3 người trong gia đình mắc ung thư, bác sĩ phát hiện nguyên nhân ở trong nhà bếp
Ung thư ngoài yếu tố di truyền, thói quen sống không tốt cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh, câu chuyện dưới đây chính là ví dụ điển hình.
Tiểu Phương (Thâm Quyến, Trung Quốc), năm nay 29 tuổi, nhưng cô vẫn chưa kết hôn. Bình thường cô sống với bố mẹ, ngoài đi làm, cơ bản Tiểu Phương đều ăn cơm ở nhà. Theo Tiểu Phương điều này vừa tiết kiệm tiền, vừa được ăn uống đảm bảo. Tuy nhiên gần đây, Tiểu Phương cảm thấy cơ thể có bất thường, làm gì cũng cảm thấy mệt mỏi, sụt cân nhanh. Đồng thời, cha mẹ Tiểu Phương cũng xuất hiện tình trạng tương tự, nhưng cả gia đình 3 người đều không chú ý.
Tuy nhiên, một lần khi đang nấu ăn tại nhà, Tiểu Phương đột nhiên bị ngất xỉu, bố mẹ cô vội vàng đưa con gái đến bệnh viện cấp cứu. Tại đây, khi chụp CT kiểm tra, bác sĩ phát hiện phần gan của Tiểu Phương có bóng mờ, cuối cùng chẩn đoán cô bị ung thư gan. Sau khi nghe bác sĩ nói kết quả, cha mẹ Tiểu Phương vô cùng sốc, họ tạm thời không thể chấp nhận sự thật này và trực tiếp ngất xỉu.
Tiểu Phương đột nhiên bị ngất xỉu
Các bác sĩ lại vội vàng cứu chữa cho cha mẹ Tiểu Phương, và không may mắn, bố mẹ Tiểu Phương khi kiểm tra cũng phát hiện bị ung thư gian. Một gia đình 3 người cùng phát hiện ung thư gan, cùng ôm nhau khóc lớn trong bệnh viện. Bác sĩ cũng rất nghi ngờ bởi cả gia đình Tiểu Phương không ai hút thuốc, cũng không uống rượu, vậy rốt cuộc lý do gì khiến họ mắc bệnh. Sau một số tìm hiểu, bác sĩ phát hiện, chất gây ung thư đã ở trong nhà bếp của Tiểu Phương 10 năm. Thủ phạm chính là… cái thớt.
Rất nhiều người già có tính tiết kiệm, một chiếc thớt có thể được sử dụng trong vài năm, thậm chí là chục năm, rõ ràng trên thớt đã xuất hiện nấm mốc nhưng cho rằng chỉ cần rửa bằng nước sôi là lại có thể tiếp tục sử dụng. Trên thực tế, điều này rất nguy hiểm. Bởi vì thớt sau khi bị nấm mốc, nó tạo ra aflatoxin, một chất gây ung thư mạnh, có thể dẫn đến ung thư gan, thậm chí thớt được khử trùng ở nhiệt độ 100 C trong 20 giờ, cũng không loại bỏ được chất độc này.
Chiếc thớt đã sử dụng 10 năm là thủ phạm gây ung thư của gia đình Tiểu Phương
Aflatoxin gây tổn hại lớn cho gan, thời gian dài ăn phải lượng nhỏ aflatoxin có thể gây ngộ độc mãn tính, về lâu dài có thể gây tổn thương gan, thậm chí là dẫn đến ung thư gan. Cuối cùng, gia đình 3 người của Tiểu Phương cũng đã nghe lời khuyên của bác sĩ tiến hành hóa trị.
Qua trường hợp này bác sĩ nhắc nhở: 3 loại đồ vật này cần vứt bỏ ngay lập tức:
Video đang HOT
1. Đũa gỗ sử dụng trong thời gian dài
Bản thân đũa không phát triển chất gây hại, nhưng khi chúng ta sử dụng đũa tre, gỗ để ăn các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như đậu phộng và ngô. Trong khe đũa đũa dễ dàng lưu trữ tinh bột, sinh ra nấm mốc. Ngoài ra, khi rửa đũa gỗ, đũa không được phơi khô, trong môi trường ẩm ướt cũng sẽ phát sinh vi khuẩn. Do đó, kiến nghị đũa chỉ nên sử dụng tối đa 3 tháng và cần phải thay đũa mới.
2. Các loại dầu kém chất lượng hoặc dầu ép thủ công
Dầu đậu phộng ép, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, vẫn sẽ có một lượng lớn aflatoxin, do trong quá trình ép dầu sẽ lẫn những hạt đậu phộng bị mốc. Aflatoxin được phân loại là một loại chất gây ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới. Tiêu thụ lâu dài aflatoxin có thể gây ngộ độc gan và thậm chí gây ung thư gan.
3. Các loại hạt bị đắng
Thông thường, nếu bạn ăn các loại hạt đã thay đổi mùi vị, bạn phải nhổ nó ra và súc miệng kịp thời, bởi vì vị đắng của các loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân… là aflatoxin được tạo ra trong quá trình nấm mốc. Ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Hà Vũ (Dịch theo Aboluowang)
Theo vietnamnet
Nữ tiến sĩ 31 tuổi với hơn 500 ngày chống lại căn bệnh ung thư vú, cảnh tỉnh giới trẻ bỏ ngay những thói quen này
Trong blog của mình, Vu Quyên đã ghi lại quá trình chống ung thư vú của bản thân. Nhật ký "Cuộc đời chưa kết thúc" của Vu Quyên đã làm rung động trái tim mọi người.
Vu Quyên (còn gọi là Tiểu Vu) là một nữ giảng viên ưu tú của Đại học Phục Đán, cô có người chồng hết mực yêu thương vợ con, cùng cậu con trai kháu khỉnh, đáng yêu. Không ngờ khi 31 tuổi cô bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Mắc bệnh ung thư 2 năm, chống chọi với ung thư hơn 500 ngày. Trong blog của mình, Vu Quyên đã ghi lại quá trình chống ung thư của bản thân. Nhật ký "Cuộc đời chưa kết thúc" của Vu Quyên đã làm rung động trái tim mọi người.
Tiểu Vu bắt đầu suy nghĩ về lý do tại sao cô bị ung thư. Bởi từ trước cô luôn nghĩ, bệnh ung thư rất khó xảy ra với với cơ thể cô. Vu Quyên nói: "Thứ nhất, tôi không có di truyền, thứ 2 thể chất tôi rất tốt, thứ 3 tôi vừa mới cho con bú được 1 năm, thứ 4 là ung thư vú phải từ 45 tuổi trở lên, tôi mới chỉ có 31 tuổi", tất cả đều vô lý, nhưng khi cô nghiêm túc xem lại những thói quen trong cuộc sống của bản thân thì phát hiện ra, chính những thói quen này là nguyên nhân gây ung thư.
1. Ăn quá nhiều các loại thực phẩm nhiều chất béo
Vu Quyên viết trong blog: "Tôi sống theo sở thích, ăn uống thường dùng bát to, tôi cũng rất thích ăn thịt, uống chút rượu". Các thí nghiệm trên động vật phát hiện ra rằng cho chuột ăn thức ăn nhiều chất béo, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú.
Tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ hiện nay ngày càng cao, bởi chế độ ăn nhiều chất béo, lượng calo như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, thịt cừu và các loại thực phẩm giàu chất béo khác càng làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư vú.
2. Thường xuyên ngủ muộn
Học bài, thi chứng chỉ, làm nghiêm cứu, hát karaoke... đến đêm. Mỗi buổi tối của Vu Quyên rất phong phú, sau khi bị ung thư cô đột nhiên tỉnh ngộ: "Có công việc, xem phim cũng tốt, hát karaoke cũng tốt, nghĩ lại chẳng qua chỉ là cảm giác tận hưởng, sau khoảnh khắc đó, cơ thể phải nhận hậu quả".
Có công việc, xem phim cũng tốt, hát karaoke cũng tốt, nghĩ lại chẳng qua chỉ là cảm giác tận hưởng, sau khoảnh khắc đó, cơ thể phải nhận hậu quả.
Kết quả nghiên cứu gần đây, phụ nữ làm ca đêm trong 3 năm liên tiếp, sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 40% so với những phụ nữ làm việc bình thường. Nếu làm ca đêm hơn ba năm, xác suất mắc bệnh sẽ cao hơn 60%. Ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến giảm melatonin và tăng tiết estrogen, làm tăng nguy cơ ung thư vú.
3. Có tính hiếu thắng, tư tưởng cạnh tranh cao
Vu Quyên nói: "Mọi người kiểm tra trình độ thâm niên, tôi cũng muốn kiểm tra, mọi người muốn thi CFA (Chứng chỉ ngành đầu tư tài chính), tôi cũng muốn thi, mọi người muốn thi luật, tôi cũng muốn thi... Vì vậy trước mỗi kỳ thi khoảng 2 tuần tôi phải tập trung trí nhớ rất cao, thường rất đau đầu, mệt mỏi. Khi mệt mỏi nhất định phải ngủ 2, 3 ngày mới có thể trở lại bình thường".
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm lâu dài, hoặc trải nghiệm tiêu cực về tinh thần và tâm lý có thể dễ dàng dẫn đến các rối loạn cơ quan bên trong cơ thể của phụ nữ. Trong đó, vết thương tinh thần và những bất hòa trong gia đình, môi trường làm việc cũng là một trong những lý do quan trọng dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư vú ngày càng trẻ hóa và ngày càng cao.
4. Môi trường không thích hợp
"Tôi luôn sống trong môi trường xung quanh ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và khủng hoảng an toàn thực phẩm, khi khả năng miễn dịch bị giảm vì áp lực quá lớn, cộng thêm thời gian dài mệt mỏi, đã khiến toàn bộ mọi thứ trong cơ thể nổ tung".
Việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa cao, tia cực tím hoặc tiếp xúc lâu dài với hóa chất có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú.
Dữ liệu cho thấy rằng việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa cao, tia cực tím hoặc tiếp xúc lâu dài với hóa chất có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú. Đặc biệt là những người hút thuốc lá lâu dài hoặc thụ động hít phải khói thuốc phụ có xác suất mắc ung thư vú cao hơn.
Chồng của Vu Quyên, Triệu Bân Nguyên, là phó giáo sư tại Đại học Giao thông Thượng Hải. Nhìn vào blog do Vu Quyên để lại, anh đau khổ: "Mặc dù cả hai chúng tôi đều có trình độ học vấn cao, nhưng đối với phương diện về sức khỏe chúng tôi không tìm hiểu nhiều, cũng không phải là rất quan tâm. Tôi hi vọng thông qua những chia sẽ của Vu Quyên, nhắc nhở mọi người nên chú ý đến sức khỏe của bản thân, tránh xa những thói quen không có lợi cho sức khỏe".
(Nguồn: QQ)
Theo Helino
2 vợ chồng phát hiện ung thư cùng 1 lúc: Bác sĩ khẳng định nguyên nhân là món ăn tiện lợi và rẻ bèo mà nhiều gia đình thích Một cặp vợ chồng thường cùng nhau vui, cùng nhau buồn, nhưng cũng có những gia đình cùng nhau mắc bệnh. Trên thực tế, đã có rất nhiều cặp vợ chồng cùng mắc 1 căn bệnh ung thư khác nhau, nhưng nguyên nhân không đến từ yếu tố lây nhiễm mà là ở thói quen sống tai hại. Theo Sohu, chị Huynh, 39...