3 ngày sau khi bị bắt tạm giam, sức khỏe bà Nguyễn Phương Hằng ra sao?
Sau khi bị bắt giam, bà Nguyễn Phương Hằng bị sốc, cự cãi, không hợp tác với cơ quan điều tra.
Công an mời các đối tượng livestream cùng bà Nguyễn Phương Hằng lên làm việc
Ngày 27/3, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vẫn đang thụ lý điều tra vụ án lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam.
Trước đó, hôm 24/3, Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng về hành vi trên.
Bà Nguyễn Phương Hằng thời điểm bị khởi tố, bắt giam.
Một nguồn tin cho hay, thời điểm bị bắt, bà Nguyễn Phương Hằng rất sốc và cự cãi, không hợp tác với cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, bà Nguyễn Phương Hằng đã ổn định cả về tinh thần lẫn sức khỏe, hợp tác với cơ quan điều tra.
Ngoài ra, hiện Công an TP.HCM đã mời các đối tượng tham gia tổ chức livestream cùng bà Nguyễn Phương Hằng lên làm việc.
Video đang HOT
“”Từ đó, sẽ điều tra, xử lý theo quy định pháp luật tùy theo tính chất, mức độ của các đối tượng vi phạm”, một nguồn tin nói.
Bị công an mời lên làm việc vì kêu gọi biểu tình, đòi quyền lợi cho CEO Đại Nam
Ngày 27/3, Công an TP.HCM đã phối hợp với Công an tỉnh Bình Dương mời đối tượng Lê Văn Phụng (32 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương), chủ tài khoản Tiktok kêu gọi biểu tình ủng hộ bà Nguyễn Phương Hằng lên trụ sở làm việc.
Đối tượng Lê Văn Phụng tại cơ quan công an.
Qua điều tra, ngày 26/3, Lê Văn Phụng đã sử dụng tài khoản mạng xã hội TikTok có tên @phunguniexport đăng tải 1 video có nội dung kêu gọi nhiều người tham gia biểu tình ủng hộ bà Nguyễn Phương Hằng trước cổng khu du lịch Đại Nam.
Làm việc với công an, Phụng thừa nhận vào trưa 26/3 có đăng tải video nói trên lên mạng TikTok nhưng không có mục đích gì khác ngoài việc câu like, câu view.
Ngoài ra, Công an TP.HCM cũng đang xác minh, điều tra những đối tượng tung tin thất thiệt việc bà Nguyễn Phương Hằng được thả tại ngoại sau khi bị bắt giữ.
Yêu cầu làm rõ vụ hành hung người và cản trở báo chí trước cổng tòa Thủ Dầu Một
Trước trụ sở tòa án và có mặt của công an nhưng nhóm người ngang nhiên túm cổ áo, tát người đàn ông, đồng thời uy hiếp, cản trở nhà báo tác nghiệp.
Một người đàn ông bị đám đông hành hung trước cổng trụ sở TAND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương vì bị cho là không ủng hộ bà Phương Hằng - Ảnh: T.D.
Ngày 30-12, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại tá Trịnh Ngọc Quyên - giám đốc Công an tỉnh Bình Dương - cho biết đã yêu cầu Công an TP Thủ Dầu Một xử lý, báo cáo về việc xảy ra tình trạng lộn xộn trước cổng TAND TP Thủ Dầu Một khi tòa xét xử một vụ án có liên quan tới bà Nguyễn Phương Hằng (Công ty cổ phần Đại Nam).
"Tôi đang dự hội nghị của ngành ở Hà Nội nhưng có nghe thông tin và đã yêu cầu cơ quan liên quan báo cáo để xử lý" - đại tá Quyên cho biết.
Cũng trong ngày 30-12, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Bình Dương có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương đề nghị xác minh, xử lý vi phạm quyền tác nghiệp của nhà báo.
Tụ tập đông người trước cổng TAND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương chiều 29-12 - Ảnh: TUẤN DUY
Trước đó, chiều 29-12, trước cổng TAND TP Thủ Dầu Một xảy ra cảnh lộn xộn.
Hàng trăm người có mặt trước cổng tòa tạo thành những đám đông ồn ã, có thời điểm quốc lộ 13, tuyến đường huyết mạch của tỉnh Bình Dương, bị ùn tắc.
Bà Nguyễn Phương Hằng đến TAND TP Thủ Dầu Một trước sự vây quanh của đám đông. Trong khi đó, nhiều video ghi lại cảnh một số người được cho là những người không ủng hộ bà Phương Hằng bị đám đông uy hiếp. Thậm chí, có người còn bị túm cổ áo, bị tát và nhiều người khác cầm điện thoại vừa quay phim vừa phát sóng trực tiếp và uy hiếp, chửi bới.
Mặc dù trước cổng tòa án nhiều cảnh sát giao thông, công an có mặt nhưng việc đám đông tụ tập, uy hiếp người dân vẫn diễn ra.
Trong video ghi lại sự việc, một người đàn ông bị đám đông la hét "quýnh nó!", đám đông chất vấn "sao mày chửi bà Hằng?". Người đàn ông trong video trả lời "không chửi" nhưng vẫn bị hai người phụ nữ và một người đàn ông khác túm áo và tát vào mặt.
Đối với hoạt động báo chí, có ít nhất ba phóng viên bị đám đông uy hiếp, cản trở tác nghiệp. Trước sự hung hãn của nhóm người, phóng viên đã rời đi nhưng đám đông vẫn bám theo, gí sát điện thoại vào mặt để livestream (phát sóng trực tiếp).
"Đề nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương tiến hành xác minh thông tin, xử lý hành vi vi phạm pháp luật nếu có và có các biện pháp để đảm bảo hoạt động tác nghiệp của phóng viên báo chí, bảo vệ danh dự, an toàn sức khỏe, tính mạng của nhà báo trong quá trình hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh" - ông Lê Hữu Phước, chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Bình Dương, kiến nghị.
Một phóng viên bị đám đông uy hiếp, cản trở tác nghiệp trước cổng TAND TP Thủ Dầu Một chiều 29-12 - Ảnh: T.D.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, ngày 29-12, TAND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Mai Xuân Cường (31 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp, TP.HCM) 1 năm tù, cho hưởng án treo về tội cưỡng đoạt tài sản của bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam).
Theo cáo trạng, Cường có quen biết với một người phụ nữ tên L.. Người này gửi cho Cường một số bức ảnh khỏa thân của bà Hằng nhờ Cường gửi cho bà Hằng để yêu cầu bà Hằng không công kích bà L. trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, khi có những bức hình khỏa thân của bà Hằng, Cường lại hăm dọa và gửi số tài khoản, yêu cầu bà Hằng chuyển tiền cho mình.
Sau khi chuyển 2 triệu đồng, bà Hằng đến cơ quan công an tố cáo hành vi của Cường. Công an TP Thủ Dầu Một đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Cường.
Nhà báo Hàn Ni trình báo khẩn cấp bà Nguyễn Phương Hằng 'đe dọa giết người' Chiều 22.11, bà Hàn Ni cho biết đã trình báo khẩn cấp đến Công an TP.HCM và địa phương về việc trong ngày 21.11 bà Nguyễn Phương Hằng đã livestream tuyên bố sẽ truy cùng đuổi tận nhà báo Hàn Ni. Chiều 22.11, bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni, Báo Sài Gòn Giải Phóng) cho biết trong ngày bà đã...