3 người chết, hơn 200 người bị thương do xe lửa tông xe tải ở Mỹ
Nhà chức trách địa phương cho biết ngày 27-6, một đoàn tàu hỏa đã va chạm với một chiếc xe tải ở bang Missouri của Mỹ.
Vụ tai nạn làm 3 người chết và hơn 200 người khác bị đa chấn thương.
Đoàn tàu từ Los Angeles đến Chicago đã bị tai nạn và trật bánh ở đoạn gần thành phố Mendon, bang Missouri – Ảnh chụp màn hình: AP
Theo Hãng tin AFP, 7 trong số 8 toa của đoàn tàu Amtrak đi từ Los Angeles đến Chicago đã bị tai nạn và trật bánh. Đoàn tàu tông vào một chiếc xe tải tại một điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ gần thành phố Mendon, bang Missouri.
Trong cuộc họp báo sau vụ tai nạn ngày 27-6, ông Justin Dunn, người phát ngôn của Cơ quan Tuần tra xa lộ bang Missouri, cho biết: “Việc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn đang ở giai đoạn đầu và chưa có thông tin cụ thể ở thời điểm này”. Ông xác nhận có 3 người chết và hơn 200 người bị thương.
Video đang HOT
Đoàn tàu chở hơn 200 hành khách và 12 thành viên khác thuộc tổ tàu. Điểm giao cắt nơi xảy ra vụ tai nạn không có đèn hay thiết bị điều khiển điện tử để gây sự chú ý.
Hình ảnh trên mạng xã hội của người đi tàu tại hiện trường cho thấy các toa tàu bị lật nghiêng giữa một cánh đồng ngô (bắp). Nhiều hành khách phải trèo ra cửa sổ và cửa ra vào để ra ngoài.
Bà Dax McDonald viết trên Twitter: “Chuyến tàu tôi đang đi bị trật bánh khi đang hướng tới bang Iowa, đoạn gần Mendon của Missouri”.
Hình ảnh đoàn tàu bị trật bánh do bà Dax McDonald chụp và đăng trên Twitter
Trước đó một ngày, một đoàn tàu khác do Công ty Amtrak điều hành cũng va chạm với một xe khách tại một điểm giao cắt ở California, khiến ba người tử vong.
Kế hoạch giám sát điện tử đối với người tị nạn ở Anh gây phẫn nộ
Bộ Nội vụ Anh đã bị cáo buộc "đổ lỗi cho nạn nhân" sau khi khởi động một kế hoạch gắn thẻ điện tử cho những người tị nạn đến nước này.
Theo kế hoạch thí điểm kéo dài 12 tháng, bắt đầu vào tuần trước, một số người đến Anh trên những chiếc thuyền nhỏ từ Pháp hoặc ở phía sau xe tải sẽ được gắn thẻ điện tử, theo Guardian.
Bộ Nội vụ Anh cho biết cuộc thử nghiệm sẽ xem xét liệu giám sát điện tử có thể giúp duy trì liên lạc thường xuyên với người di cư. Cơ quan này cũng sẽ thu thập dữ liệu về số người bỏ trốn sau khi được bảo lãnh nhập cư.
Theo kế hoạch này, những người nhập cư đến Anh bằng thuyền nhỏ sẽ được gắn thẻ điện tử. Ảnh: AP.
Nội các Anh đã phải đối mặt với lời kêu gọi từ bỏ "trò hề của một chính sách" sau khi đề xuất rằng những người không được đưa đến Rwanda gần đây có thể nằm trong nhóm đầu tiên được gắn thẻ.
Tuy nhiên, các nhà phê bình nói rằng không có bằng chứng cho thấy những người xin tị nạn đang bỏ trốn. Clare Moseley, người sáng lập tổ chức từ thiện Care4Calais, cho biết: "Tôi nghĩ điều đó thật thái quá. Người tị nạn nói chung không bỏ trốn. Họ ở đây để xin tị nạn, vậy tại sao họ lại làm vậy? Họ không phải là tội phạm, họ là nạn nhân".
Theo ông, kế hoạch này cho thấy chính phủ "về cơ bản là đang đổ lỗi cho nạn nhân".
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bảo vệ kế hoạch vào ngày 18/6. Ông cho biết điều quan trọng là những người nhập cảnh vào đất nước này không "biến mất" khỏi hệ thống.
Thủ tướng Anh cho biết "khi mọi người đến đây bất hợp pháp, khi họ vi phạm pháp luật, điều quan trọng là chúng ta phải phân biệt được điều đó".
Stephen Kinnock, quan chức phụ trách vấn đề nhập cư của đảng đối lập, cho biết chính sách này là "một nỗ lực tuyệt vọng khác nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của công chúng khỏi thực tế".
Đó là việc "dưới thời bộ trưởng Nội vụ này, các quyết định về tị nạn đã giảm mạnh, tình trạng tồn đọng ngày càng tăng, và họ hoàn toàn không giải quyết được các băng nhóm tội phạm".
Alistair Carmichael, phát ngôn viên về vấn đề nội vụ của đảng Dân chủ Tự do, cho biết: "Đây gần giống như một nỗ lực kiên quyết nhằm lãng phí càng nhiều tiền của người nộp thuế càng tốt. Mỗi ngày, họ làm lung lay truyền thống tôn trọng mọi người của Anh".
Trước đó, theo một thỏa thuận, chính phủ Anh có kế hoạch đưa một số người di cư đến Rwanda, nơi các yêu cầu xin tị nạn của họ sẽ được xử lý. Nếu thành công, họ sẽ ở lại quốc gia châu Phi này, thay vì trở về Anh. Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải nhiều chỉ trích của các chính trị gia đối lập.
Chủ đề bao trùm Giải báo chí Covering Climate Now Các phẩm đoạt Giải báo chí Covering Climate Now được đánh giá cao vì đã thể hiện được tính cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu, đưa ra các "giải pháp phong phú" và truyền cảm hứng cho người dân và các nhà hoạch định chính sách hành động. Băng lở từ sông băng Apusiajik ở gần Kulusuk, Greenland, ngày...