3 nhóm người không nên ăn tiết lợn, thèm đến mấy cũng chớ dại động đũa
Tiết lợn là món ăn có công dụng bổ máu, giải độc cơ thể… Tuy nhiên những người có dấu hiệu dưới đây không nên ăn tiết lợn.
Giá trị dinh dưỡng của tiết lợn
Tiết lợnchứa hàm lượng sắt cao, dễ hấp thụ nên đây là một nguồn thực phẩm tốt để ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Ngoài ra, tiết lợn còn chứa nguyên tốt vi lượng coban có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối u ác tính.
Tiết lợn cũng chứa hàm lượng protein (chiếm khoảng 74%), gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà. Protein trong tiết lợn có chứa lượng axit amin gần giống như trong cơ thể con người nên cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Vitamin K có trong tiết lợn giúp máu nhanh đông, cầm máu nhanh chóng. Ăn một lượng tiết lợn vừa phải có thể giúp vết thương mau lành.
Các nguyên tố vi lượng có trong tiết lợn có thể giúp da dẻ hồng hào, trì hoãn quá trình lão hóa.
Loại thực phẩm này còn có công dụng làm sạch máu, loại các chất bẩn và hạt kim loại trong cơ thể.
Tiết lợn tuy bổ dưỡng với sức khỏe của con người nhưng khi cần đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi. Không ăn tiết canh vì nó có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm cho con người.
Video đang HOT
Những người không nên ăn tiết lợn
Người mắc bệnh tim mạch không nên ăn tiết lợn
Tiết lợn có hàm lượng cholesterol cao. Do đó, người bị bệnh tim mạch hoặc có lượng cholesterol trong máu cao nên tránh ăn món ngày.
Người đang trong quá trình điệu trị chứng bệnh máu đông cũng không được ăn tiết lợn.
Người bị chảy máu đường tiêu hóa không nên ăn tiết lợn
Tiết lợn chứa nhiều sắt tuy rất bổ máu nhưng ăn nhiều sẽ khiến phân có màu đen. Trong khi đó, người bị chảy máu đường tiêu hóa cũng có dấu hiệu đi ngoài phân đen. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra cũng như điều trị của bác sĩ.
Người bị xơ gan không nên ăn tiết lợn
Người khỏe mạnh ăn tiết lợn có tác dụng bổ máu, bổ gan. Tuy nhiên, người xơ gan tiêu thụ nhiều sản phẩm này lại làm dư thừa lượng protein, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Tuyệt chiêu nấu bún bò Huế đơn giản tại nhà
Bún bò Huế hay còn gọi là bún Huế, bún bò giò heo, bún bò giò chả... là món ăn ngon được nhiều gia đình Việt yêu thích.
Để nấu món bún bò Huế thơm ngon, chuẩn vị bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
- Bắp bò: 500 gram
- Gân bò: 300 gram.
- Móng giò: 1 chiếc (chọn giò trước)
- Xương ống (lợn hoặc bò): 500 gram.
- Mắm ruốc Huế
- Gia vị: Sả, gừng, hành tím khô, tỏi, ớt bột, bột nêm, đường, dầu điều.
- Bún: 400 gram
- Rau sống (rau ngổ, rau mùi, rau giá, hành tươi, hoa chuối thái)
- Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm giò lụa, chả thịt, chả cua, tiết lợn...
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch xương ống, sau đó đun sôi nồi nước chần qua xương ống. Rửa sạch với nước lạnh lần hai. Sau khi rửa xong lần hai, bạn đun một nồi nước khác, cho xương ống vào hầm khoảng 2 tiếng lấy nước dùng.
Bước 2: Rau sống rửa sạch.
Bước 3: Rửa các loại thịt, sau đó ướp cả miếng với tỏi, hành, gừng, mắm ruốc, bột nêm và chút đường. Sau khi ướp trong vòng 20 phút thì dùng dây buộc tròn thịt cho vào nồi luộc, cho thêm vài nhánh sả để luộc cùng. Lưu ý, cho thịt bò vào trước sau đó mới cho giò heo vào nồi vì bò lâu chín hơn.
Lấy dây buộc tròn thịt lại, sau đó cho thịt vào nồi luộc chín (Ảnh: Internet).
Bước 4: Phần gân bò rửa qua nước sôi cho đỡ mùi hôi rồi thái vừa ăn, ướp gia vị (như ướp thịt).
Bước 5: Cho phần gân đã ướp vào nồi xương ống hầm ninh cho mềm.
Bước 6: Thịt bò và thịt lợn khi đã chín vớt ra để nguội, cho phần nước luộc vào nồi gân bò ninh tiếp cho nhừ.
Bước 7: Cho dầu điều, dầu ăn phi hành khô, một chút tỏi, sả và mắm ruốc cho thơm rồi đổ vào nồi gân bò lấy màu cho đẹp. Nồi này cứ để trên bếp cho nóng.
Bước 8: Thịt thái ra, xếp thịt, bún, rau thơm, giò lụa, tiết lợn vào bát tô... chan nước dùng vào là bạn đã có bát bún bò Huế thơm ngon, nóng hổi.
Thành phẩm của món bún bò Huế là hương vị đặc trưng của thịt bò, sả và vị cay nồng của gia vị. Chúc bạn thành công!
Ẩm thực Huế 'hút hồn' du khách thập phương Không chỉ là mảnh đất cố đô với cảnh sắc sơn thủy hữu tình, Huế còn được ví là "kinh đô ẩm thực" trong lòng du khách thập phương. Món Huế luôn đậm chất dân dã, bình dị như chính lối sống của người miền Trung vậy. Đã đặt chân tới Huế, bạn đừng bỏ qua những món ăn đặc sắc dưới đây....