3 nhà nữ vô địch Olympia: Người đầu tiên cũng gần 40 tuổi, sự nghiệp đều rực rỡ nhưng đa số có một quyết định khiến nhiều người tiếc nuối
Trước Nguyễn Thị Thu Hằng, Đường lên đỉnh Olympia còn có 3 nữ quán quân. Trải qua nhiều năm học tập, làm việc, thời điểm hiện tại, họ đều là những người thành công.
Sáng 20/9, trận chung kết “Đường lên đỉnh Olympia 2020″ diễn ra với chiến thắng thuộc về Nguyễn Thị Thu Hằng, hiện đang học tại lớp 12B1, trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình. Nữ sinh này cũng là thí sinh nữ duy nhất góp mặt trong cuộc đua leo núi.
Chia sẻ cảm xúc khi chính thức trở thành tân quán quân của chương trình, nữ sinh gốc Ninh Bình cho biết rất sung sướng và xúc động. Theo đó, trong phần thi khởi động, Hằng chỉ xếp thứ 2 đoàn toàn leo núi. Thế nhưng, thí sinh nữ duy nhất trong đêm chung kết của chương trình đã bứt phá ở phần Tăng tốc và giành điểm cao nhất 235 ở phần thi Về đích.
Nguyễn Thị Thu Hằng là tân quán quân chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2020.
Với kết quả đã đạt được, cô gái này chính thức giành Vòng nguyệt quế của chương trình Đường lên đỉnh Olympia. So với nhiều năm trước, phần thưởng cho người đứng đầu chương trình năm nay tăng từ 35.000 USD lên 40.000 USD.
Suốt 20 năm kể từ ngày lên sóng, chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” luôn nhận được sự yêu mến, quan tâm của học sinh trong cả nước. Hiện tại, nhà vô địch năm đầu tiên (2000) cũng đã gần 40 tuổi. Trong số 20 quán quân, cho đến nay chỉ có 4 gương mặt nữ.
1. Nữ quán quân đầu tiên: Trần Ngọc Minh
Trần Ngọc Minh tham gia chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” khi còn là học sinh lớp 12, trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long). Cô cũng là nhà vô địch đầu tiên của cuộc thi này được diễn ra vào năm 2000.
Với thành tích đạt được, Ngọc Minh sang du học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia. Được biết, trong quá trình học cô luôn có thành tích học tập đáng nể. Chưa dừng lại, nữ quán quân này còn tốt nghiệp cử nhân thuộc top 5% sinh viên xuất sắc.
Hiện, Trần Ngọc Minh đang sống tại Úc và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình.
Chưa dừng lại ở đó, cô tiếp tục theo thạc sĩ, tiến sĩ tại Úc. Khoảng tháng 7/2013, Ngọc Minh làm việc cho một công ty nhà mạng di động tại quốc gia này. Được biết, cùng năm, cô cũng lập gia đình và có cuộc sống ổn định. Hiện tại, những thông tin về Nhà vô địch này vô cùng ít ỏi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
2. Quán quân mùa thứ 3: Lương Phương Thảo
Sau thành công của các “đàn chị” Ngọc Minh (Quán quân) và Hồng Nhung (Á quân mùa 2), Lương Phương Thảo chính thức trở thành Nhà vô địch mùa thứ 3. Trong chương trình năm ấy, cô ghi dấu ấn với khán giả bằng sự bản lĩnh, tự tin để tiếp tục đem vòng nguyệt quế lần thứ 2 về cho ngôi trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long).
Video đang HOT
Sau chiến thắng, Phương Thảo cũng lên đường sang Australia du học theo diện học bổng. Thời điểm đó, thay vì theo học tại ĐH Kỹ thuật Swinburne, Nhà vô địch này lại quyết định học tập tại ĐH Monash. Lý do được cô được ra là mong muốn được phát triển bản thân với chuyên ngành Kinh doanh quốc tế và Marketing.
Khác với những quán quân khác, Nhà vô địch Lương Phương Thảo quyết định trở về Việt Nam sinh sống, làm việc.
Suốt 7 năm xa nhà, theo học cử nhân và thạc sĩ tại xứ sở chuột túi, cô quyết định trở về Việt Nam và hiện đang làm tại một công ty quảng cáo của Mỹ ở TP.HCM. Tính đến thời điểm hiện tại, Lương Phương Thảo chính là 2/19 Nhà vô địch đã đi du học trở về Việt Nam nói chung và là 1 trong 3 cựu Quán quân nữ chọn trở về nước lập nghiệp sau khoảng thời gian sinh sống, học tập ở nước ngoài.
3. Quán quân mùa thứ 11: Phạm Thị Ngọc Oanh
Sau thành công của Phương Thảo, phải đến 8 năm sau nữa, Phạm Thị Ngọc Oanh đến từ trường THPT Tiên Lãng, Hải Phòng chính thức trở thành thí sinh nữ xuất sắc giành được vòng nguyệt quế.
Ngọc Oanh cũng giống như những quán quân khác của chương trình đều sang Úc du học. Cô từng theo học ngành Thương mại, Kế toán và Tài tại ĐH Swinburne. Được biết, trong quá trình học, cô gái gốc Hải Phòng này luôn có thành tích học tập xuất sắc, từng đạt cấp độ 3 chương trình CFA danh giá ở Úc.
Phạm Ngọc Oanh – cựu quán quân mùa 11 Đường lên đỉnh Olympia.
Trước đó, Phạm Thị Ngọc Oanh từng chia sẻ, cô dự định ở Melbourne (Úc) làm việc trong vòng 2 năm trước, sau đó sẽ xin học bổng học thạc sĩ tại Mỹ.
Thu Hằng bị chê là "quán quân vô duyên nhất lịch sử", nhà báo Hoàng Nguyên Vũ lên tiếng: Tại sao lại bắt em phải trở thành hoa hậu thân thiện?
"Một cách thể hiện niềm vui thôi cũng bị đem ra phê phán và mổ xẻ? Vui cũng phải theo cách mọi người, buồn cũng phải theo cách mọi người sắp đặt sẵn hay sao?", nhà báo Hoàng Nguyên Vũ bày tỏ.
Sáng ngày 20/9, Nguyễn Thị Thu Hằng - nữ sinh đến từ trường THPT Kim Sơn A, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã chính thức giành ngôi Quán quân của chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20. Số tiền thưởng dành cho Quán quân năm nay là 40.000 USD (khoảng 927 triệu đồng) cùng suất học bổng tại trường Đại học Kỹ thuật Swinburne (Úc).
Được biết, Thu Hằng là nữ Quán quân đầu tiên sau 9 năm các nam sinh liên tiếp thống trị chức vô địch trong cuộc thi trí tuệ này. Bên cạnh những lời chúc mừng thì tân Quán quân cũng vướng phải khá nhiều tranh cãi.
Đầu tiên là việc Thu Hằng có những màn ăn mừng như chỉ tay lên trời, dang rộng 2 tay những lúc trả lời đúng - hành động được cho là lố và tự tin thái quá trong mắt nhiều người. Tiếp đến là việc nữ sinh này hớn hở ăn mừng ngay khi thí sinh Dũng Trí đang trong phần thi Về đích. Hành động này khiến Thu Hằng bị cộng đồng mạng gọi là "Quán quân vô duyên nhất lịch sử Đường lên đỉnh Olympia".
Thu Hằng bị nhiều cư dân mạng "ném đá" vì ăn mừng lố.
Những bình luận chỉ trích của cư dân mạng.
Tiếp theo, nhiều cư dân mạng lại lôi một vấn đề muôn thuở ra để chất vấn tân Quán quân. "Liệu em này du học xong có về nước không?", "Nước Úc lại có thêm một công dân", "Chúc mừng Úc có thêm người tài",... - là rất nhiều bình luận ở dưới các bài đăng về Thu Hằng.
Những bình luận tiêu cực dưới bài đăng về tân Quán quân.
Là một khán giả trung thành của chương trình Đường lên đỉnh Olympia và bản thân cũng từng phỏng vấn hầu hết các Quán quân, Á quân các mùa trước, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đã thẳng thắn nêu quan điểm của mình về những vấn đề này. Quan điểm của anh sau đó nhận được sự đồng tình lớn của cộng đồng mạng.
"Chung kết Olympia năm nay để lại khá nhiều ấn tượng. Không phải là kết quả cuối cùng mà chương trình đã chọn ra và khắc hoạ 4 đại diện ở 4 vùng quê khác nhau, với 4 hoàn cảnh khác nhau. Các em đã rất tự nhiên, thể hiện được những gì là các em nhất.
Bạn trai Quảng Trị với một vòng xe đạp quanh thành cổ. Tâm hồn phơi phới của một thanh niên sinh ra từ vùng quê hồi sinh sau những năm tháng oằn mình vì chiến tranh. Người mẹ của em vừa múc nước bên giếng vừa dõi theo con. Người cha giản dị chở con trên xe máy ra ga tàu, còn người em gái dễ thương muốn anh trai mang vòng nguyệt quế về. Những hình ảnh đó khiến tôi chợt rơi nước mắt.
Với những ai từng đến mảnh đất Quảng Trị, hiểu được sự mộc mạc, nghị lực của con người nơi đây mới thấy thương biết nhường nào!
Bức hình chụp chung của 4 thí sinh vào vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm nay.
Bạn trai Đắk Lắk hơi nhạy cảm. Bạn mang đôi tất của bố vào cuộc thi như một cách để tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho mình. Qua hình ảnh của thí sinh này, ta thấy ngoài kiến thức, trí thông minh, còn là một tình cảm chứa chan của thế hệ trẻ dành cho gia đình, thầy cô, bạn bè... - thứ mà chẳng phải chúng ta đang lo sợ sẽ nhạt phai theo thế hệ?
Bạn trai Hà Nội thì lại khá lãng mạn, nhẹ nhàng, có chút tinh nghịch vui vẻ của thanh niên Thủ Đô. Bạn cũng có chút gì đó hồn nhiên, đơn giản, "lôi thôi của học sinh khối A" nhưng đáng yêu vô cùng.
Tôi ấn tượng đặc biệt với em nữ duy nhất - Nguyễn Thị Thu Hằng. Thật sự tôi rất bất ngờ về sự thông minh, hoạt bát và cả khả năng truyền cảm hứng cho đám đông của em. Trường THPT Kim Sơn nơi em học không phải là trường chuyên, cũng chẳng phải trường "có số má" nhưng đã tạo ra một em học sinh rất nổi trội, mạnh mẽ, cá tính. Em tự tin với một phong cách rất hiện đại. Thực sự đáng khâm phục!
Sau khi Hằng giành vòng nguyệt quế, đã có rất nhiều lời xì xầm bàn tán: Nào là thiếu lễ phép, thiếu khiêm tốn, tự tin, tự kiêu này nọ. Đa phần những đánh giá đó đều đến từ người lớn.
Phải chăng chúng ta đã quá khắt khe với người trẻ? Một cô học trò phải chịu quá nhiều áp lực trong cuộc thi mà ở đó, các em đã phải giành nhau từng giây để chiến thắng? Chúng ta nào căng mình chịu áp lực như cô bé để đấu hết vòng này qua vòng khác, giữa hàng triệu khán giả, giữa cầu truyền hình trực tiếp, giữa vinh quang mà cô bé nhắm tới?
Tại sao bắt một học sinh trong cuộc thi chinh phục phải trở thành hoa hậu thân thiện để vừa lòng mọi người?
Một cách thể hiện niềm vui thôi cũng bị đem ra phê phán và mổ xẻ? Vui cũng phải theo cách mọi người, buồn cũng phải theo cách mọi người sắp đặt sẵn hay sao?
Hằng còn trẻ, em mới chỉ 16, 17 tuổi. Cái tuổi còn trong sáng và hãy để em được trong sáng thể hiện, trong sáng tìm tòi, trong sáng suy nghĩ. Em giỏi, rất giỏi và một người giỏi sẽ biết cách tồn tại giữa cuộc đời với những va chạm và trải nghiệm ở phía trước. Dùng mọi lời lẽ khắt khe với cô bé chẳng khác gì rung cây để nhặt lá vàng, khi cây còn rất xanh và chồi nụ bắt đầu nở hoa.
Chuyện cũng chẳng có gì to tát để đặt khái niệm bao dung trong nhìn nhận và ai cũng có sự suy nghĩ của mình. Nhưng sự khắt khe định kiến chỉ làm chúng ta khô cằn và nhỏ bé lại hơn thôi!
Nhiều người bảo: "Ơ, nước Úc lại có thêm công dân", "Rồi lại đi, không về phục vụ quê hương",...
Tôi chỉ hỏi các bạn: Bạn có tự hào không khi Việt Nam có nhiều công dân toàn cầu hơn? Còn "phục vụ quê hương" thì nhiều cách, đâu nhất thiết phải trở về Việt Nam.
Là một nhà báo từng phỏng vấn hầu hết các Quán quân và Á quân Olympia trong chuyên đề tạo dư luận lớn 4 năm trước: "Quán quân Olympia ở hay về", tôi hiểu ra nhiều điều: Ở hay về? - Thứ nhất đó là lựa chọn cá nhân mà người giỏi thường biết cách chọn cái nào tốt nhất.
Thứ hai, về không có nghĩa là cống hiến và ở nước ngoài không có nghĩa là không mang lại giá trị gì cho đất nước. Thứ ba, thế giới rộng lớn lắm, không nên nhốt mình trong những không gian, những suy nghĩ hẹp với những điều cũ kỹ. Chính vì vậy nên tôi ủng hộ lựa chọn ở lại nước ngoài của hầu hết các Quán quân, Á quân Olympia.
Đâu cứ "Giỏi là phải về". Về có sử dụng hết cái "giỏi" không và về thì cái "giỏi" ấy có thực sự sinh ra giá trị cho con người không? Thế nên, đừng tự nhốt mình trong những suy nghĩ hạn hẹp khi mà cuộc sống, vốn mênh mông và thế giới vốn rộng lớn là thế!".
Sự thật về hình ảnh tranh cãi tại Chung kết Olympia 2020: Nữ Quán quân lủi thủi một góc nhìn 3 nam sinh ôm nhau Sau khi kết thúc trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia mùa 20, rất nhiều khán giả đã thắc mắc trước hình ảnh Quán quân đứng nhìn 3 thí sinh còn lại cùng nhau ăn mừng. Sau hơn 90 phút, trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020 đã chính thức khéo lại khi tìm ra nhà tân vô địch là Nguyễn Thị...