3 nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ biếng ăn mà hầu như người lớn nào cũng thường mắc phải
Tình trạng trẻ biếng ăn không phải hiếm và nó khiến người làm cha, làm mẹ phải đau đầu, lo lắng. Thực tế, trẻ không muốn ăn cơm có thể do thói quen của người lớn gây ra.
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị biếng ăn
Bố mẹ cho trẻ ăn đồ ngọt quá sớm
Vị giác của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, cho nên thông thường dù là thực phẩm có vị nhạt hay thậm chí không mùi vị thì khi đưa vào miệng trẻ cũng trở nên có độ ngọt nhất định. Đây cũng là nguyên nhân mà nhiều người trong quá trình chăm con dễ mắc sai lầm. Người lớn thường dùng khẩu vị của bản thân để nêm nếm thức ăn và lấy đó làm tiêu chuẩn phán đoán khẩu vị của trẻ.
Không ít người nếm thử trước đồ ăn, nước uống và cảm thấy ngon, nhiều dinh dưỡng nên thoải mái cho trẻ ăn giống như vậy mà không biết rằng có thể đó là đồ ngọt hoặc có tác hại nhất định đối với trẻ nhỏ.
Ngoài ra, chúng ta cũng thường cho rằng trẻ con ăn một ít đồ ngọt cũng là chuyện bình thường và đó còn đem đến niềm vui thích cho trẻ. Chính quan niệm này mà bạn dễ có xu hướng cho con ăn ngọt quá sớm, trong khi đó vị ngọt luôn có kích thích lớn đến vị giác chưa hoàn thiện nhưng cực kỳ mẫn cảm ở trẻ nhỏ.
Kết quả là trẻ tiếp xúc và có thể “nghiện” đồ ngọt sớm dẫn đến mất hứng thú đối với cơm hoặc các bữa ăn chính, dẫn đến tình trạng biếng ăn, kén ăn mà bố mẹ thường đau đầu, khó khắc phục.
Trẻ không có sự yêu thích đối với việc ăn cơm
Thông thường mà nói, xúc giác và thị giác của trẻ nhỏ đều khá nhạy cảm. Chúng luôn có lòng hiếu kỳ to lớn và đối với đồ ăn cũng không ngoại lệ. Trong khi đó, có thể vì lý do công việc bận rộn mà bố mẹ không thật sự chăm chút cho bữa ăn của trẻ.
Video đang HOT
Nhiều người vì để tiết kiệm thời gian và công sức mà có thói quen cho trẻ ăn một hoặc một số ít thực phẩm nhất định. Lâu ngày gây ra nhàm chán, trẻ dễ bị ngán và không còn hứng thú khi ăn cơm. Thậm chí nếu không cải thiện sớm còn dễ khiến trẻ sinh ra tâm lý sợ ăn cơm.
Người lớn thường cho trẻ ăn vặt trước bữa cơm
Những trẻ ngoan ngoãn, ít hiếu động thì sẽ dễ hơn, nhưng nhiều trẻ khá nghịch ngợm và hay quấy nên bố mẹ thường dùng thức ăn vặt như một cách dỗ dành để trẻ ngồi yên. Hành vi này vô cùng bất lợi vì nó một mặt khiến trẻ nghiện ăn vặt, hấp thu nhiều chất có hại.
Mặt khác, đồ ăn vặt thường chứa nhiều đường, chất béo càng khiến trẻ có cảm giác no nên đến bữa cơm là “cự tuyệt” không muốn ăn. Dần dần, đồng hồ sinh học của trẻ bị thay đổi, chức năng tiêu hóa, hấp thu cũng bị rối loạn dẫn đến tình trạng biếng ăn kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Làm gì để hạn chế tình trạng trẻ biếng ăn do thói quen của người lớn?
Tập cho trẻ ăn uống ba bữa đúng giờ giấc
Nếu tình trạng sức khỏe của trẻ vẫn ổn định, bình thường mà trẻ chỉ biếng ăn do thói quen của bố mẹ thì bạn cần cải thiện ngay. Mỗi ngày ba bữa chính, bố mẹ nên cố gắng chế biến món ăn hợp lý và cho trẻ ăn đúng thời gian quy định.
Thói quen này giúp hệ tiêu hóa của trẻ được hoạt động tốt và hình thành thời gian biểu sinh hoạt khoa học ở trẻ. Ngoài ra, dù cưng con thế nào thì bố mẹ không nên cho trẻ ăn vặt mất kiểm soát. Mẹ có thể dành một phần ăn vặt giữa các bữa chính với thành phần có lợi và hạn chế về lượng ăn.
Đừng quên đầu tư cho các bữa ăn của trẻ
Để kích thích trẻ thích ăn và ăn ngon miệng, mẹ nên dành thời gian và tâm huyết chế biến nhiều món ăn ngon, bổ và đặc biệt là trình bày bắt mắt, hấp dẫn trẻ. Ngoài ra, nguyên liệu nấu ăn cho trẻ cũng nên lựa chọn đa dạng, thay đổi luân phiên để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và tạo sự phong phú cho trẻ ăn ngon hơn.
Mẹ cũng có thể mua chén, muỗng ăn cơm với màu sắc và hình ảnh vui tươi, sống động để tạo sự hứng thú cho trẻ trong bữa ăn. Đặc biệt, người lớn cần nhẹ nhàng và từng bước dẫn dắt thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ, không nên la mắng, đánh đòn vì dễ khiến trẻ sợ hãi chuyện ăn cơm.
Nguồn: Baby
Bác sĩ Việt chia gan người chết não cùng lúc cứu sống hai bệnh nhân
Gan của người chết não được chia thành 2 phần, một ghép cho trẻ em, phần còn lại cho người lớn.
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã mạnh dạn thực hiện một kỹ thuật khó, hiếm được áp dụng trên thế giới đó là tiến hành chia gan của một người hiến tạng chết não để ghép cùng lúc cho 2 bệnh nhân. Người hiến là bệnh nhân nam 30 tuổi, bị chấn thương sọ não nặng.
Người nhận thứ nhất là bệnh nhân nhi 8 tuổi bị suy gan - hôn mê gan do xơ gan mất bù. Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa đồng và teo đường mật bẩm sinh - một sự kết hợp giữa 2 bệnh lý hiếm và nặng và cần ghép gan cấp cứu. Bệnh nhân thứ hai là một người đàn ông 49 tuổi bị ung thư gan trên nền gan xơ.
Hiện tại, hậu phẫu ngày 6 sau ghép, hai bệnh nhân đã tự thở, tỉnh táo, các chức năng của gan mới đã hoạt động tốt và hòa hợp với người nhận.
Bệnh nhi đang hồi phục sau ca ghép gan. Ảnh: BVCC.
Ca mổ kéo dài suốt 16 tiếng được bắt đầu từ 7h30 và kết thúc lúc 23h30 ngày 9/3, không chỉ lấy gan để ghép cho bệnh nhân mà còn cùng lúc lấy đa tạng để cứu sống nhiều người. Trong đó, một bệnh nhân ghép tim, 2 bệnh nhân ghép thận. Ngoài ra, các bác sĩ còn lấy các đoạn mạch máu để gửi vào Ngân hàng mô bảo quản để ghép cho các bệnh nhân khác.
Chia gan để ghép được thực hiện đầu tiên vào năm 1988 tại Mỹ. Ở thời kỳ đầu, kỹ thuật này chủ yếu chia cho 2 bệnh nhân nhận là người lớn, đến nay đã áp dụng cho trường hợp 1 người lớn và 1 trẻ em. Gan được chia ngay trong cơ thể lúc tim đang đập.
Kỹ thuật này cho phép thời gian sống của mảnh ghép tương đương với mô hình ghép toàn bộ từ người chết não hoặc từ người hiến sống.
Bệnh nhân trong ca chia gan để ghép đang dần hồi phục. Ảnh: BVCC.
Tuy nhiên, kỹ thuật này rất khó thực hiện bởi các bác sĩ không nắm được giải phẫu của gan người hiến trước khi chia, đồng thời cùng lúc phải thực hiện kỹ thuật ghép gan cho 2 bệnh nhân, đòi hỏi mỗi trung tâm y tế phải có 3 kíp kỹ thuật có thể ghép được gan và trong điều kiện cấp cứu.
Chính vì vậy, kỹ thuật chia gan để ghép hiện nay chưa phổ biến trên thế giới. Thậm chí, với Mỹ - quốc gia ghép gan nhiều nhất thế giới - số ca áp dụng kỹ thuật mới chỉ chiếm 1%. Còn tại châu Âu, tỷ lệ này là 6%. Một số trung tâm không tiến hành kỹ thuật chia gan do tính chất phức tạp.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện ca ghép gan cho người lớn đầu tiên tại nước ta vào năm 2007. 3 năm sau, bệnh viện tiếp tục thực hiện thành công ca ghép gan từ người cho chết não đầu tiên tại Việt Nam.
Hiện tại, bệnh viện đã chủ động trong hầu hết kỹ thuật ghép gan như ghép toàn bộ từ người cho chết não, ghép gan bán phần từ người cho sống, giảm thể tích gan từ người cho chết não để ghép.
Tính tới nay, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện tổng số 62 ca ghép gan, chiếm trên 50% toàn bộ số ca ghép của cả nước.
Theo Zing
Ho từng cơn, người đàn ông trung niên mắc ho gà Ngày 8/3 Bệnh viện Bạch Mai thông tin đang điều trị bệnh nhân trung niên 43 tuổi mắc ho gà. Với bác sĩ điều trị, đây là lần đầu tiên gặp bệnh ho gà ở người lớn sau vài chục năm làm nghề. Trước đó, ngày 26/2/2019, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận bệnh nhân (BN) Ong Văn T....