3 nét đẹp Việt Nam mà 200 Trang phục dân tộc cho Khánh Vân thiếu trầm trọng: Xích lô hay Vải thiều?
Thông qua hàng trăm mẫu thiết kế được hé lộ, cuộc thi tìm kiếm Trang phục dân tộc cho Khánh Vân vẫn đang thiếu những nét văn hóa độc đáo của Việt Nam như: Miệt vườn trái cây, văn hóa giao thông hoặc một ngành nghề truyền thống riêng biệt.
Điểm mới của cuộc thi tìm kiếm Trang phục dân tộc cho Khánh Vân tại Miss Universe 2020 chính là có sự góp mặt của các thí sinh ở bảng All-star. Sự thay đổi mới mẻ này được kì vọng sẽ mang lại một làn gió mới đầy kịch tính.
Sau khi cuộc thi “nhá hàng” những thiết kế ở bảng All-star, không thể phủ nhận sự kì công về ý tưởng, độc đáo về câu chuyện, chặt chẽ về bố cục đã thu hút sự chú ý của khán giả và ngay lập tức chiếm đầu bảng về lượt like và share. Kết quả này một phần chứng tỏ sự trưởng thành của các thí sinh năm xưa còn lúng túng trong việc “châm bút khai ngòi” nay đã chuyên nghiệp hơn về việc xây dựng ý tưởng.
Khi “gu” chọn hoa hậu tại đấu trường Miss Universe những năm gần đây đang dần thay đổi, hướng về những vẻ đẹp truyền cảm hứng mạnh mẽ tới cộng đồng, điều này cũng khiến những bộ National Costume đơn giản, phản ánh rõ cái riêng, cái độc đáo, mang tính “đặc sản” của các quốc gia càng được ban giám khảo để mắt.
Cùng điểm danh lại 3 nét đẹp mang tính chất riêng biệt của văn hóa Việt Nam mà cuộc thi tìm kiếm Trang phục dân tộc cho Khánh Vân tại Miss Universe 2020 đang thiếu trầm trọng.
Xích lô, xe gắn máy – văn hóa giao thông đặc trưng của Việt Nam
Hình ảnh những chiếc xích lô Việt Nam chở khách du lịch trên từng con hẻm nhỏ đã để lại dấu ấn đẹp đẽ trong mắt bạn bè quốc tế. Trong khi đó, xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu ở Việt Nam cả về số lượng cũng như khối lượng vận chuyển hàng hóa.
Mùa giải 2019, thiết kế “Xe xích lô” từng nhận được rất nhiều sự ủng hộ của khán giả không phải ở sự đồ sộ mà chính nằm ở việc gần gũi, tôn vinh một nét đẹp, phương tiện vận chuyển người của Việt Nam.
Độc đáo, cá tính chính là những lời khen dành tặng cho thiết kế “Xe máy” tham gia mùa giải 2019.
Khi nhãn quan của thế giới về khái niệm National Costume được “thả xích” cũng đồng nghĩa với việc trang phục dân tộc đi dự thi quốc tế không nhất thiết phải là quốc phục, mà đơn giản đó chính là một nét văn hóa thực hiện đúng vai trò chuyên chở tinh hoa dân tộc đến bạn bè thế giới. Việc đưa một phương tiện giao thông vào trong từng thiết kế không còn quá xa lạ với fan sắc đẹp.
Ngoài việc tôn vinh một loại linh vật của nước bạn Lào, người đẹp Vichitta Phonevilay còn gửi gắm đến bạn bè quốc tế một thông điệp: Con voi cũng chính là một phương thức vận chuyển độc đáo và truyền thống của quê hương mình.
Sẽ rất bất ngờ nếu như một thiết kế được lấy ý tưởng từ xích lô, xe gắn máy xuất hiện tại chặng đua tìm kiếm Trang phục dân tộc cho Khánh Vân năm nay.
Trái cây nhiệt đới: National Costume “Vải thiều Lục Ngạn”, “Nho Ninh Thuận”
Đi qua nhiều mùa giải hoa hậu khác nhau, rất nhiều lần khán giả bắt gặp hình hình ảnh những “vựa trái cây” đặc trưng của quốc gia là niềm cảm hứng cho mỗi bộ trang phục dân tộc. Xuyên qua cái nhìn dưới lăng kính nghệ thuật, hình ảnh quả sầu riêng, măng cụt lại mang tính biểu tượng rất nên thơ.
Tại cuộc thi Miss Universe 2014, đại diện Curacao đã gây ấn tượng với bộ trang phục dân tộc lấy cảm hứng từ quả lahara – một loại cam đắng để sản xuất rượu nổi tiếng của hòn đảo sa mạc bên kia bán cầu.
Tại cuộc thi Miss Grand Thailand 2017, Aoom Phingcham chơi lớn với thiết kế được lấy ý tưởng từ quả sầu riêng.
Một loại trái cây khác đó là quả măng cụt cũng được các thí sinh Miss Grand Thailand cách điệu rất bắt mắt.
Giữa hàng trăm họa tiết mang âm hưởng dân gian như mái đình, chim hạc, rồng phượng việc một bộ trang phục lấy thế mạnh từ chính quê hương Việt, đó là một đất nước miền nhiệt đới đầy nắng gió với những miệt vườn trái cây mát lạnh chắc chắn sẽ ấn tượng không kém cạnh sầu riêng, lahara của nước bạn.
Vải thiều Lục Ngạn, nho Ninh Thuận là những trái cây cực kì nổi tiếng khắp năm châu bố bể những vẫn chưa xuất hiện trên bất kỳ thiết kế trang phục dân tộc nào.
Một nét đẹp Việt Nam độc nhất như “Nàng Mây”
Ở mùa giải 2016, điều góp phần không nhỏ dẫn đến chiến thắng của “Nàng Mây” chính là tạo được yếu tố khác biệt tại một sân chơi đòi hỏi bản sắc riêng. Việc tôn vinh nghệ thuật đan lát thể hiện qua trang phục chứng minh cho tiềm năng cải thiện, phát triển đột phá về mọi mặt của những ngành nghề thủ công truyền thống lâu đời Việt Nam.
Thực tế dễ nhận thấy, sở dĩ các đối thủ nước bạn như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc những năm gần đây đã chiến thắng ở hạng mục giải thưởng National Costume nằm ở việc họ luôn đề cao chất liệu dân gian, tiết chế màu sắc, hạn chế trong việc mô phỏng quá đà, chú trọng yếu tố trình diễn nhưng lại đậm đà bản sắc riêng.
Dưới đây là một số những thiết kế ấn tượng của mùa giải trước khi phản ánh đúng cuộc sống lao động, ngành nghề truyền thống mà tại cuộc thi năm nay đang còn thiếu:
“Nàng lụa” từng để lại ấn tượng ở mùa giải trước khi kể về ngành nghề truyền thống dệt lụa lâu đời của Việt Nam. Trong khi đó, lụa chính là sản phẩm công nghiệp nổi tiếng trên thế giới.
“Tinh hoa thổ cẩm” đầy rực rỡ đã chiếm trọn tình cảm của khán giả tại cuộc thi vào năm 2019.
Ngành nghề ra khơi đánh bắt cũng là màu sắc đang thiếu tại cuộc thi năm nay.
Miền Tây thu nhỏ với những hình ảnh chợ nổi, ghe thuyền rất Việt Nam.
Cuộc sống ngư dân vùng biển với cánh buồm ra khơi hiện lên rất sống động.
Có lẽ khán giả rất muốn nhìn thấy một tác phẩm về hạt gạo với đầy đủ thông điệp ca ngợi nền nông nghiệp lúa nước lâu đời Việt Nam. Không cần quá cầu kì, phô trương nhưng vẫn đủ sức nặng kể về một quốc gia xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất thế giới.
Vẫn còn quá sớm để đưa ra câu trả lời về việc câu chuyện nào, ý tưởng nào sẽ theo chân Khánh Vân đến với Miss Universe 2020 nhưng nếu bức tranh văn hóa Việt có thêm hình ảnh của hạt gạo, miệt vườn trái cây, văn hóa giao thông hứa hẹn sẽ tạo nên một mùa giải đa màu sắc.
Trang phục dân tộc Khánh Vân: 'Tô Thị' bị trùng ý tưởng mẹ bồng con với cả loạt mẫu Quốc tế
Mẫu dự thi "Tô Thị" của "cha đẻ" Bánh Mì vô tình bị cư dân mạng soi ra trùng ý tưởng với nhiều mẫu trang phục dân tộc trước đó.
Cuộc thi "Tuyển chọn thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2020" vừa công bố 8 mẫu thiết kế nằm trong Bảng All Star. Gây chú ý nhất trong số đó là bài dự thi của "cha đẻ" thiết kế Bánh Mì với tên gọi "Tô Thị".
Lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ về nàng Tô Thị chờ chồng mà hoá thành đá. Bức tượng đá tự nhiên có hình dáng giống người mẹ bồng con đi vào cổ tích ca dao, trở thành biểu trưng cho tấm lòng chung thuỷ son sắt của người phụ nữ Việt Nam.
"Tô Thị" gây chú ý không chỉ bởi ý tưởng sáng tạo mà còn là "đứa em" cùng cha với "Bánh Mì".
Vẫn là form dáng áo dài truyền thống, tác giả sáng tạo thêm hiệu ứng "hoá đá" đặc biệt. Phần "giả đá" được làm bằng plastic, silicon tạo hiệu ứng nổi như đá và phun sương nhiều lớp. Trên tay sẽ có mô hình đứa bé mô phỏng đứa con. Các phụ kiện cũng sẽ được làm thủ công bằng vải, kẽm.
Thiết kế đang nhận về lượt "Like" đầu Bảng "All Star" và đứng thứ hai trong tất cả các mẫu dự thi tính tới thời điểm hiện tại.
Ngay sau khi lên sóng, nhiều khán giả nhanh chóng phát hiện "Tô Thị" có ý tưởng giống với nhiều bộ Trang phục dân tộc của các nước khác từng dự thi quốc tế trước đây. Nhiều ý kiến cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, song một số lại "cà khịa" cha đẻ Bánh Mì đã "mượn" ý tưởng từ những mẫu thiết kế quốc tế.
Cũng lấy ý tưởng "Mẹ bồng con", Miss Grand International Myanmar 2019 mang lại hình ảnh kỳ bí trong nét văn hóa tín ngưỡng của xứ sở Miến Điện.
Bộ trang phục tạo hiệu ứng bằng lửa.
Đại diện Mexico xuất hiện trên sân khấu Miss International 2019 với bộ trang phục dân tộc sặc sỡ, trên tay bồng con để thể hiện văn hóa bản sắc đặc trưng của người dân vùng trung Mỹ.
Trông đại diện Philippines chẳng khác nào là nàng Tô Thị hóa đá trên sân khấu Miss International 2019 vì cũng áp dụng concept "Mẹ bồng con".
Trang phục dân tộc của Hoa hậu hòa bình Thái Lan có kết cấu giống với "Tô Thị".
Đặc biệt là hình ảnh "Mẹ bồng con".
Không chỉ riêng "Tô Thị", nhiều mẫu dự thi năm nay bị cư dân mang nhận xét đã học hỏi từ các Trang phục dân tộc khác. Bên cạnh đó, chất lượng kiểu mẫu trong Bảng "Tự do" bị đánh giá nhạt nhòa, một màu, kém ấn tượng.
Một mẫu thiết kế không được đánh giá cao vì làm biến chất áo dài.
Mẫu thiết kế sử dụng hình ảnh không có giá trị văn hóa.
Cuộc thi "Tuyển chọn thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2020" cũng sẽ được đưa vào nội dung phát sóng trong series "Road To Miss Universe 2020", dự kiến phát sóng vào cuối năm nay. Thời gian nhận bài thi đến hết tháng 06/2020.
Khán giả sẽ bầu chọn ra Top 16 bài thi trong bảng Tự Do để cùng với Top 16 bảng All Stars tham gia vòng 2 - Đối đầu. Những bài dự thi trong bảng Tự Do vẫn sẽ được tiếp tục cập nhật hàng ngày.
Miss Universe 'cấm' đèn LED, Khánh Vân đành thẳng tay loại ngay 5 trang phục dân tộc siêu đẹp? Miss Universe những năm gần đây rất hạn chế việc sử dụng đồ điện tử, đèn phát sáng khi trình diễn National Costume nên Khánh Vân phải cân nhắc thật kĩ. Những năm gần đây, tại cuộc thi Miss Universe khán giả có thể dễ dàng nhận thấy những bộ National Costume đơn giản về phom dáng, tối giản về màu sắc luôn...