3 nguyên nhân khiến đồ lót của chị em phụ nữ luôn ố vàng, phát hiện ra thì nên xử lý ngay kẻo “đêm dài lắm mộng”
Đồ lót bị ngả sang màu ố vàng là tình trạng thường gặp của nhiều chị em phụ nữ
Tuy nhiên, bạn có thực sự biết dấu hiệu đó thể hiện cho điều gì hay không?
Đồ lót là vật dụng rất riêng tư của con người nên nhiều người e dè khi nói về nó, đặc biệt là chị em phụ nữ càng ngại ngùng không dám “hé răng”. Thực tế, đồ lót đôi khi có thể phản ánh vấn đề sức khỏe của phụ nữ.
Một trong những tình trạng thường gặp nhất là đồ lót bị ngả màu ố vàng, nhiều người cho rằng đó chỉ là hiện tượng rất bình thường, không đáng lo. Nhưng thực tế lại không phải như vậy, nó có thể đang phản ánh tình trạng bệnh lý nào đó bạn đang mắc phải, điển hình nhất là 3 nguyên nhân dưới đây.
1. Nước tiểu dư thừa
Nước tiểu tồn đọng là nguyên nhân chính khiến quần lót bị ố vàng.
Nhiều chị em dùng khăn giấy lau vùng kín sau khi đi vệ sinh để tránh nước tiểu làm bẩn quần lót. Tuy nhiên, nếu không lau kịp thời sau khi đi vệ sinh sẽ khiến nước tiểu còn sót lại bám vào quần lót, lâu ngày sẽ khiến quần lót có màu vàng. Vì vậy, bạn nữ phải lau kịp thời sau đi vệ sinh để tránh nước tiểu, chất lỏng cặn bã bám lại vào quần lót có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Nói chung, một người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, cũng có một số chị em bị kinh nguyệt không đều, không biết kinh nguyệt đến khi nào, máu kinh có thể bị vấy bẩn trên quần lót, nếu không vệ sinh kịp thời sẽ khó giặt sạch.
Lâu dần, điều này khiến cho đồ lót của bạn ngả sang màu vàng, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe phụ nữ. Phụ nữ nên thay quần lót trong sinh hoạt hàng ngày, giặt giũ kịp thời, phơi nắng sau khi giặt để có tác dụng tiêu viêm, khử trùng.
Video đang HOT
Sau khi bạn nữ mắc các bệnh phụ khoa thì tình trạng quần lót bị ố vàng cũng rất dễ xảy ra.
Đó là do bạn nữ bị viêm nhiễm phụ khoa sẽ tiết dịch âm đạo nhiều hơn, dịch tiết chảy ra vùng kín có màu vàng. Từ đó, nó khiến quần lót bị ố vàng, nếu tình trạng nặng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của bạn nữ. Vì vậy, nếu phát hiện ra bệnh, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay để tránh tình trạng bệnh kéo dài.
Tôi có thể mặc quần lót của mình nếu nó chuyển sang màu vàng không?
Đồ lót thường nên được thay mới 6 tháng một lần, nhưng nếu đồ lót ngả màu vàng và bám cặn khó giặt sạch, mặc đồ lót lâu ngày sẽ chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ. Vì vậy, nếu đồ lót ngả sang màu vàng, bạn nên vứt bỏ nó.
Các bạn nữ phải quan tâm hơn đến sức khỏe vùng kín của mình, hãy cố gắng chăm sóc vùng kín tốt nhất, tránh giặt chung đồ lót và các loại quần áo khác, nếu không sẽ dễ dẫn đến lây nhiễm vi khuẩn chéo và gây nguy hiểm cho sức khỏe vùng kín. Quần lót nên chọn loại làm bằng vải cotton sáng màu.
Nguồn và ảnh: Sohu, Womens Health
Phụ nữ hết kinh nguyệt BAO LÂU thì có thể quan hệ? Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng có thể giúp chị em ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả
Câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại nhận được sự quan tâm của nhiều người, bởi lẽ việc quan hệ tình dục khi tử cung chưa hoàn toàn hồi phục sau chuỗi ngày kinh nguyệt chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe chị em.
Một cô gái trẻ có biệt danh Xiaoyu đã viết thư cho tờ Sohu, nói rằng mình đang trong thời kỳ kinh nguyệt nhưng bạn trai vẫn "đòi hỏi". Cô lo sợ điều này có thể gây hại cho sức khỏe của mình, nhưng một mặt cũng rất sợ khiến bạn trai mất hứng thú. Cô nhắn hỏi chuyên gia rằng, liệu sau khi hết kinh nguyệt bao lâu thì cô có thể quan hệ trở lại mà không sợ làm hại "vùng kín".
Câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại nhận được sự quan tâm của nhiều người, bởi lẽ việc quan hệ tình dục khi tử cung chưa hoàn toàn hồi phục sau chuỗi ngày kinh nguyệt chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe chị em, cũng như ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
1. Sau khi hết kinh nguyệt bao lâu thì có thể quan hệ tình dục trở lại?
Chúng ta đều biết rằng việc sinh hoạt tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt là không nên bởi thời điểm này tử cung ở trạng thái mở, dễ gây viêm nhiễm phụ khoa.
Tuy nhiên, kể cả khi vừa hết kinh nguyệt thì chị em phụ nữ cũng không nên quan hệ ngay bởi vì thời điểm này, các lớp biểu bì vừa bị bong tróc do cọ xát. Dù không còn chảy máu nữa nhưng vẫn chưa thực sự hồi phục và tái tạo. Quan hệ tình dục trong thời điểm này có thể khiến chị em đối mặt với nguy cơ viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung...
Kết thúc kỳ kinh nguyệt được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí:
1. Âm đạo không có máu và không còn dịch tiết màu nâu hoặc vàng nhạt.
2. Tình trạng trên được duy trì trong 3 ngày.
Do đó, tốt nhất nên chờ 3 ngày sau khi vùng kín không ra máu để bảo vệ cơ quan sinh sản.
2. Tác hại của việc làm "chuyện ấy" khi kinh nguyệt chưa hết hoàn toàn
Kinh nguyệt là thời điểm dễ bị tổn thương nhất của mỗi người phụ nữ, nếu cứ nhất định làm "chuyện ấy" khi kinh nguyệt chưa hết toàn toàn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất của cả nam và nữ. Cụ thể là:
1. Dễ gây nhiễm trùng
Trong thời gian hành kinh, vùng kín phụ nữ không chỉ có máu mà còn chứa một lượng lớn virut, vi khuẩn... Lúc này nếu quan hệ sẽ khiến vi nấm xâm nhập vào cơ quan sinh sản của nam giới, lây nhiễm liên tục sẽ hình thành các bệnh viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt ...
Về phần nữ giới, lúc này nội mạc tử cung vẫn mở và rất dễ bị nhiễm bẩn, nếu trong lúc ân ái mà không cẩn thận thì sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc các bệnh phụ khoa cho chị em, nếu không điều trị đúng cách thì sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
2. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống lứa đôi
Quan hệ tình dục trong thời điểm chưa hết kinh nguyệt, do áp lực của phụ nữ tương đối cao nên dễ gây ra chứng lãnh cảm.
3. Dễ gây vô sinh
Ái ân khi chưa hết kinh dễ mắc các bệnh phụ khoa, xuất huyết âm đạo bất thường, nếu không chú ý hoặc không đi khám có thể dẫn đến vô sinh.
Ngoài ra khi vừa hết kinh nguyệt, phụ nữ không nên làm ngay những điều gì?
Đừng vận động quá mạnh
Ngay sau khi hết kinh, nội mạc tử cung vẫn chưa hoàn toàn hồi phục trở lại bình thường. Vì vây, nếu phụ nữ vận động quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa những tổn thương trong tử cung, có thể gây xuất huyết tử cung. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến toàn bộ chu kỳ kinh nguyệt về sau mà còn gây ra viêm nhiễm. Bạn vẫn có thể tập thể dục sau kỳ kinh nguyệt nhưng tốt nhất nên vận động nhẹ nhàng.
Đừng vội đi kiểm tra ngực
Khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sẽ có cảm giác đau ở ngực, thậm chí có khi còn sờ thấy cục sần bên trong vú. Nếu đi kiểm tra vú trong giai đoạn này sẽ khiến các bác sĩ khó phân biệt giữa tăng sản lành tính và khối u nhỏ. Thời điểm đi khám vú tốt nhất là 1 tuần sau khi kết thúc kỳ kinh.
Đừng đi khám phụ khoa ngay
Để không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa trong vòng từ 3 đến 7 ngày sau khi kinh nguyệt sạch sẽ. Lý do là thời điểm này cổ tử cung tương đối mềm, giảm bớt sự khó chịu và dễ lấy dịch âm đạo hơn.
Ăn nửa kg vải thiều mỗi ngày cùng nhiều loại hoa quả khác, mẹ bầu đau đớn mất con gần sát ngày dự sinh vì bệnh lý nguy hiểm Vải chứa một hàm lượng lớn đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt lúc bụng đói sẽ gây tiểu đường thai kỳ, nguy hiểm đến tính mạng người mẹ và em bé. Khi mang thai, người mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra được bụ bẫm, trắng trẻo, khỏe mạnh. Họ nghĩ rằng, cứ ăn nhiều trái cây sẽ tốt cho em bé...