3 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình tại Zimbabwe
Ngày 1/8, 3 người đã thiệt mạng tại thủ đô Harare khi cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử trở nên bạo lực và quân đội tiến hành nổ súng vào đám đông.
Người dân biểu tình tại thủ đô Harare, Zimbabwe. Ảnh: Internet
Những diễn biến này đang đe dọa hy vọng về một cuộc bầu cử lịch sử, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước Zimbabwe. Nó cũng làm mờ đi những nỗ lực về một thời đại công bằng cởi mở mà ông Mnangagwa muốn thiết lập sau khi Zimbabwe trải qua nhiều thập kỷ cai trị dưới quyền ông Mugabe.
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh lãnh đạo đảng đối lập MDC Nelson Chamisa khẳng định đảng ZANU-PF gian lận kết quả bầu cử. Kết quả cuộc bầu cử đã bị hoãn công bố 24 giờ so với dự kiến. Phía EU cho biết điều này cũng làm giảm đi tính khách quan và minh bạch của cuộc bầu cử đầu tiên tại nước này sau nhiều thập kỷ.
Những người biểu tình ủng hộ đảng Phong trào Vì sự thay đổi dân chủ (MDC) đối lập đã tràn ra đường phố của thủ đô Harare để phản đối kết quả bầu cử. Bạo lực và đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát đã phát sinh ngay sau đó. Người phát ngôn cảnh sát, Charity Charamba cho biết vẫn chưa xác định được danh tính 3 người thiệt mạng trong vụ biểu tình. Cô cũng nói rằng quân đội đã được triển khai tại thủ đô Harare theo yêu cầu của cảnh sát, do cảnh sát không thể đối phó được với tình trạng bạo lực nổ ra sau khi đảng cầm quyền giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua.
Video đang HOT
Đảng ZANU-PF cầm quyền cáo buộc phe đối lập đã kích động tình trạng bạo lực làm gián đoạn cuộc bầu cử và khiến lực lượng chức năng phải can thiệp.
Đáp lại, MDC đã cáo buộc Ủy ban Bầu cử Zimbabwe ( ZEC) làm sai lệch kết quả bầu cử theo hướng có lợi cho đảng cầm quyền và quân đội đã sử dụng các biện pháp quá mạnh tay, không có lý do rõ ràng, dẫn đến cái chết của thường dân không có vũ trang.
Người phát ngôn của ông Chamisa nói rằng: “Chúng ta đã thấy quân đội xuất hiện và nổ súng vào đám đông dân thường mà không có lý do chính đáng nào”.
Ngày 1/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo và người dân Zimbabwe “kiềm chế và phản đối mọi hành vi bạo lực trong lúc chờ đợi kết quả bầu cử cũng như giải pháp cho những bất đồng.”
Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Harare đã kêu gọi lực lượng chức năng sử dụng các biện pháp một cách kiềm chế và khẳng định sẽ theo dõi sát sao những diễn biến tiếp theo của bầu không khí chính trị tại quốc gia này.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa ngày 1/8 đã kêu gọi người dân bình tĩnh sau khi xảy ra đụng độ giữa những người ủng hộ phe đối lập và lực lượng cảnh sát ở trung tâm thủ đô Harare.
HV (Theo Reuters)
Theo congluan
Tổng thống 93 tuổi Zimbabwe từ chức, chấm dứt 37 năm cầm quyền
Tuyên bố từ chức của Tổng thống Robert Mugabe có hiệu lực ngay tức thì.
Ảnh của ông Mugabe được gỡ khỏi Trung tâm hội nghị quốc tế ở thủ đô Harare.
"Tôi, Robert Mugabe, căn cứ vào điều 96 của Hiến pháp, từ nay chính thức từ chức với hiệu lực ngay tức thì", Chủ tịch Quốc hội Zimbabwe Jacob Mudenda đọc to bức thư của ông Mugabe trước Hạ viện ngày 21.11.
Sau một tuần chịu sức ép từ lực lượng quân đội, người đứng đầu chính phủ Zimbabwe đã chính thức từ bỏ quyền lực của mình. "Quyết định từ chức của tôi là tự nguyện, bắt nguồn từ sự quan tâm của tôi tới cuộc sống người dân. Tôi mong muốn một sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ, hòa bình, không bạo lực", ông Mugabe viết trong thư.
Ngay khi quyết định từ chức của ông Mugabe được đưa ra, các nghị sĩ trong quốc hội nước này đã hò reo ăn mừng. Trên đường phố thủ đô Harare, hàng ngàn người đổ ra đường ca hát, nhảy múa.
Người dân Zimbabwe đổ ra đường ăn mừng.
Cuộc chính biến tại Zimbabwe bắt đầu từ ngày 14.11 và khiến vợ chồng ông Mugabe chịu sự quản thúc tại gia. Một số thành viên đảng Zanu-PF cầm quyền yêu cầu ông Mugabe từ chức, bất chấp sự phản đối gay gắt đương kim tổng thống. Trước đó, ông Mugabe sa thải phó tổng thống Emmerson Mnangagwa và dọn đường cho vợ là Grace Mugabe trở thành tân tổng thống.
Ông Mugabe giữ chức Thủ tướng Zimbabwe năm 1980, khi Cộng hòa Zimbabwe chính thức thành lập. Đến tháng 12.1987, ông trở thành Tổng thống cho tới ngày nay.
Dự kiến, cựu Phó tổng thống Emmerson Mnangagwa sẽ là người lãnh đạo đất nước châu Phi này trong thời gian tới. Ông Emmerson được gọi bằng biệt danh "Cá sấu" và được cho là từng khiến ít nhất 2 vạn người bị giết thập niên 1980.
Theo Danviet
Tuyên bố 15 tỷ USD kim cương "bốc hơi", cựu tổng thống Zimbabwe bị triệu tập Quốc hội Zimbabwe dự kiến triệu tập cựu Tổng thống Robert Mugabe để điều tra việc ông từng cáo buộc 15 tỷ USD kim cương "bốc hơi" khỏi một mỏ của nước này. Cựu Tổng thống Robert Mugabe (Ảnh: Reuters) Theo AFP, năm 2016, Tổng thống Zimbabwe khi đó là ông Robert Mugabe nói rằng 15 tỷ USD doanh thu kim cương đã...