3 người phụ nữ có công lớn giúp thế giới chống Covid-19

Theo dõi VGT trên

Cuộc chiến chống lại Covid-19 của thế giới có sự góp phần không nhỏ của những người phụ nữ đã tạo ra vắc xin, góp phần giúp các nước đang phát triển có thể tiếp cận nguồn cung.

3 người phụ nữ có công lớn giúp thế giới chống Covid-19 - Hình 1

Katalin Kariko, người đứng sau thành công của công nghệ mRNA. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH THE NEW YORK TIMES

Gần một năm rưỡi kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là một đại dịch và virus SARS-CoV-2 vẫn gây ra tác động tàn khốc trên toàn cầu. Trong cuộc chiến chống Covid-19, nhiều người phụ nữ làm việc trong các ngành khoa học đang ở tuyến đầu. Đó có thể là các nhân viên y tế hoặc những người nghiên cứu vắc xin hoặc phương pháp điều trị Covid-19. Nhờ họ, thế giới trở nên an toàn hơn. Họ cũng là niềm cảm hứng để các trẻ em gái tham gia vào khoa học.

Nhà khoa học Oxford

Một trong những nhà khoa học nữ đã đóng góp to lớn cho công cuộc chống dịch của thế giới là bà Sarah Gilbert, giáo sư về vắc xin tại Viện Jenner của Đại học Oxford (Anh). Bà và các cộng sự là người đã nghiên cứu thành công vắc xin ngừa Covid-19 Oxford/AstraZeneca.

Bà mẹ ba con này đã nghiên cứu vắc xin sốt rét, cúm và Ebola. Khi dịch MERS-CoV (hội chứng hô hấp Trung Đông) bùng lên, bà Gilbert bắt đầu phát triển vắc xin cho loại virus corona này.

3 người phụ nữ có công lớn giúp thế giới chống Covid-19 - Hình 2

Bà Sarah Gilbert, giáo sư về vắc xin tại Viện Jenner của Đại học Oxford (Anh). Ảnh CHỤP MÀN HÌNH BBC

Tuy nhiên, vắc xin MERS chỉ mới thử nghiệm lần thứ hai thì đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020 ở Trung Quốc. Nhà khoa học này nhận ra rằng mình có thể tạo ra vắc xin Covid-19 tương tự cách đã làm với MERS. Do đó, bà và nhóm của mình đã nhanh chóng bắt tay vào việc thiết kế vắc xin ngừa Covid-19.

Sự cố gắng của họ đã mang đến thành tựu lớn. Ngày 23.11.2020, Đại học Oxford và đối tác AstraZeneca công bố vắc xin ngừa Covid-19 do họ hợp tác sản xuất có hiệu quả từ 70-90%. Đến nay, vắc xin của Oxford/AstraZeneca đã được 121 quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép sử dụng, theo thống kê của Wego Travel Blog.

Điều đặc biệt hơn nữa là vắc xin này chỉ được bán với giá 3 USD/liều và công ty AstraZeneca cũng hứa sẽ không thu lợi khi đại dịch đang diễn ra, giúp các nước đang phát triển và nước nghèo có thể tiếp cận vắc xin.

Công nghệ mRNA

Video đang HOT

Dù không trực tiếp tạo ra vắc xin Covid-19 như bà Sarah Gilbert, bà Katalin Kariko, nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) và phó chủ tịch cấp cao của BioNTech, là người đứng sau thành công của công nghệ mRNA. Nhờ công nghệ này, các công ty Pfizer/BioNTech và Moderna đã tạo ra vắc xin ngừa Covid-19 có hiệu quả cao.

Con đường khoa học của bà Kariko không suôn sẻ. Người phụ nữ sinh ra và lớn lên tại Hungary này liên tục phải trải qua thử thách. Được đào tạo ngành hóa sinh và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Szeged, Hungary, bà Kariko chọn làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Sinh học của trường. Đến năm 1985, khi chương trình nghiên cứu hết kinh phí, bà Kariko cùng chồng và con gái 2 tuổi đến Mỹ để bà có thể làm việc tại Đại học Temple ở Philadelphia. Năm 1989, bà chuyển sang nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania.

3 người phụ nữ có công lớn giúp thế giới chống Covid-19 - Hình 3

Bà Katalin Kariko. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH THE BOSTON GLOBE

Bà Kariko tập trung vào ứng dụng y học của mRNA. Tuy nhiên, ý tưởng dùng mRNA để chống lại bệnh tật của bà khi đó được xem là không có khả năng thành công. Bà nộp đơn xin tài trợ hết lần này đến lần khác nhưng đều bị từ chối. Trong thời gian đó, bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và bị Đại học Pennsylvania giáng cấp vào năm 1995. Tuy vậy, bà vẫn kiên trì với ý tưởng nghiên cứu của mình.

Chính trong thời gian khó khăn đó, bà Kariko gặp được bác sĩ miễn dịch học Drew Weissman vào năm 1997. Ông Weissman nhanh chóng nhận ra tiềm năng của nghiên cứu này và đồng ý cùng tham gia với bà Kariko.

Năm 2005, bà Kariko và ông Weissman công bố kết quả nghiên cứu của mình. Họ đã thành công trong việc đưa mRNA vào tế bào mà không gây ra phản ứng mạnh.

Công trình của họ nhận được sự chú ý của Derrick Rossi, người đã cùng các đồng nghiệp lập nên công ty Moderna vào năm 2010. Hai nhà sáng lập BioNTech, ông Ugur Sahin và vợ là Ozlem Tureci, cũng thấy được tiềm năng của công nghệ mRNA trong sản xuất dược phẩm. Từ đó, thành tựu nghiên cứu của bà Kariko được áp dụng rộng rãi trong việc giúp thế giới chống lại đại dịch.

Người mang vắc xin đến nước nghèo

Không đóng góp trực tiếp vào quá trình nghiên cứu ra các loại vắc xin Covid-19, song, bà Aurélia Nguyen là người có vai trò quan trọng trong việc giúp các nước đang phát triển tiếp cận vắc xin. Người phụ nữ này đang chịu trách nhiệm điều phối chương trình COVAX do Liên minh Toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh Sáng kiến Sẵn sàng Đối phó Đại dịch (CEPI) phối hợp thực hiện.

Trên cương vị đó, bà Nguyen phải quản lý nguồn quỹ do các quốc gia đóng góp và đảm bảo ký được thỏa thuận mua vắc xin Covid-19 để chia sẻ miễn phí cho những nước ít nguồn lực hơn.

3 người phụ nữ có công lớn giúp thế giới chống Covid-19 - Hình 4

Bà Aurélia Nguyen. Ảnh GAVI

Đây là công việc không dễ dàng vì COVAX phải cạnh tranh với những nước giàu để lấy được nguồn vắc xin cần thiết. Dù vậy, tính đến ngày 24.8, COVAX đã phân phối hơn 215 triệu liều vắc xin cho 138 quốc gia và lãnh thổ tham gia cơ chế này, trong đó có Việt Nam.

Bà Nguyen lấy bằng thạc sĩ Chính sách y tế, kế hoạch và tài chính của Trường Vệ sinh và Y Nhiệt đới ở London (Anh), và của Trường Kinh tế London. Bà Nguyen gia nhập GAVI năm 2011. Trước đó, bà đảm nhận một số vị trí cấp cao tại hãng dược GlaxoSmithKline.

Người phụ nữ này cũng được tạp chí Time vinh danh trong danh sách 2021 TIME100 NEXT tôn vinh “100 cá nhân đang định hình tương lai cho lĩnh vực của họ và xác định thế hệ lãnh đạo tiếp theo”.

Bà Sarah Gilbert - "bộ óc" đằng sau vắc xin Covid-19 AstraZeneca

Vắc xin Covid-19 của AstraZeneca/Oxford trở thành phao cứu sinh cho hàng triệu người nhờ tính hiệu quả, dễ bảo quản và giá rẻ.

Điều này có được là nhờ vào bà Sarah Gilbert - "mẹ đẻ" của vắc xin này.

Bà Sarah Gilbert - bộ óc đằng sau vắc xin Covid-19 AstraZeneca - Hình 1

Giáo sư Sarah Gilbert và búp bê Barbie phiên bản chính bà (Ảnh: PA).

Giữa lúc đại dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới, ngày 23/11/2020, Đại học Oxford và đối tác AstraZeneca công bố thông tin quan trọng: vắc xin ngừa Covid-19 do họ hợp tác sản xuất có hiệu quả từ 70-90%.

Thông báo này đã đặt nền móng cho quá trình phê duyệt loại vắc xin AstraZeneca giúp thế giới đối phó với đại dịch Covid-19. Giờ đây, vắc xin AstraZeneca đã được sử dụng rộng rãi tại hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới, góp phần cứu sống hàng triệu người trong đại dịch.

Nhưng ít người biết rằng, "mẹ đẻ" của AstraZeneca, giáo sư Sarah Gilbert, đã phải chạy đua với thời gian, làm việc không biết mệt mỏi để cùng các đồng nghiệp cho ra đời vắc xin này.

Con đường không trải đầy hoa hồng

Bà Gilbert là giáo sư chuyên ngành vắc xin tại Viện Nghiên cứu Jenner của Đại học Oxford, một trong những trung tâm nghiên cứu y khoa hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, con đường đi đến thành công của bà như hôm nay không trải đầy hoa hồng.

Bà sinh năm 1962, trong một gia đình có cha là nhân viên văn phòng và mẹ là giáo viên tiếng Anh ở Kettering, một thị trấn ở Northamptonshire, miền Trung nước Anh. Bà sau đó tốt nghiệp cử nhân ngành sinh học từ Đại học East Anglia, rồi tiếp tục nhận bằng tiến sĩ hóa sinh chuyên ngành di truyền học tại Đại học Hull, cả hai trường đều không thuộc nhóm các đại học tinh hoa ở Anh.

Sau khi học xong tiến sĩ, bà bắt đầu làm việc trong môi trường công nghiệp trước khi quay trở lại môi trường hàn lâm, tham gia vào nhóm nghiên cứu của giáo sư y khoa Adrian Hill tại Viện Nghiên cứu Jenner để bắt đầu những nghiên cứu về vắc xin chống sốt rét vào năm 1994. Việc đó của bà đã giúp vắc xin ngừa sốt rét ra đời.

Cuộc sống của bà gặp thử thách khi bà sinh con, một ca sinh ba. Sau thời gian nghỉ thai sản, gia đình nhà nữ khoa học trẻ bắt đầu gặp khó khăn để trở lại với công việc nghiên cứu. "Tiền đưa chúng đi nhà trẻ còn nhiều hơn thu nhập của tôi lúc đó", bà Gilbert nhớ lại. Vì vậy, chồng bà, nhà khoa học Rob Blundell, đã hy sinh sự nghiệp để chăm sóc con cái.

"Đã có lúc tôi định từ bỏ nghề nghiên cứu khoa học và làm gì đó khác", bà chia sẻ. Cuối cùng bà Gilbert đã không làm vậy và vẫn tiếp tục con đường nghiên cứu. Đó là quyết định đã góp phần dẫn đến sự ra đời của vắc xin AstraZeneca.

Con trai Freddie của bà mô tả về mẹ mình là một người rất ủng hộ con và luôn làm những điều tốt nhất cho con. Cả ba người con đều tự quyết định nghề nghiệp và con đường của mình, nhưng rồi tất cả cũng đều chọn nghiên cứu về sinh hóa học ở trường đại học. Bạn bè và đồng nghiệp ở trường đại học mô tả bà là một người tận tâm, trầm lặng, cương quyết và là một người "gan góc thực sự".

Tại Oxford, tiến sĩ Gilbert nhanh chóng trở thành một giáo sư tại Viện Jenner danh giá. Tại đây, bà thiết lập một nhóm nghiên cứu riêng với tham vọng tạo ra một loại vắc xin có thể chống được nhiều chủng loại cúm khác nhau. Năm 2014, bà dẫn đầu việc thử nghiệm vắc xin Ebola. Khi Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) xuất hiện, bà đã sang tận Ả rập Xê út với hy vọng phát triển được một loại vắc xin dành cho chủng virus corona này.

Thành quả vắc xin AstraZeneca

Bà Sarah Gilbert - bộ óc đằng sau vắc xin Covid-19 AstraZeneca - Hình 2

Vắc xin AstraZeneca (Ảnh: The Times).

Nhưng khi vắc xin MERS chỉ mới thử nghiệm lần thứ hai thì đại dịch Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc vào đầu năm 2020. Bà nhanh chóng nhận ra mình có thể phát triển vắc xin Covid-19 tương tự cách đã làm với MERS. "Chúng tôi đã hành động nhanh chóng", giáo sư Teresa Lambe, đồng nghiệp của bà Gilbert tại Oxford, cho biết.

Theo BBC , chỉ trong một tuần sau khi các nhà khoa học Trung Quốc công bố cấu trúc di truyền của loại virus mới, nhóm của bà Gilbert đã thiết kế xong vắc xin Covid-19.

Nhưng kinh phí đâu ra để thử nghiệm lâm sàng, một việc vô cùng tốn kém và mất thời gian? Đây là vấn đề hóc búa được đặt ra. Bà Gilbert đã tích cực thuyết phục các đề tài khác trợ giúp kinh phí, kêu gọi chính phủ tài trợ và cả nhóm đã vui mừng trước tin chính phủ Anh hỗ trợ kinh phí 22 triệu bảng Anh thử nghiệm và sản xuất vắc xin.

Bà Gilbert sau đó chạy đua với thời gian trong bối cảnh số ca tử vong trên toàn cầu tăng nhanh vì Covid-19. Bà làm việc có khi từ 4 giờ sáng đến tận tối muộn. Đầu tháng 4/2020, lô vắc xin đầu tiên được sản xuất để chuẩn bị cho việc thử nghiệm. Bà Gilbert mô tả rằng quá trình này là một loạt những bước nhỏ liên tiếp nhau, chứ không phải là một khoảnh khắc phát hiện bùng nổ nào đó.

"Ngay từ đầu, chúng tôi đã xem đây là một cuộc chạy đua với virus, không phải cuộc chạy đua với các nhà phát triển vắc xin khác... Là người đã phát minh ra loại vắc xin này, tôi có thể kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhưng tôi từ chối nhận bằng sáng chế vắc xin. Tôi không muốn độc quyền sáng chế vì tôi muốn chia sẻ công nghệ này để mọi người có thể sản xuất vắc xin", báo The Star dẫn lời bà Gilbert.

Theo mong muốn của bà Gilbert, AstraZeneca cam kết không thu lợi nhuận từ vắc xin Covid-19 trong đại dịch. Và giá vắc xin này vẫn sẽ được giữ nguyên với các nước đang phát triển, kể cả khi đại dịch kết thúc.

Năm 2020, bà Gilbert là một trong số các nữ nhà khoa học được hãng truyền thông BBC vinh danh trong danh sách 100 Phụ nữ Tiêu biểu của năm trên toàn cầu vì những đóng góp không mệt mỏi cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Mới đây, bà Sarah Gilbert lại được tôn vinh theo cách độc đáo: được tặng một mẫu búp bê Barbie tạo hình của chính bà.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp QuốcÔng Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc
10:25:24 06/02/2025
Tỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính MỹTỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ
07:01:37 05/02/2025
Hối hận muộn màng của nước AnhHối hận muộn màng của nước Anh
21:31:25 04/02/2025
Trung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của MỹTrung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của Mỹ
07:17:04 05/02/2025
Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung QuốcÔng Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc
22:17:38 04/02/2025
Phản ứng dữ dội sau đề xuất chấn động của ông Trump về GazaPhản ứng dữ dội sau đề xuất chấn động của ông Trump về Gaza
21:49:06 05/02/2025
Bí ẩn thông số độ cao trong thảm kịch hàng không khiến 67 người chếtBí ẩn thông số độ cao trong thảm kịch hàng không khiến 67 người chết
19:26:06 04/02/2025
Nga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạmNga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạm
06:39:36 06/02/2025

Tin đang nóng

Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúcRộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc
11:27:45 06/02/2025
Bé gái trộm bộ trang sức trị giá 3,4 tỷ đồng của mẹ để bán với giá chỉ 200.000 đồng, mục đích phía sau gây tranh cãiBé gái trộm bộ trang sức trị giá 3,4 tỷ đồng của mẹ để bán với giá chỉ 200.000 đồng, mục đích phía sau gây tranh cãi
15:33:45 06/02/2025
Video 23 giây nghi Từ Hy Viên tuyệt vọng khóc nức nở, nói những điều kỳ lạ trước khi qua đờiVideo 23 giây nghi Từ Hy Viên tuyệt vọng khóc nức nở, nói những điều kỳ lạ trước khi qua đời
13:45:27 06/02/2025
Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"
11:07:44 06/02/2025
Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim!Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim!
13:08:29 06/02/2025
Trấn Thành đã bị đánh bạiTrấn Thành đã bị đánh bại
13:36:22 06/02/2025
Phản ứng gắt của ông trùm showbiz khi bị nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy ViênPhản ứng gắt của ông trùm showbiz khi bị nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên
13:53:57 06/02/2025
Xử phạt đối tượng đăng thông tin sai sự thật về an ninh trật tự ở huyện Cư KuinXử phạt đối tượng đăng thông tin sai sự thật về an ninh trật tự ở huyện Cư Kuin
12:51:32 06/02/2025

Tin mới nhất

Ý tưởng tiếp quản Gaza và di dời người Palestine nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế

Ý tưởng tiếp quản Gaza và di dời người Palestine nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế

16:25:09 06/02/2025
Một trong những nghĩa vụ lớn nhất của một thế lực chiếm đóng được quy định tại Điều 49 của Công ước Geneva. Điều này cấm một thế lực chiếm đóng di dời hoặc di dời người dân khỏi một vùng lãnh thổ.
Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân của Liên bang Nga đối mặt vấn đề nghiêm trọng

Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân của Liên bang Nga đối mặt vấn đề nghiêm trọng

15:55:31 06/02/2025
Ban đầu được thiết kế để bay sát mặt biển và tấn công tàu chiến, nhưng Liên bang Nga ngày càng sử dụng nó để tấn công các mục tiêu trên bộ ở Ukraine, nơi nhược điểm về độ chính xác của nó được bộc lộ rõ ràng.
Kế hoạch kiểm soát Gaza của Tổng thống Trump gây phản ứng dữ dội tại Trung Đông

Kế hoạch kiểm soát Gaza của Tổng thống Trump gây phản ứng dữ dội tại Trung Đông

15:51:37 06/02/2025
Tuy nhiên, nhiều nước trong khu vực cho rằng kế hoạch này không chỉ làm thay đổi hiện trạng Gaza mà còn có thể ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine.
Phong trào Hồi giáo Hamas và hàng loạt quốc gia phản đối kế hoạch của Mỹ tại Gaza

Phong trào Hồi giáo Hamas và hàng loạt quốc gia phản đối kế hoạch của Mỹ tại Gaza

15:48:45 06/02/2025
Trong khi đó, Ai Cập kêu gọi nhanh chóng tái thiết Gaza, đồng thời lưu ý Chính quyền Palestine nên "đảm nhận nhiệm vụ của mình" và người dân không phải rời khỏi dải đất này.
Cảnh sát Bỉ truy lùng kẻ nã súng ngoài ga tàu điện ngầm ở Brussels

Cảnh sát Bỉ truy lùng kẻ nã súng ngoài ga tàu điện ngầm ở Brussels

15:09:34 06/02/2025
Người phát ngôn cảnh sát cho biết các nhân chứng nghe thấy tiếng súng vào khoảng 6h sáng cùng ngày theo giờ địa phương bên ngoài ga tàu điện ngầm gần trung tâm thành phố Brussels.
Nhật Bản sẽ tăng cường hạ tầng cấp thoát nước sau vụ sập đường

Nhật Bản sẽ tăng cường hạ tầng cấp thoát nước sau vụ sập đường

12:34:14 06/02/2025
Theo kế hoạch 5 năm hiện tại, kết thúc ngày 31/3/2026, Nhật Bản phân bổ khoảng 15.000 tỷ yên (tương đương 97,9 tỷ USD) cho các dự án cơ sở hạ tầng để tăng cường khả năng phục hồi sau thảm họa.
Ukraine muốn vũ khí hạt nhân nếu không được vào NATO

Ukraine muốn vũ khí hạt nhân nếu không được vào NATO

12:21:24 06/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi Mỹ cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine nếu không chấp nhận kết nạp Kyiv vào NATO.
Lãnh đạo Mexico và Canada đã làm gì để ông Trump hoãn áp thuế?

Lãnh đạo Mexico và Canada đã làm gì để ông Trump hoãn áp thuế?

12:16:12 06/02/2025
Về phía Mexico, Tổng thống Sheinbaum lại thể hiện cách tiếp cận mềm mỏng hơn, tập trung vào quan hệ đối tác trong các cuộc đàm phán với ông Trump và thể hiện thiện chí bằng cách không đưa ra những biện pháp trả đũa ngay lập tức.
Đằng sau chuyện khỉ tấn công du khách ở đền Angkor Wat

Đằng sau chuyện khỉ tấn công du khách ở đền Angkor Wat

10:35:27 06/02/2025
Cơ quan Quốc gia Apsara quản lý khu đền Angkor Wat ở Campuchia cảnh báo du khách nên tránh xa những đàn khỉ, đồng thời nêu nhận định về việc chúng thường tấn công du khách.
Hạ viện Philippines thông qua kiến nghị luận tội Phó tổng thống Sara Duterte

Hạ viện Philippines thông qua kiến nghị luận tội Phó tổng thống Sara Duterte

10:13:25 06/02/2025
Việc luận tội Phó tổng thống Philippines Sara Duterte được chuyển lên thượng viện sau khi kiến nghị được thông qua tại hạ viện, dù bà kiên quyết phủ nhận sai phạm.
Căng thẳng mới trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung sau đòn thuế quan

Căng thẳng mới trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung sau đòn thuế quan

06:46:34 06/02/2025
Tuy nhiên, cơ quan này cần thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế mới trước khi cho phép các bưu kiện từ Trung Quốc tiếp tục nhập cảnh vào Mỹ.
Di dời 5.000 hộ gia đình Palestine ở Bờ Tây

Di dời 5.000 hộ gia đình Palestine ở Bờ Tây

06:44:22 06/02/2025
Trước đó, hôm 21/1, quân đội Israel cho biết đã mở chiến dịch an ninh mang tên Tường sắt (Iron Wall) ở thành phố Jenin và các khu vưc khác thuộc phía Bắc Bờ Tây nhằm truy lùng và phá hủy cơ sở hạ tầng của các nhóm vũ trang Palestine.

Có thể bạn quan tâm

Từ Hy Viên đột ngột qua đời: Nghi vấn "dàn xếp" và những bí ẩn chưa lời đáp?

Từ Hy Viên đột ngột qua đời: Nghi vấn "dàn xếp" và những bí ẩn chưa lời đáp?

Sao châu á

16:30:03 06/02/2025
Từ Hy Viên đột ngột qua đời tại Nhật Bản vào ngày 2/2, nhưng gia đình quyết định không chôn cất mà giữ tro cốt tại nhà. Cùng với những tình tiết xung quanh cái chết của cô, khiến nhiều người đặt nghi vấn về việc liệu đây là một sự dàn x...
Chiếc váy ngắn đầy mê hoặc cho mùa xuân hè 2025

Chiếc váy ngắn đầy mê hoặc cho mùa xuân hè 2025

Thời trang

16:23:24 06/02/2025
Chiếc váy ngắn với sức quyến rũ nổi loạn từ những năm 2000 dự báo sẽ gây sốt trở lại trong xuân hè 2025 khi được sửa đổi theo phong cách hiện đại.
Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ

Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ

Netizen

15:36:37 06/02/2025
Mới đây, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh vụ việcxảy ra sáng ngày 6/2 tại Hải Trung - Hải Hậu - Nam Định khiến nhiều người thót tim.
Sự hết thời của 1 sao hạng A: 7 năm không ai mời đóng phim, tính cách dối trá ai cũng chán ghét

Sự hết thời của 1 sao hạng A: 7 năm không ai mời đóng phim, tính cách dối trá ai cũng chán ghét

Hậu trường phim

15:31:25 06/02/2025
Dù đã mở họp báo công khai xin lỗi vì lừa dối khán giả nhưng Ngô Tôn vẫn bị chỉ trích, tẩy chay khỏi showbiz. Fan cứng đồng loạt quay lưng khiến danh tiếng của anh tụt dốc không phanh.
Tuyển tập 4 phim 18+ hay nhất 4 năm gần đây: Xem không phí tiền mạng

Tuyển tập 4 phim 18+ hay nhất 4 năm gần đây: Xem không phí tiền mạng

Phim âu mỹ

15:27:59 06/02/2025
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 4 bộ phim 18+ xuất sắc nhất trong 4 năm gần đây, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ấn tượng.
"Quốc bảo nhan sắc" Hàn Quốc 28 năm vẫn đẹp vô địch thiên hạ, phim mới vừa nhìn đã biết siêu phẩm cực hay

"Quốc bảo nhan sắc" Hàn Quốc 28 năm vẫn đẹp vô địch thiên hạ, phim mới vừa nhìn đã biết siêu phẩm cực hay

Phim châu á

15:25:42 06/02/2025
Năm 2025, màn ảnh Hàn có nhiều bộ phim truyền hình đầy hứa hẹn được lên sóng, một trong số đó là Mercy for None (tạm dịch: Không thương xót) của nam thần So Ji Sub.
Trúng số độc đắc sau 16h30 chiều mai (6/2/2025), 3 con giáp phát tài phát lộc

Trúng số độc đắc sau 16h30 chiều mai (6/2/2025), 3 con giáp phát tài phát lộc

Trắc nghiệm

15:22:51 06/02/2025
Theo tử vi 12 con giáp, 3 tuổi sau được dự đoán phú quý suốt đời, vận mệnh vượng phát, làm gì cũng thuận lợi.Tử vi ngày mới của 12 con giáp cho thấy thứ Năm 6/2/2025,
Dàn Anh trai "say hi", gia đình Hoa dâm bụt xuất hiện trong MV của Erik

Dàn Anh trai "say hi", gia đình Hoa dâm bụt xuất hiện trong MV của Erik

Nhạc việt

15:22:36 06/02/2025
Tối 5/2, Erik chính thức tung ra teaser MV Dù cho tận thế (vẫn yêu em) , mở màn cho một sản phẩm âm nhạc hứa hẹn bùng nổ đầu năm 2025.
Danh sách những người nổi tiếng với "bệnh ăn cắp vặt"

Danh sách những người nổi tiếng với "bệnh ăn cắp vặt"

Sao âu mỹ

15:19:03 06/02/2025
Không ồn ào như chuyện của Winona nhưng nhiều ngôi sao khác cũng khiến khán giả choáng váng vì tội ăn cắp vặt.
Nhan sắc khác lạ của Lisa, lộ 1 điểm trên gương mặt trước giờ vốn là điểm yếu

Nhan sắc khác lạ của Lisa, lộ 1 điểm trên gương mặt trước giờ vốn là điểm yếu

Nhạc quốc tế

15:14:56 06/02/2025
Sáng 6/2 (theo giờ Việt Nam), Lisa bất ngờ đánh úp teaser MV mới Born Again, lần đầu hợp tác với Doja Cat và Reay.
Con trai NS Lê Giang lên tiếng khi netizen yêu cầu can ngăn mẹ vụ drama chê phim Trấn Thành

Con trai NS Lê Giang lên tiếng khi netizen yêu cầu can ngăn mẹ vụ drama chê phim Trấn Thành

Sao việt

15:07:53 06/02/2025
Giữa lúc câu chuyện trở nên ồn ào, Duy Phước - con trai của Lê Giang cũng bị réo gọi vào lùm xùm. Trước những bình luận căng thẳng từ netizen, Duy Phước xin ghi nhận và mong khán giả hoan hỉ bỏ qua.