn chải ở nơi thông gió cho khô ráo.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
2. Bồn cầu
Ngồi trên bồn cầu không lo bị nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục nhưng có khả năng ảnh hưởng đến đường ruột. Đại đa số các khuẩn bệnh về đường ruôt, dạ dày đều truyền qua đường miệng và đường thải. Theo nghiên cứu, hơn 60% bồn cầu bị nhiễm chất thải. Vì vậy, nếu bạn tiếp xúc với bồn cầu và sau đó không rửa tay rồi ăn thức ăn, có thể sẽ vô tình ăn luôn những vi khuẩn trên bồn cầu. Có khi chúng ta dùng khăn giấy lau bồn cầu trước khi ngồi nhưng hành động này có thể sẽ khiến các vi khuẩn tản phát rộng ra.
Những vi khuẩn trong nhà vệ sinh rất thích cư trú ở những nơi như vòi nước, vòi hoa sen, tay nắm cửa. Cho nên sau khi vào nhà vệ sinh thì phải dùng xà phòng rửa tay, đặc biệt là những nhà vệ sinh công cộng.
Ảnh minh họa
3. Thớt
Bất cứ vi khuẩn nào ẩn trong thức ăn đều có thể lưu trú lại trên thớt trong lúc chế biến thức ăn, ví dụ như vi khuẩn Salmonella có trong thịt sống, trứng, rau củ chưa rửa sạch. Con đường truyền nhiễm thường thấy là từ thức ăn sống – chín, vì vậy lúc xử lý thịt sống, nấu thức ăn, rau củ tốt nhất là sử dụng những con dao và thớt khác nhau, còn không thì lúc xử lý thức ăn khác nhau nên dùng nước sôi hoặc nước rửa chén rửa sạch dao và thớt, đương nhiên tay chúng ta cũng phải rửa sạch sẽ.
Thớt dùng trong gia đình thường có hai loại: gỗ và nhựa. Trong gỗ có các sợi gỗ đã có hiệu quả kháng khuẩn nhất định nhưng khi sử dụng lâu ngày, các vết dao in sâu trên thớt sẽ dễ tiềm tàng vi khuẩn; loại thớt nhựa tuy tiện lợi nhưng lại càng dễ sinh vi khuẩn. Khi thời tiết có độ ẩm cao thì càng dễ nhiễm khuẩn, giữ vệ sinh cho thớt là điều cần được quan tâm.
Có thể áp dụng một số cách vệ sinh thớt bằng cách như phơi nắng, rửa với nước sôi, ngâm nước muối…
Theo VNE
4 ổ vi trùng trong phòng bé mẹ cần đề phòng
Charles Gerba, giáo sư vi sinh học tại Đại học Arizona (Hoa Kỳ) khuyến cáo các bà mẹ về những "điểm nóng" mang mầm bệnh trong phòng của bé.
1. Thảm trải sàn
Thảm trải sàn trong phòng bé hoặc nơi bé hay chơi đùa dù làm bằng chất liệu gì cũng rất dễ là nơi trú ngụ lý tưởng của bụi bẩn và vi trùng, vi khuẩn. Nhưng đây cũng là nơi bé tiếp xúc nhiều lần trong ngày với tất cả các bộ phận, từ chân, tay, bụng, lưng, đầu cho đến mắt, mũi, tai...
Vì thế, mỗi lần thảm trải sàn bị đổ thức ăn hoặc dây bẩn trên bề mặt, bạn cần làm sạch ngay vi khuẩn, vi trùng không có điều kiện sinh sôi và gây bệnh. Cũng cần hút bụi và làm sạch thảm 3 - 4 lần mỗi tuần để "đuổi" các tác nhân mang mầm bệnh cho bé nêu trên. Ngoài ra, bạn cũng nên giặt thảm, phơi nắng hoặc thay mới tối thiểu 3 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe cho bé.
2. Đồ chơi
Các bé rất hay ngậm đồ chơi trong miệng rồi làm rớt xuống sàn, sau đó nhặt lên rồi lại cho vào miệng. Như vậy, đồ chơi có thể tiếp xúc trực tiếp với cơ thể và các khí quan của bé nên rất dễ trở thành vật trung gian truyền mầm bệnh cho bé.
Bạn cần thường xuyên lau chùi, làm sạch và đảm bảo trước khi bé tiếp xúc, đồ chơi đã được vệ sinh sạch sẽ. Với đồ chơi bằng nhựa cứng, bạn có thể cho vào máy rửa bát để làm sạch và sấy khô, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức hơn. Ở các nước phương Tây, các bà mẹ còn khử trùng đồ chơi cho con bằng loại hóa chất chuyên dụng và không độc hại.
Ngoài ra, bạn cần chú ý khi chọn mua đồ chơi cho con, bởi trên thị trường hiện nay có nhiều loại đồ chơi được làm từ nguyên liệu không đảm bảo hoặc có mang hóa chất độc hại. Bạn nên tìm hiểu kỹ về nguyên liệu, xuất xứ và nhà sản xuất trước khi quyết định mua đồ chơi cho con.
3. Ngăn kéo đựng quần áo
Đừng vội nghĩ ngăn kéo đựng quần áo là nơi an toàn bởi đây lại là nơi "tích trữ" một số loại vi khuẩn E. coli (loại vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy). Lời khuyên của các bác sĩ là bạn nên thường xuyên lau chùi và dọn dẹp tủ đựng quần áo của bé, đặc biệt là mặt tủ và ngăn kéo.
4. Thú nhồi bông
Cũng giống như thảm trải sàn, thú nhồi bông được ví như tấm bọt biển hút các loại bụi bẩn, vi khuẩn, vi trùng. Các bé lại rất thích thú nhồi bông và thường xuyên ôm ấp, nựng nịu loại đồ chơi này suốt cả ngày, kể cả khi đi ngủ. Các sợi bông trên thú nhồi bông cũng có thể dính lên quần áo hoặc "chui" vào mũi bé gây ngứa ngáy, khó chịu.
Để giữ cho thú nhồi bông của bé đảm bảo vệ sinh, ít nhất 3 tuần một lần bạn cần làm sạch chúng trong nước ấm và xà phòng, sau đó phơi dưới nắng to hoặc sấy khô trong 45 phút.
Nếu bạn quá bận rộn mà không thể làm sạch thú nhồi bông theo cách trên, có thể "chữa cháy" bằng cách sấy trong tủ sấy nóng trong khoảng 45 phút.
Theo VNE
Người 40-49 tuổi dễ bị viêm dạ dày mạn tính Kết quả nghiên cứu cho thấy, người Việt Nam ở độ tuổi 40-49 tuổi chiếm tỷ lệ bị viêm dạ dày mạn tính nhiều nhất. Thông tin trên được đưa ra trong đề tài nghiên cứu Mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm HP ở bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính đến khám tại BV Đa khoa Medlatec tại hội nghị Khoa...