3 người chết và mất tích, hơn 1.000 ngôi nhà hư hỏng do giông lốc, mưa đá
Chiều nay 8.5, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) cho biết, giông lốc, mưa đá và gió mạnh đã gây thiệt hại về người và tài sản ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Thuận và Đồng Nai.
Theo thống kê, có 3 người chết và mất tích trên biển. Trong đó, 1 người mất tích do chìm thuyền nan trên vùng biển tỉnh Quảng Bình, 2 người chết và mất tích trên vùng biển tỉnh Quảng Trị.
Ngoài ra, có 1.003 ngôi nhà tốc mái, hư hỏng. Trong đó, Lào Cai có 204 nhà, Hà Giang 27 nhà, Tuyên Quang 88 nhà, Cao Bằng 471 nhà, Nghệ An 165 nhà, Quảng Trị 41 nhà, Bình Thuận 2 nhà và Đồng Nai 5 nhà.
7.581 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 16 con gia súc bị chết; 1.005 m mương sạt lở; 3 tàu chìm, hư hỏng (Quảng Trị 2 tàu, Thừa Thiên – Huế 1 tàu).
Video đang HOT
Lực lượng chức năng đưa tàu cá bị dạt lên bờ ra biển ở Thừa Thiên – Huế. Ảnh N.X
Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai yêu cầu các địa phương trên tiếp tục rà soát, tổ chức tìm kiếm người mất tích; đồng thời ứng phó với mưa giông diện rộng và mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày hôm nay 8.5, ở Bắc bộ, khu vực nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ đã có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to.
Lượng mưa tính từ 7 giờ – 15 giờ ngày 8.5 có nơi trên 70 mm như: xã Phước Hòa (H.Bác Ái, Ninh Thuận) 88,6 mm; xã Măng Tố (H.Tánh Linh, Bình Thuận) 79, 6 mm; Đắk Sin (H.ĐắK Rlấp, Đắk Nông) 76, 8 mm; H.Đạ Tẻh (Lâm Đồng) 96,2 mm…
Theo dự báo, chiều tối và đêm 8.5, ở khu vực tây bắc Bắc bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10 – 30 mm, có nơi trên 50 mm.
Từ chiều tối 8.5 đến ngày 9.5, ở khu vực nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ có mưa rào và rải rác có giông, cục bộ có mưa to (thời gian xảy ra mưa giông tập trung vào chiều và tối), với lượng mưa 20 – 40 mm/24 giờ, có nơi trên 70 mm/24 giờ.
Mưa giông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. Mưa to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa dông kèm lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh.
Báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An cho biết, chiều 7/5, trên địa bàn huyện Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương đã xảy ra mưa dông kèm lốc, gió giật mạnh làm 1 người bị thương; 75 nhà bị tốc mái; 6 nhà bị sập. Bên cạnh đó, 1 trường học bị tốc mái; 3 cột điện chiếu sáng bị gãy đổ.
Các địa phương cần chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh (Ảnh minh họa: B.T)
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, ngày 8/5, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ. Phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa trời chuyển mát, nhiệt độ thấp nhất ở phía Đông Bắc Bộ phổ biến 21 - 24 độ C, vùng núi có nơi dưới 21 độ C.
Đáng chú ý,ngày 8/5, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20 - 50mm/24h, có nơi trên 80mm/24h.
Từ ngày 8/5, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to (thời gian xảy ra mưa dông tập trung vào chiều và tối), với lượng mưa 10 - 30mm/24h, có nơi trên 50mm/24h. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó. Trong đó, các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa dông kèm lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh.
Ngoài ra, tổ chức trực ban, thường xuyên nắm bắt tình hình thiên tai; báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Giông lốc sau đợt nắng như đổ lửa gây nhiều thiệt hại ở Huế, Quảng Trị Giông lốc xảy ra sau đợt nắng nóng như đổ lửa ở Huế, Quảng Trị khiến nhiều diện tích lúa bị đổ ngã, nhà cửa tốc mái, tàu cá bị chìm... Sáng 8/5, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCCC&TKCN tỉnh Quảng Trị cho biết, mưa lớn cùng giông lốc, gió mạnh xảy ra vào chiều tối 7 và rạng sáng 8/5...